Thượng viện Mỹ tha bổng Trump: Chiêu trò chính trị “xanh vỏ đỏ lòng”
Công đoạn cuối cùng của quá trình quốc hội Mỹ luận tội và phế truất tổng thống đương nhiệm kéo dài có 30 phút và kết quả cuối cùng vốn đã được xác định ngay từ trước khi quá trình này bắt đầu là ông Trump không bị phế truất.
Nhiều người nói, ông Trump thắng và phía Đảng Dân chủ thua – nhìn nhận như thế không sai, nhưng xem ra lại quá đơn giản và chỉ để ý đến biểu hiện bề ngoài.
Ông Trump cuối cùng đã không bị phế truất như hai người tiền nhiệm là Andrew Johnson năm 1868 và Bill Clinton năm 1998 trước đó. Chuyện phế truất tổng thống ở nước Mỹ mới chỉ xảy ra có 3 lần trong lịch sử mà diễn biến vụ mới nhất đã được thượng viện Mỹ xử lý như một màn kịch ngắn với kịch bản sơ sài. Thêm vào đó, Nhà Trắng lại cự tuyệt cung cấp tài liệu liên quan và phe Đảng Cộng hoà trong thượng viện ngăn cản việc thẩm vấn thêm nhân chứng. Phe này đã biến vụ việc được đi vào lịch sử nước Mỹ như thế như một trò bỡn cợt chính trị.
Từ đó có thể thấy phe này không quan tâm đến việc tìm ra sự thật trong chuyện ông Trump bị quốc hội luận tội phế truất để chứng minh ông Trump không mắc tội như bị cáo buộc mà dùng phán quyết của thượng viện dựa trên đa số hiện có trong thượng viện để tuyên trắng án cho ông Trump.
Việc ông Trump không bị thượng viện phế truất dẫu có hợp pháp vì được xử lý theo đúng pháp luật hiện hành nhưng vẫn khó có thể được công nhận là chính đáng bởi ở lần này không phải luật pháp quyết định mà là đảng phái chính trị quyết định tổng thống đương nhiệm không bị phế truất.
Video đang HOT
Phe Đảng Cộng hoà đã tận dụng đa số hiện có nói trên trong thượng viện để hợp pháp hoá những hành động bị cho là lạm quyền của ông Trump. Hệ luỵ không thể tránh khỏi ở đây là ông Trump được khích lệ chứ không bị ngăn cản tiếp tục hành xử như đến nay và cả những người kế nhiệm sau này sẽ coi đấy là tiền lệ. Xem ra, câu chuyện tổng thống bị luận tội phế truất lần thứ ba ở nước Mỹ này không được xử lý đến tận cùng mà được bên có quyền quyết định cuối cùng chủ định lấp liếm nhanh chóng như có thể.
Ông Trump thắng và phía Đảng Dân chủ thua – nhìn nhận như thế không sai, nhưng xem ra lại quá đơn giản và chỉ để ý đến biểu hiện bề ngoài. Một khi không phải luật pháp mà đảng phái chính trị thông qua quyền lực của đảng trong quốc hội quyết định chuyện luận tội phế truất tổng thống đương nhiệm thì bản thân công cụ “quốc hội phế truất tổng thống” đâu còn được uy quyền và tác dụng răn đe bẩm sinh và vốn là sứ mệnh pháp lý của nó.
Một khi phán xử như vừa rồi thượng viện Mỹ đã phán xử để tha bổng ông Trump thì thượng viện phục tùng và phục vụ ông Trump chứ đâu có thực thi sứ mệnh và vai trò của lập pháp giám sát và kiểm soát quyền lực. Mỹ và các nước Phương Tây luôn đề cao, thậm chí còn đề cao đến mức độ tôn thờ, cái gọi là cơ chế “tam quyền phân lập” và “giám sát và cân bằng quyền lực” (Checks and Balances). Nhưng qua chuyện này ở Mỹ một lần nữa lại có thể thấy đó chỉ là một chiêu trò tâm lý chính trị “ xanh vỏ đỏ lòng”.
Ông Trump sẽ luận giải từ kết cục như thế của chuyện phế truất tổng thống lần này là những gì đã làm đều đúng chứ không sai, đều hợp pháp chứ không vi phạm pháp luật. Đảng Cộng hoà lại trong tình trạng bị ông Trump kiểm soát và chi phối gần như tuyệt đối thế. Ông Trump về cơ bản vẫn được diện cử tri truyền thống của mình hậu thuẫn. Cho nên bây giờ sẽ chẳng còn thế lực nào ngăn cản được ông Trump và chẳng có lo ngại nào khiến ông Trump phải chần chừ trước khi tiếp tục hành xử và hành động như lâu nay. Sự tuân thủ của Đảng Cộng hoà và sự trung thành của diện cử tri này sẽ là tác nhân quyết định nhất giúp ông Trump duy trì được cơ may rất thực tế là sẽ tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống tới ở Mỹ.
