Thượng viện Mỹ âm thầm hậu thuẫn ông Obama “chơi” Trung Quốc ở Biển Đông
Các tuyên bố cứng rắn liên tiếp của chính quyền Mỹ chống lại những hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông có thể được xem là xuất phát từ những khuyến cáo và hành động cụ thể của Thượng viện Hoa Kỳ.
Thượng nghị sĩ John McCain tại Phoenix bang Arizona. Ảnh ngày 07/04/2015 – REUTERS
Các tuyên bố cứng rắn liên tiếp của chính quyền Mỹ chống lại những hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông có thể được xem là xuất phát từ những khuyến cáo và hành động cụ thể của Thượng viện Hoa Kỳ, định chế có vai trò rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của Washington, RFI đưa tin.
Ngay hôm 19/3/2015, sau khi một loạt ảnh vệ tinh cho thấy tốc độ nhanh chóng, và quy mô nghiêm trọng của các hoạt động bồi đắp rạn san hô thành đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang tiến hành tại vùng Biển Đông, bốn Thượng nghị sĩ có thế lực tại Thượng viện Mỹ – nổi bật nhất là Thượng nghị sĩ John McCain – đã công khai lên tiếng tố cáo các hành vi quá đáng của Bắc Kinh và yêu cầu Washington phải có chính sách đối phó cụ thể.
Sau bức thư quan trọng đó, trong một động thái ít được biết tới, Thượng viện Mỹ như đã tiến thêm một bước trong việc thúc giục và hỗ trợ chính quyền trong việc đối đầu với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
Trong một bài viết đề ngày 2/4/2015, hãng tin Mỹ Bloomberg đã ghi nhận sự kiện là trong những giờ phút cuối của cuộc tranh luận về ngân sách Thượng viện vào hạ tuần tháng Ba, ba Thượng nghị sĩ đã bổ sung hai điều khoản sửa đổi nhằm thúc đẩy chính quyền Obama khôi phục động lực của chính sách xoay trục qua châu Á.
Điểm sửa đổi thứ hai mà tác giả là Thượng nghị sĩ Cory Gardner, Chủ tịch mới của tiểu ban Châu Á thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã đề nghị nhờ một cơ quan độc lập kiểm tra những khoản chi tiêu thực sự của chính quyền cho chiến lược xoay trục, và đưa ra các khuyến nghị về việc quản lý tốt hơn các khoản ngân sách này.Điều khoản sửa đổi thứ nhất do ba thành viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Robert Menendez, Cory Gardner và Ben Cardin bảo trợ, kêu gọi chính quyền phát triển và công bố một chiến lược toàn diện nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải ở vùng Thái Bình Dương. Điều khoản này cũng cho phép Quốc hội tài trợ thêm cho công việc huấn luyện và tập trận của quân đội Mỹ và các đối tác châu Á của Mỹ.
Video đang HOT
Theo các nhà quan sát, Trung Quốc đang lợi dụng việc chính quyền Mỹ phải tập trung chú ý qua vùng Trung Đông để lấn lướt tại Biển Đông. Do đó, theo hãng Bloomberg, trước tình hình Chính quyền Obama biểu lộ những phản ứng yếu ớt, Quốc hội – cũng như Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải thục giục là cần phải có phản ứng ngay trước khi tình hình trở nên quá muộn, tức là Bắc Kinh hoàn tất việc thâu tóm Biển Đông.
Trọng Nghĩa
Theo Biz Live
Hé lộ lực lượng 'ngầm' giúp Trung Quốc bành trướng trên biển Đông
Một trong số những lực lượng then chốt giúp Trung Quốc thực hiện tham vọng bành trướng trên biển Đông, Hoa Đông và ít được truyền thông thế giới nhắc đến chính là lực lượng dân quân biển "ẩn mình" trên các tàu cá.
Các tàu cá Trung Quốc tiến đến sát quần quần đảo tranh chấp Nhật-Trung Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông - Ảnh: AFP
Cứu hộ, đổ bộ lên đảo tranh chấp
Truyền thông thế giới quan tâm, khai thác nhiều thông tin về tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông, nhưng lại ít khai thác thông tin về lực lượng dân quân biển của Trung Quốc, theo tờ The Wall Street Journal(Mỹ) ngày 31.3.
Tờ The Wall Street Journal cho biết lực lượng dân quân biển của Trung Quốc bao gồm những tàu cá dân sự được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau, từ cứu hộ tàu mắc cạn cho đến đổ bộ lên đảo tranh chấp để tuyên bố chủ quyền.
