Thượng viện Philippines “truy” Ngoại trưởng: Có vay tiền TQ nữa không?
Loren Legarda “truy” tiếp, liệu Philippines có ý định trả Trung Quốc khoản vay 200 triệu USD đầu tư cho các dự án xây dựng đường sắt miền bắc đã bị thất bại hay không
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã do dự trước yêu cầu công khai thảo luận về mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc trong phiên điều trần hôm 14/8 trước Thượng viện nước này.
Đây là phiên điều trần về ngần sách 11,7 tỷ USD dự kiến dành cho Bộ Ngoại giao (DFA) trong năm tới nhưng nhiều Thượng nghị sỹ lại quan tâm, truy vấn về quan hệ Philippines – Trung Quốc bởi có những dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang trở nên nghiêm trọng.
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario
Đánh giá trên được Thượng nghị sĩ Philippines Manuel Villar đưa ra sau cuộc họp. Trong đó Ngoại trưởng Del Rosario đã lảng tránh trả lời cho câu hỏi của ông về việc liệu tranh chấp lãnh hải giữa Manila và Bắc Kinh có ảnh hưởng gì tới các lĩnh vực khác như hợp tác kinh tế song phương hay không.
Video đang HOT
Ông Villar đặt câu hỏi này vì Trung Quốc đã áp đặt một loạt động thái xử phạt và đe dọa về kinh tế với Philippines kể từ khi bùng phát căng thẳng trong việc tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough hồi tháng 4 vừa qua.
Thượng nghị sĩ Villar cho rằng, Nội các Philippines cần phải đảm bảo rằng các động thái gần đây của Trung Quốc như cấm nhập khẩu chuối từ Philippines và hoãn các chuyến du lịch tới nước này không phải là một phần của những biện pháp Bắc Kinh chống lại Manila.
Ông Villar cũng cho biết trong phiên điều trần, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Franklin Drilon “truy” ông Ngoại trưởng, sau những gì đã xảy ra liệu Philippines “có tiếp tục nhận hoặc vay tiền của Trung Quốc hay không?”
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Philippines Loren Legarda
Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Philippines Loren Legarda “truy” tiếp, liệu Philippines có ý định trả Trung Quốc khoản vay 200 triệu USD đầu tư cho các dự án xây dựng đường sắt miền bắc đã bị thất bại hay không.
Ngoại trưởng Del Rosario đã “lái” câu trả lời chuyển hướng sang “các vấn đề tranh cãi liên quan tới Biển Đông và sự cần thiết của việc đàm phán song phương”. Ông tỏ ra hứng thú với chủ đề này và diễn thuyết sôi nổi hơn.
“Chúng tôi xem Trung Quốc như một người bạn, như một người hàng xóm, một đối tác. Chúng tôi chào đón sự hiện diện của họ như một quốc gia thịnh vượng với nền kinh tế mạnh mẽ, quân đội mạnh mẽ nhưng đồng thời chúng tôi cũng phải xem xét tới sự nổi lên của Trung Quốc với hy vọng rằng sự họ xuất hiện với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm” – Ngoại trưởng Del Rosario nói.
Ông Del Rosario giải thích, DFA vẫn duy trì cách tiếp cận “3 con đường” trong việc giải quyết các tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông đó là chính trị, pháp lý và ngoại giao. Chiến lược này dựa trên luật quốc tế và phù hợp với luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, đồng thời nhấn mạnh cách tiếp cận đa phương để giải quyết bất đồng.
Thượng nghị sĩ Manuel Villar
Theo ông Del Rosario, trong cách tiếp cận về về mặt chính trị, Philippines sẽ tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước khác hoặc các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ASEAN và Liên Hợp Quốc. Về cách tiếp cận pháp lý, Manila sẽ tìm kiếm các cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS. Còn cách tiếp cận thứ 3, bằng con đường ngoại giao, Philippines sẽ tiến hành đàm phán song phương với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Del Rosario cho rằng người dân Philippines nên có lập trường thống nhất về vấn đề này và nên có niềm tin vào chính phủ.
