Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Nhật sẽ giao tàu tuần tra cho VN năm tới
Việt Nam dự kiến sẽ nhận các tàu tuần tra từ Nhật Bản vào năm tới, Thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam Nguyến Chí Vịnh cho biết bên lề Đối thoại Shangi-La tại Singapore.
Thứ trưởng quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyến Chí Vịnh. (Ảnh Lao động)
Ngày 1/6, trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho hay Nhật Bản đang trợ giúp Việt Nam huấn luyện lực lượng bảo vệ bờ biển và chia sẻ thông tin, cũng như cung cấp một số tàu.
“Tiến trình đó đang tiến triển rất tốt và chúng tôi dự kiến sẽ nhận các tàu của Nhật vào đầu năm tới”, ông Nguyễn Chí Vịnh nói.
Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-La hôm 31/5, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết Tokyo sẽ “hỗ trợ hết sức” cho các quốc gia Đông Nam Á trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Trước đó, ông Abe đã nói trước quốc hội Nhật hôm 28/5 rằng Tokyo không thể cung cấp ngay tức thì các tàu tuần tra cho Việt Nam vì lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cũng đang gồnh mình với các hoạt động giám sát.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, ông hoan nghênh sự ủng hộ của Mỹ và Nhật Bản dành cho Việt Nam và cũng mong muốn các quốc gia khác tiếp tục lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Tôi thấy rằng tất cả các nước đều nhận ra các việc làm sai trái của Trung Quốc và không đồng tình với những gì nước này đang làm, dù họ có nói ra công khai hay không”, Thứ tưởng Vịnh nói.
Video đang HOT
Bên lề diễn đàn an ninh châu Á, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc gặp với Trung tướng Vương Quán Trung, phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.
“Tôi đã nói với phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc rằng Việt Nam không muốn có căng thẳng với Trung Quốc. Chúng tôi không muốn đấu nhau để xem ai thắng ai thua với họ, điều mà chúng tôi muốn là hòa bình, toàn vẹn và chủ quyền lãnh thổ”, Thượng tướng Vịnh khẳng định.
Cũng tại Đối thoại Shangri-La hôm 31/5, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã cáo buộc Bắc Kinh có các hành động đơn phương, gây mất ổn định nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Bắc Kinh đã phản ứng tức tối trước những bình luận này, khi một vị tướng quân đội Trung Quốc gọi những bình luận của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ là “đe dọa và hăm dọa”.
An Bình
Theo Dantri
Giáo sư Carlyle Thayer: Trung Quốc thực hiện ngoại giao pháo hạm
Bên lề Đối thoại Shangri-La 2014 (diễn ra 30/5-1/6), GS.Carlyle Thayer đến từ Học viện Quốc phòng Úc, một diễn giả uy tín tại nhiều kỳ Shangri-La, đã trao đổi về tình hình căng thẳng trên biển Đông hiện nay và phản ứng của các bên liên quan.
GS Carlyle Thayer trao đổi với phóng viên bên lề Đối thoại Shangri-La 2014 tại Singapore. (Ảnh: Ngọc Quang)
PV: Theo ông, tại sao Trung Quốc lại dịch chuyển giàn khoan dầu Hải Dương-981? Bước tiếp theo của họ sẽ là gì?
Giáo sư Carlyle Thayer: Đầu tháng 5/2014, CNOCC đưa giàn khoan dầu khổng lồ Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Phải nói rằng, đây là hành động phi pháp, cực kỳ khiêu khích chưa có tiền lệ, không chỉ gây căng thẳng với Việt Nam mà còn với các nước Đông Nam Á khác. Từ đó, nhiều tàu Trung Quốc các loại, có lúc hơn 100 chiếc, trong đó có cả tàu quân sự, liên tục hiện diện quanh giàn khoan để đẩy đuổi, đâm va, tấn công bằng vòi rồng các tàu chấp pháp của Việt Nam, tàu dân sự, thậm chí đâm chìm cả tàu cá, bỏ mặc sự sống chết của ngư dân Việt Nam trên biển...
Vừa mới đây, phía Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương-981, nhưng vị trí mới vẫn nằm trong vùng biển Việt Nam. Nhiều nguồn tin Trung Quốc và nguồn tin trong ngành dầu khí nói rằng, việc di chuyển giàn khoan là một hoạt động bình thường trong lĩnh vực thăm dò dầu khí.