Các dân quân biển, giữ công việc trong các công ty thủy sản, được các đơn vị quân đội Trung Quốc chiêu mộ và huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị và sẽ được điều động bảo vệ lợi ích trên biển của Trung Quốc. Họ được huấn luyện cách nhận diện vũ khí và các loại tàu quân sự, cũng theo The Wall Street Journal.
Giáo sư Andrew Erickson, thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho biết lực lượng dân quân biển của Trung Quốc được thành lập từ lâu, nhưng những năm gần đây hoạt động tinh vi hơn và được giao nhiệm vụ chở các vật liệu xây dựng để Bắc Kinh xây đảo nhân tạo và thu thập thông tin tình báo trên biển Đông.
Những đơn vị dân quân biển tinh nhuệ nhất thậm chí còn được huấn luyện để đối đầu với tàu nước ngoài, nếu cần thiết đánh du kích với thủy lôi và tên lửa phòng không.
"Nhiệm vụ chính của lực lượng dân quân biển Trung Quốc hiện là tuần tra, do thám và gây hấn nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Đông và biển Hoa Đông. Có rất ít thông tin về lực lượng dân quân biển bên ngoài Trung Quốc, nhưng những nguồn tin Trung Quốc có thể cung cấp những thông tin quý báu giúp làm sáng tỏ hoạt động của lực lượng này", theo ông Erickson.
Trung Quốc gần đây cố gắng không tăng số lượng dân quân biển, nhưng lại nỗ lực tăng cường năng lực cho lực lượng này. Một số đơn vị dân quân biển còn trực tiếp hỗ trợ quân đội và lực lượng tuần duyên Trung Quốc, ông Erickson cho hay.
Đơn vị dân quân biển lâu đời
Một trong số đơn vị dân quân biển lâu đời nhất là đơn vị dân quân biển ở tỉnh ven biển Chiết Giang, được giao nhiệp vụ tiếp tế lương thực, xăng dầu, đạn dược... cho các tàu hải quân Trung Quốc.
"Hàng ngàn tàu cá Trung Quốc được trang bị hệ thống định vị vệ tinh Beidou với màn hình cảm ứng cho phép họ truyền tín hiệu, gửi tin nhắn ngắn cho các tàu hải quân Trung Quốc", theo ông Erickson.
Một tàu cá Trung Quốc bị lực lượng Tuần duyên Nhật Bản chặn lại gần quần đảo tranh chấp Nhật - Trung Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông hồi 2010 - Ảnh: AFP
Dân quân biển còn giúp duy trì sự hiện diện của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp hoặc đổ bộ lên các đảo mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền trên biển Đông và Hoa Đông.
Theo tạp chí National Defense (Mỹ), vào năm 2007, Hải quân Trung Quốc từng kêu gọi thành lập "mạng lưới trinh sát trên biển" bao gồm tàu cá và dân quân biển. National Defense cho hay có hai tỉnh của Trung Quốc sở hữu gần 20.000 tàu cá và tàu thương mại cùng hàng trăm ngàn dân quân biển, tất cả đều sẵn sàng nhận nhiệm vụ trinh sát vùng biển xa bờ Trung Quốc.
Những người chủ tàu cá và dân quân biển còn được bồi thường thiệt hại hoặc chi phí khác nếu gặp sự cố trong quá trình hoạt động trên biển theo sự điều động của hải quân Trung Quốc, theo ông Erickson.
Nếu xảy ra xung đột trên biển Đông, Trung Quốc sẽ điều lực lượng dân quân trên các tàu cá sẽ tiến hành tấn công kiểu du kích trước. Chính vì lẽ đó, quân đội Trung Quốc từng kêu gọi trang bị thân tàu bọc thép cho các tàu cá.
Vào tháng 5.2014, tàu cá bọc thép của Trung Quốc từng xuất hiện, đâm húc tàu Việt Nam khi Bắc Kinh ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam và sau đó rút giàn khoan vào ngày 15.7.2014, theo The Wall Street Journal.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Mỹ triển khai tàu săn ngầm ứng phó Trung Quốc? Mỹ lên kế hoạch triển khai tàu săn ngầm không người lái (ACTUV) trong mùa thu này để đối phó lại mối đe dọa tiềm ẩn từ tàu ngầm Trung Quốc, theo Thời báo Hoàn Cầu. Cơ quan Các dự án nghiên cứu cao cấp (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát triển tàu săn ngầm ACTUV với chiều dài 40 m,...