Thượng tướng Phan Văn Giang làm việc tại tỉnh Ninh Thuận
Ngày 19-6, Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó tổng Tham mưu trưởng, cùng đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) đã đến thăm, làm việc với Tỉnh ủy Ninh Thuận và kiểm tra tại các đơn vị .
Đồn Biên phòng Đông Hải, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Ninh Thuận; Trung đoàn Không quân 937 (Quân chủng Phòng không-Không quân); Bộ CHQS tỉnh Ninh Thuận.
Thượng tướng Phan Văn Giang kiểm tra nơi ăn ở của phi công Trung đoàn 937.
Sau khi kiểm tra và nghe các đơn vị báo cáo tình hình, Thượng tướng Phan Văn Giang đánh giá cao những thành tích, kết quả của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã đạt được. Thượng tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, trong thời gian qua, các đơn vị đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai, thực hiện tốt công tác quân sự địa phương, xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, xây dựng “trận địa lòng dân” vững chắc. Các đơn vị luôn quán triệt sâu sắc chỉ thị, mệnh lệnh và nhiệm vụ trên giao; chủ động khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện SSCĐ; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các lực lượng, nắm chắc tình hình, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; chủ động, kiên quyết đấu tranh với các hành động xâm phạm chủ quyền biên giới, hải đảo và vùng trời, bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng Tỉnh ủy và UBND tỉnh Ninh Thuận thường xuyên quan tâm, triển khai hiệu quả công tác quân sự, quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng “trận địa lòng dân” vững mạnh.
Thượng tướng Phan Văn Giang kiểm tra chế độ trực chiến ở Trung đoàn Không quân 937.
Video đang HOT
Để định hướng cho các cơ quan, đơn vị phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ và các nhiệm vụ thường xuyên cũng như đột xuất, Thượng tướng Phan Văn Giang yêu cầu, trong thời gian tới, các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn cần tiếp tục giáo dục, quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động khắc phục khó khăn; nâng cao khả năng SSCĐ, không bị bất ngờ trong các tình huống. Các đơn vị chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh; coi trọng công tác huấn luyện chiến đấu, quản lý, rèn luyện bộ đội, hạn chế đến mức thấp nhất vụ việc vi phạm kỷ luật và tai nạn giao thông…
Thượng tướng Phan Văn Giang lưu ý các đơn vị cần tiếp tục giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, đẩy mạnh thực hiện xây dựng nền nếp chính quy; đoàn kết, thống nhất, quản lý chặt chẽ tình hình tư tưởng bộ đội; giải quyết tốt mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững mạnh; hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, chủ động phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, coi đó là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình, góp phần làm tỏa sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng nhân dân…
Tin, ảnh: NGUYỄN VĂN HẠNH
Theo QĐND
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với nội dung nêu trong Tờ trình và Báo cáo thẩm tra.
Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi).
Trình bày Tờ trình, Thượng tướng Phan Văn Giang - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết Luật Dân quân tự vệ sau hơn 9 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều chủ trương, quan điểm mới của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến dân quân tự vệ chưa được thể chế và cụ thể hóa; nhiều vấn đề mới phát sinh trên thực tiễn liên quan đến dân quân tự vệ chưa được điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ, đã bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc cần sửa đổi.
Thẩm tra Tờ trình, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh (Uỷ ban QP&AN) nhất trí về sự cần thiết phải sửa đổi Luật Dân quân tự vệ năm 2009. Cơ quan thẩm tra cho rằng, hồ sơ dự án Luật đã được Ban soạn thảo chuẩn bị công phu, trình Quốc hội đúng tiến độ, cơ bản xây dựng theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Thượng tướng Phan Văn Giang - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trình bày Tờ trình Dự luật (ảnh: quochoi.vn)
Một số ý kiến Thường trực Uỷ ban QP&AN đề nghị cần giải quyết hài hòa, hợp lý giữa chủ trương xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, "chú trọng nâng cao chất lượng ở vùng trọng điểm quốc phòng, an ninh và những địa bàn phức tạp", nhưng phải tinh gọn về tổ chức, thiết thực, hiệu quả, tránh dàn trải nguồn lực; bám sát tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, quy định chi tiết hơn các nội dung về Dân quân tự vệ của Hiến pháp năm 2013 và Luật Quốc phòng năm 2018, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tránh nhắc lại các nội dung đã được các luật khác quy định.
Tổng Thư ký - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, việc thành lập dân quân tự vệ ở xã, phường, thị trấn sẽ dễ, thuận tiện, nhưng để thành lập tại các doanh nghiệp thì điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng sẽ khó. Vì, tổng số các doanh nghiệp có tổ chức Đảng chỉ chiếm 3,4-3,5%, cơ bản doanh nghiệp tư nhân tổ chức Đảng hoạt động rất khó khăn, doanh nghiệp FDI càng không có, số Đảng viên ở đây chỉ chiếm 2,5% so với tổng số Đảng viên toàn quốc.
"Nếu bắt buộc đảm bảo tiêu chí này thì rất khó, lực lượng nằm ở đây là chủ yếu mà thành lập lại khó khăn. Hay có thêm một mô hình nữa là thành lập các mô hình tự vệ ở các khu, cụm công nghiệp. Ở đây bao giờ cũng có tổ chức Đảng, sẽ đảm bảo được vẫn có Đảng lãnh đạo", ông Phúc nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho rằng, không thể tham vọng xây dựng nhiều mà phải chọn ra một số doanh nghiệp nòng cốt, trước hết ông chủ phải có ý thức và có đủ điều kiện để xây dựng lực lượng tự vệ.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu rõ, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với nội dung nêu trong Tờ trình và Báo cáo thẩm tra.
Trong đó, về chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ, các ý kiến cho rằng cần có chế độ chính sách thiết thực mới có thể động viên lực lượng này hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, đề nghị rà lại quy định về phụ cấp, chi ngân sách để đảm bảo tính khả thi, tránh mâu thuẫn các luật khác, phù hợp với chủ trương cải cách tiền lương, chế độ phụ cấp đã được ban hành.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bảo đảm chất lượng Dự án luật trước khi trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 tới đây./.
Theo Phapluat&xahoi
Điều động, bổ nhiệm 2 tướng Quân đội Dưới sự chủ trì của đồng chí Thượng tướng Bế Xuân Trường, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã tổ chức Hội nghị bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân khu. Thượng tướng Bế Xuân Trường chúc mừng Trung tướng Nguyễn Tân Cương và Thiếu tướng Nguyễn...