Thượng viện Mỹ bỏ phiếu thông qua dự luật cứu trợ COVID-19
Ngày 6/3, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật cứu trợ liên quan tới đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD mà Tổng thống Joe Biden đề xuất, sau khi trải qua một cuộc tranh luận, đàm phán và đề xuất sửa đổi kéo dài cả ngày nhằm thông qua một trong những dự luật lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 5/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, Thượng nghị sỹ Chuck Schumer của đảng Dân chủ cho biết: “Một ngày dài, một đêm dài, một năm dài nhưng ngày mới đã tới và chúng tôi sẽ nói với người dân Mỹ rằng trợ giúp đang trên đường tới. Dự luật sẽ mang tới nhiều hỗ trợ cho người dân hơn bất cứ chính phủ liên bang nào từng làm trong các thập niên vừa qua”.
Với 50 phiếu thuận và 49 phiếu chống, sau khi được Thượng viện Mỹ phê chuẩn, dự luật sẽ được gửi lại cho Hạ viện thông qua lần cuối trước khi được gửi tới Tổng thống ký ban hành.
Trước đó, cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng lớn nhất trong một thế kỷ – đại dịch COVID-19 – đã khiên hơn 521.000 người dân Mỹ tử vong, khiến hàng triệu người mất việc làm và ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của nên kinh tê. Dư luật cứu trợ tri gia 1.900 ty USD có quy mô gấp đôi gói hỗ trợ mà Quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 12 năm ngoái sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.
Theo đó, khoản ngân sách lớn trên gồm khoản trợ cấp 1.400 USD cho mỗi người dân Mỹ, gia hạn trợ cấp thất nghiệp khẩn cấp, tài trợ tiêm chủng và xét nghiệm COVID-19, hỗ trợ 129 tỷ USD cho các trường học, tăng tín dụng thuế thu nhập và kế hoạch tăng lương tối thiểu lên 15 USD/giờ vào năm 2025. Các biện pháp này được kỳ vọng có thể tạo đà cho sự phục hồi kinh tế của nước Mỹ.
Trung Quốc công bố kế hoạch trở thành 'siêu cường sản xuất'
Quốc hội Trung Quốc công bố kế hoạch toàn diện nâng cấp năng lực sản xuất với 8 lĩnh vực ưu tiên nhằm tăng khả năng cạnh tranh toàn cầu.
"Chúng ta phải giữ tỷ trọng sản xuất ổn định trong nền kinh tế nói chung và nâng cao lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc trong các lĩnh vực này", chính phủ Trung Quốc cho biết trong kế hoạch 5 năm dài 142 trang được giới thiệu với gần 3.000 thành viên Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, tức quốc hội, trong phiên họp ngày 5/3.
Kế hoạch này tập trung vào 8 lĩnh vực gồm đất hiếm và vật liệu đặc biệt, robot, động cơ máy bay, phương tiện năng lượng mới và ô tô thông minh, thiết bị y tế và phát minh y học như vaccine, máy móc nông nghiệp, thiết bị sử dụng trong các ngành đóng tàu, hàng không và đường sắt cao tốc, cùng các ứng dụng công nghiệp của hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu Bắc Đẩu.
Công nhân làm việc tại một nhà máy ô tô ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 4/2020. Ảnh: Reuters .
Trung Quốc nhấn mạnh vào sản xuất tiên tiến trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14, trong đó nêu ra các mục tiêu phát triển và kinh tế giai đoạn 2021-2025, phản ánh quyết tâm của chính phủ nước này trong theo đuổi chuyển đổi công nghệ cao trong lĩnh vực trên.
Điều này giúp bù đắp chi phí sản xuất ngày càng tăng, củng cố vị thế quốc gia của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và nâng cao khả năng cạnh tranh với Mỹ.
Trung Quốc công bố chiến lược sản xuất mới trong bối cảnh Thượng viện Mỹ được cho là đang xem xét dự luật mới với gói hỗ trợ 30 tỷ USD nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với Trung Quốc. Các nghị sĩ Mỹ đặt mục tiêu đưa vào gói hỗ trợ các yếu tố khác để thúc đẩy lĩnh vực công nghệ của nước này, dự kiến bỏ phiếu thông qua vào tháng 4.
Trong kế hoạch 5 năm mới, Trung Quốc đặt mục tiêu khắc phục các khâu yếu kém trong các lĩnh vực chính, phần mềm, vật liệu và hệ thống cơ bản.
Kế hoạch cho biết Trung Quốc sẽ phát triển chuỗi giá trị công nghiệp "sáng tạo hơn, an toàn hơn với giá trị gia tăng cao hơn", giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trong "đường sắt tốc độ cao, thiết bị điện, năng lượng mới và đóng tàu". Kế hoạch cũng cho biết "các bộ phận quan trọng của chuỗi giá trị" phải nằm tại Trung Quốc.
Sản xuất chiếm 33% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc nửa đầu năm 2020, được coi là xương sống của nền kinh tế công nghiệp. Trung Quốc vẫn đứng đầu thế giới trong sản xuất và được mệnh danh là "công xưởng của thế giới" sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001.
Hai kỳ họp quan trọng nhất năm tại Trung Quốc. Video: SCMP .
Dự thảo kế hoạch 5 năm kỳ vọng "các ngành công nghiệp non trẻ" của Trung Quốc sẽ tăng đáng kể giá trị kinh tế và chiếm 17% GDP của cả nước trong giai đoạn 2021-2025. Kế hoạch cũng thúc đẩy tốc độ triển khai mạng di động 5G để tăng tỷ lệ người dùng lên đến 56% trong giai đoạn này.
Quốc hội Trung Quốc khai mạc kỳ họp ngày 5/3. Trong phiên khai mạc, Thủ tướng Lý Khắc Cường công bố mục tiêu tăng trưởng "trên 6%"trong năm 2021. Ông Lý nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới công nghệ trong tạo ra lợi ích cho nhiều ngành công nghiệp, 23 lần nhắc đến "công nghệ" trong báo cáo chính phủ năm nay, nhiều hơn năm ngoái 9 lần.
Biden siết điều kiện nhận cứu trợ Covid-19 Biden đồng ý thỏa hiệp với các thành viên Dân chủ tại Thượng viện, thắt chặt điều kiện nhận khoản trợ cấp 1.400 USD trong gói cứu trợ Covid-19. Nhượng bộ được Tổng thống Joe Biden đưa ra với các thượng nghị sĩ theo đường lối trung dung của đảng Dân chủ nhằm thúc đẩy quá trình thông qua gói cứu trợ Covid-19...