Theo các nguồn này, Trung Quốc di chuyển giàn khoan để tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở khu vực mới và việc này sẽ kéo dài đến giữa tháng 8 năm nay. Nếu tìm thấy dầu hoặc khí tự nhiên, Trung Quốc có thể mang một giàn khoan nhỏ hơn Hải Dương-981 tới để hiện diện thường xuyên, duy trì hoạt động liên tục. Họ cũng sẽ cử đội tàu đến để bảo vệ giàn khoan này. Sang năm, Trung Quốc có thể sẽ làm điều tương tự cho đến khi họ đòi được quyền kiểm soát Biển Đông theo bản đồ đường lưỡi bò phi lý.
Trung Quốc đang trong quá trình làm sống dậy chính sách ngoại giao pháo hạm và chính trị sức mạnh.
Việt Nam khó đương đầu với Trung Quốc một cách trực diện trên thực tế để buộc nước này rút giàn khoan khỏi vùng biển của Việt Nam. Trung Quốc sẽ hoan nghênh bất kỳ một phản ứng mạnh của phía Việt Nam, bởi vì việc làm này sẽ cho Trung Quốc một cái cớ để họ vin vào để có những hành động gây tổn hại nghiêm trọng cho Việt Nam.
Như vậy, theo ông, Việt Nam phải làm gì để đối phó tình hình hiện nay, cũng như ngăn chặn các động thái tương tự của Trung Quốc trong tương lai?
Việt Nam phải tiếp tục phản đối ngoại giao, trong khi tìm cách thảo luận tình hình ở cấp cao. Việt Nam đã đúng khi đứng lên bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, bởi vì sự gây hấn, khiêu khích của Trung Quốc không có lý lẽ gì cả, không có gì là đúng, mà là sự coi thường, miệt thị luật pháp quốc tế. Trung Quốc đã đặt mình lên trên luật pháp quốc tế. Giờ đây, nước này hành động với tư cách vừa là cầu thủ vừa là trọng tài trên sân đấu chủ quyền lãnh thổ.
Theo ông, Việt Nam có nên có hành động pháp lý đối với Trung Quốc. Nếu kiện thì nên kiện ra tòa án nào, kiện đối tượng nào, vì sao?
Việt Nam không có nhiều lựa chọn pháp lý, Trung Quốc sẽ từ chối tham gia bất kỳ sự can thiệp của bên thứ ba nào (tòa án). Việt Nam chắc chắn sẽ gặp khó khăn với một vụ kiện độc lập tại tòa án trọng tài quốc tế.
Theo tôi, cách tốt nhất hiện nay là ủng hộ vụ kiện mà Philippines đang kiện Trung Quốc. Nếu Philippines thắng kiện thì áp dụng quyết định của tòa. Nếu Philippines thành công trong vụ kiện thì đường lưỡi bò của Trung Quốc có thể bị tòa tuyên là phi pháp. Điều này có lợi cho Việt Nam. Các phiên tòa của tòa trọng tài sẽ giúp vấn đề này được dư luận quốc tế để ý, ủng hộ.
Đó là về phía Việt Nam, thế còn với ASEAN, ông có lời khuyên nào cho khối này?
ASEAN đã làm tất cả những gì mà khối này có thể làm, như ra tuyên bố bày tỏ sự quan ngại trầm trọng trước các động thái đơn phương khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc đã, đang và sẽ phớt lờ. Trung Quốc sẽ tìm cách tiếp tục chia rẽ ASEAN. Việt Nam phải có hoạt động ngoại giao cả với khối ASEAN và với từng thành viên riêng rẽ, như với Philippines. Tuy nhiên, không có triển vọng về một mặt trận thống nhất chống Trung Quốc có đủ sức nặng để tạo sự khác biệt.
Theo quan điểm cá nhân của ông, Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu Trung Quốc tiếp tục duy trì giàn khoan dầu Hải Dương 981 trên biển Đông, không rút khỏi thềm lục địa của Việt Nam?
Mỹ sẽ tiếp tục ra các tuyên bố chính trị lên án các hành động của Trung Quốc. Mỹ sẽ kêu gọi các bên kiềm chế. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không có các biện pháp thực tế.
Anh Phương
(Từ Singapore)
Theo Dantri
Nhiều nước muốn thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Việt Nam Tại các cuộc tiếp xúc song phương diễn ra bên lề diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore, đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng, cho biết nhiều nước bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Việt Nam. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh và người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel - Ảnh: TTXVN Đại tướng Phùng Quang...