Qua chuyện phế truất tổng thống lần này và qua cuộc bầu cử sơ bộ chọn lựa ứng cử viên tổng thống mà Đảng Dân chủ vừa tiến hành ở bang Iowa có thể thấy cả sau hơn 3 năm bị thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, phe Đảng Dân chủ vẫn chưa tìm ra được phương cách và cương lĩnh thích hợp để đối phó với phía Đảng Cộng hoà và ông Trump, chưa tự chứng tỏ được một cách thuyết phục thực sự là sự thay thế cho Đảng Cộng hoà và ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội tới ở nước Mỹ.
Sự phân rẽ trở nên sâu sắc thêm ở nước Mỹ về chính trị và xã hội. Mùa thu này, cử tri Mỹ sẽ phán xử về số phận và tương lai chính trị của ông Trump. Cử tri không bị ràng buộc vào phe cánh chính trị nên sẽ không như phe Đảng Cộng hoà trong thượng viện. Rủi ro lớn nhất đối với ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống tới chính ở đấy. Khi xưa, ông Andrew Johnson không bị quốc hội phế truất nhưng rồi không được đảng của mình đề cử làm ứng cử viên tổng thống nữa và ông Bill Clinton cũng không bị quốc hội phế truất nhưng không thể tái ứng cử tổng thống bởi đã cầm quyền hai nhiệm kỳ liên tục. Bây giờ, ông Trump không bị quốc hội phế truất nhưng trực diện với phán xử của cử tri mà chuyện phế truất này có tác động không hề nhỏ tới cử tri. Cho nên có lẽ phải phải sau các cuộc bầu cử tới thì mới có thể thấy được chuyện phế truất lần này thật sự kết cục như thế nào.
Theo danviet.vn
Phản ứng đầu tiên của ông Trump về phiên tòa luận tội của Thượng viện
Lần đầu tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ ý kiến trực tiếp về phiên tòa luận tội ông do Thượng viện chủ trì kể từ khi quá trình bắt đầu.
Tổng thống Trump hiện đang có mặt tại Davos, Thụy Sỹ để dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ 50 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Điều này đồng nghĩa, ông không tham dự phiên xử luận tội mình tại Thượng viện Mỹ trong tuần này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên dùng Twitter để đăng tải các thông điệp và ý kiến cá nhân. Ảnh: BI
Luật pháp Mỹ không có quy định buộc tổng thống phải đích thân ra hầu tòa trong các phiên xét xử tại Thượng viện. Hai tổng thống Mỹ trước đây từng bị luận tội là Andrew Johnson (năm 1868) và Bill Clinton (năm 1998) cũng không xuất hiện tại phiên tòa do Thượng viện tổ chức.
Khoảng một tiếng đồng hồ sau khi phiên tòa luận tội ở Washington bắt đầu hôm 21/1 (theo giờ Mỹ), từ Davos, lãnh đạo Nhà Trắng đăng một thông điệp ngắn gọn lên Twitter: "Hãy đọc các bản ghi gỡ băng!". Thông điệp của ông Trump rõ ràng nhằm kêu gọi mọi người đọc nội dung gỡ băng ghi âm cuộc gọi gây tranh cãi ngày 25/7/2019 giữa ông với Tổng thống Ukraina Volodmyr Zelensky.
Chính nội dung cuộc điện đàm nói trên là căn nguyên khiến một thành viên giấu tên thuộc cộng đồng tình báo Mỹ làm đơn tố giác tổng thống đã gây sức ép buộc Kiev phải điều tra đối thủ chính trị tiềm năng thuộc đảng Dân chủ - cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Căn cứ vào điều này, Hạ viện Mỹ ngày 24/9 năm ngoái đã tuyên bố mở cuộc điều tra luận tội chính thức đối với ông Trump.
Ngày 18/12/2019, Hạ viện Mỹ đã thông qua 2 điều khoản luận tội Tổng thống Trump gồm lạm dụng quyền lực khi tìm kiếm sự trợ giúp của thế lực nước ngoài để làm lợi chính trị cho bản thân và cản trở Quốc hội khi ngăn cấm Nhà Trắng hợp tác với cuộc điều tra của cơ quan lập pháp.
Theo BBC, ông Trump đã nhắc tới cụm từ "đọc các bản ghi gỡ băng" tới 37 lần kể từ tháng 9 năm ngoái. Song, thông điệp mới được coi là phản ứng trực tiếp đầu tiên của ông về phiên tòa luận tội tại Thượng viện.
Trước đó cùng ngày 21/1, ông Trump đã tuyên bố với các phóng viên tại khu nghỉ dưỡng trượt tuyết ở Thụy Sỹ rằng, phiên tòa luận tội ông chỉ là "trò chơi khăm" và "cuộc săn tìm phù thủy kéo dài nhiều năm qua" của phe Dân chủ nhằm hạ bệ ông.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet.vn
Lịch sử lặp lại Tuy khả năng tổng thống đương nhiệm bị phế truất hiện gần như không thấy, quốc hội Mỹ vẫn tiến hành luận tội tổng thống nước này Donald Trump. Vậy là lịch sử đang lặp lại ở nước Mỹ. Năm 1868, tổng thống Mỹ Andrew Johnson là trường hợp đầy tiên. Năm 1998, tổng thống Mỹ Bill Clinton là trường hợp thứ hai....