Thượng viện Mỹ đặt mục tiêu thông qua dự luật chống thù hận đối với người gốc Á
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Thượng viện Mỹ đang làm việc để thông qua một dự luật chống tội ác thù hận người gốc Á trong tuần này khi các thượng nghị sĩ gần đạt được thỏa thuận về những thay đổi đối với nội dung dự luật.
Tuần hành phản đối tình trạng bạo lực và gia tăng thù hận chống người gốc Á tại New York, Mỹ ngày 4/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo một thành viên của đảng Dân chủ, dự luật trên được đưa ra bởi Thượng nghị sĩ Dân chủ bang Hawaii Mazie Hirono và Hạ nghị sĩ Dân chủ bang New York Grace Meng, có thể sẽ được đưa ra bỏ phiếu sớm nhất là vào thứ Tư. Thượng nghị sĩ bang New York Charles Schumer, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện cho rằng có thể hoàn thành dự luật chống tội ác thù hận người châu Á vào cuối tuần này với một cuộc bỏ phiếu lưỡng đảng áp đảo.
Dự luật trên được đưa ra trong bối cảnh gia tăng tội ác đối với cộng đồng người Mỹ gốc Á, gây áp lực buộc Quốc hội Mỹ phải hành động. Sáu phụ nữ gốc Á trong số tám người đã thiệt mạng trong một loạt vụ xả súng ở Georgia vào tháng trước. Và một nghiên cứu của Đại học Bang California, San Bernardino, đã nghiên cứu về tình trạng này tại 16 thành phố, cho thấy số tội phạm thù hận nhắm vào người Mỹ gốc Á tăng 149%, mặc dù tổng số tội phạm thù hận giảm 7% vào năm 2020.
Video đang HOT
Dự luật có nội dung yêu cầu Bộ Tư pháp chỉ định một quan chức để xem xét các tội ác thù hận liên quan đến đại dịch COVID-19, củng cố các nguồn lực của tiểu bang và địa phương, đồng thời yêu cầu chính quyền cung cấp hướng dẫn về “các phương pháp tốt nhất để giảm thiểu ngôn ngữ phân biệt chủng tộc” về việc mô tả đại dịch. Việc thông qua dự luật cũng có thể giúp giảm bớt một số căng thẳng xung quanh những bất đồng quan điểm tại Thượng viện. Đảng Cộng hòa đã cho phép dự luật vượt qua rào cản thủ tục ban đầu vào tuần trước thay vì ngăn chặn từ đầu sau khi đảng Dân chủ tuyên bố sẽ cho phép sửa đổi. Ông Schumer nói rằng Thượng viện sẽ bỏ phiếu về những thay đổi của lưỡng đảng đối với dự luật trong tuần này.
Trong khi đó, Thượng viện cũng dự kiến sẽ bổ sung dự luật của các Thượng nghị sĩ Dân chủ bang Connecticut Richard Blumenthal và Thượng nghị sĩ Cộng hòa bang Kansas Jerry Moran nhằm mục đích tăng cường báo cáo tội phạm hận thù, cung cấp hỗ trợ nhận diện tội phạm hận thù để thực thi pháp luật và thiết lập đường dây nóng đối với loại tội phạm này.
Trung tá Mỹ ôm súng cố thủ trong phòng khách sạn
Một trung tá tàu ngầm Mỹ cố thủ trong phòng khách sạn ở Hawaii, bắn nhiều phát qua cửa, đối đầu với cảnh sát khoảng 10 tiếng trước khi tự sát.
Sở cảnh sát thành phố Honolulu, bang Hawaii, Mỹ tối 10/4 triển khai lực lượng đến khách sạn Kahala sau khi nhận được tin báo về một nghi phạm đang nổ súng tại đây. Người đàn ông, được cho là trung tá chỉ huy đơn vị quân đội đóng tại đảo Oahu thuộc bang Hawaii, ban đầu bắn qua cửa phòng khách sạn khi lực lượng bảo vệ gõ cửa.
18 sĩ quan cảnh sát nhanh chóng áp sát căn phòng của nghi phạm ở tầng 4 và gọi tên ông ta. Trung tá này bắn ra cửa ít nhất 4 phát nữa rồi cố thủ trong phòng. Cảnh sát cho biết không ai bị trúng đạn trong vụ nổ súng.
Cảnh sát vũ trang tại hiện trường vụ nổ súng ở khu nghỉ dưỡng Kahala, thành phố Honolulu, ngày 11/4. Ảnh: Staradvertiser.
Cảnh sát sơ tán hàng trăm người khỏi khu vực gần đó, đồng thời yêu cầu du khách rời khỏi khu vực bờ biển do lo ngại tay súng có thể nã đạn từ ban công. Khi lực lượng đặc nhiệm SWAT tiến vào khách sạn, cấp trên và người thân của trung tá này đã hỗ trợ lực lượng chức năng đàm phán với ông ta.
Sau khoảng 10 tiếng đối đầu căng thẳng, đến 4h sáng 11/4 (21h giờ Hà Nội), đặc nhiệm SWAT xông vào phòng và phát hiện trung tá này đã tự sát. Danh tính của nghi phạm chưa được tiết lộ, chưa rõ động cơ của vụ nổ súng.
Các nguồn tin cảnh sát cho biết trung tá này đóng quân ở cách đó 30 km, nhưng tới khách sạn cùng với gia đình. Khi vụ nổ súng xảy ra, sĩ quan này đang ở một mình trong phòng.
Một nhân chứng cho biết được cảnh sát yêu cầu tránh xa khỏi hiện trường do có "một người đe dọa tự tử". Người này cho biết cảnh sát trang bị súng trường tự động hiện diện khắp nơi và mô tả hiện trường là "kinh hoàng, đáng sợ".
Phát ngôn viên Lực lượng Tàu ngầm Thái Bình Dương Mỹ sau đó xác nhận nghi phạm trong vụ nổ súng là một thành viên của họ. "Đây là một mất mát thảm kịch với Lực lượng cũng như hải quân Mỹ", phát ngôn viên này nói. "Chúng tôi sống, làm việc ở đây và đánh giá cao sự hỗ trợ của lực lượng hành pháp cũng như cộng đồng".
Phép thử đầu cho thương hiệu Trump hậu Nhà Trắng Lara Trump, con dâu cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, có nhiều lợi thế nếu quyết định tranh tấm vé đại diện bang Bắc Carolina ở Thượng viện. Lara, 38 tuổi, cưới Eric - cậu ba nhà Trump - vào năm 2014 tại dinh thự Mar-a-Lago, Palm Beach, Florida. Cô nhiều lần chứng tỏ mình là một trong những người bảo vệ nhiệt...