Thượng nghị sĩ Villar sau đó nói với các phóng viên ông muốn DFA đưa ra tuyên bố dứt khoát. Ông nói: “Cho dù Trung Quốc đã ngừng các hoạt động leo thang của họ đối với những bất đồng lãnh thổ với Philippines, nhưng vẫn còn có những trừng phạt kinh tế? Họ vẫn gửi lính tới vùng biển tranh chấp? Đây là những vấn đề đòi hỏi câu trả lời. Tôi muốn nghe cho dù Trung Quốc đã chỉ ra rằng đây là tạm thời hoặc họ sẽ lặp đi lặp lại”.
Theo GDVN
Indonesia cảnh báo gia tăng căng thẳng trên Biển Đông
Indonesia ngày 8-8 đã cảnh báo nguy cơ gia tăng căng thẳng giữa các quốc gia liên quan tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nếu không sớm nhất trí được một cách tiếp cận chung.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan (phải), Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa (trái)
thả bóng bay trong lễ kỷ niệm 45 năm thành lập ASEAN
Phát biểu trước báo giới bên lề lễ kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập ASEAN, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nói: "Đây là vấn đề đòi hỏi ASEAN và Trung Quốc có cách tiếp cận và hành động chung nhất, nếu không nguy cơ gia tăng căng thẳng là rất cao. Thiếu một bộ quy tắc ứng xử, chúng ta có thể gặp nhiều rắc rối hơn trong tương lai".
Tuy nhiên, ông Natalegawa cũng bày tỏ, Indonesia vẫn lạc quan có thể đạt được Bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Đông vào cuối năm 2012. "Indonesia sẽ nỗ lực hết sức cho những tiến triển thực sự của Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), hy vọng rằng đến cuối năm nay, chúng ta sẽ đạt được những tiến triển hơn về Bộ quy tắc ứng xử này". Sự lạc quan của Indonesia là có cơ sở, xuất phát từ những phản ứng tích cực mà nước này nhận được từ các nước thành viên ASEAN, đặc biệt là những nước có tuyên bố chồng lấn chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông. Jakarta hy vọng rằng Trung Quốc sẽ có phản ứng tích cực.
Theo lịch trình, từ ngày 9-8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ công du Indonesia, Brunei và Malaysia. "Tôi hy vọng rằng, bên cạnh những vấn đề song phương, tôi sẽ trao đổi ý kiến về vị trí của chúng ta trên Biển Đông với người đồng cấp Trung Quốc " - ông Natalegawa nói.
Trong một diễn biến khác, tờ Cambodia Herald cho biết, Đại sứ Campuchia tại Philippines, ông Hos Sereythonh sẽ kết thúc nhiệm kỳ sớm hơn một năm do những căng thẳng giữa hai nước được cho là liên quan đến phát ngôn của ông này về vấn đề Biển Đông. Ông Hos Sereythonh đã bị Bộ Ngoại giao Philippines nhiều lần triệu tập để giải thích về việc ông này cáo buộc Philippines "chơi xấu" liên quan đến vấn đề Biển Đông trong Hội nghị ngoại trưởng ASEAN diễn ra tháng trước tại Phnom Penh. Tuy nhiên, ông Hos Sereythonh đã từ chối vì lý do sức khỏe.
Theo ANTD
Iran sẽ kiện Mỹ và EU lên Tòa án quốc tế Hiện chưa rõ Iran sẽ kiện Mỹ và phương Tây lên Toà án quốc tế nào. Các quan chức Trung tâm các vấn đề luật quốc tế thuộc phủ Tổng thống Iran cho biết, Iran sẽ kiện lên Toà án quốc tế việc Mỹ và EU đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nước này khi chưa được Hội...