Thường trực T.Ư Hội NDVN tiếp đoàn Tổ chức Lao động quốc tế
Sáng 26/2, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) Nguyễn Xuân Định tiếp đoàn Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) do ông Paul John Comyn – chuyên gia cao cấp ILO làm trưởng đoàn.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Định cho biết, Hội NDVN là tổ chức chính trị xã hội thành lập từ năm 1930 đến nay được 90 năm. Hội có chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của ND; cung cấp các dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, dạy nghề cho nông dân; tham gia trực tiếp các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại nông thôn. Hệ thống Hội NDVN có tổ chức chặt chẽ với 4 cấp từ T.Ư đến cơ sở, với trên 10 triệu hội viên, nông dân.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Nguyễn Xuân Định (phải) trao đổi với chuyên gia cao cấp ILO – Paul John Comyn. Ảnh: Thu Hà
Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Thuận – Chủ tịch lâm thời Hội đồng kỹ năng nghề ngành nông nghiệp tại Việt Nam cho biết: Hội đồng kỹ năng nghề ngành nông nghiệp tại Việt Nam được thành lập theo đề xuất của Tổ chức ILO. Cơ cấu hội đồng kỹ năng nghề này gồm đại diện: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp về giống, phân bón, các đối tác quốc tế và phát triển…
Hội đồng kỹ năng nghề ngành nông nghiệp sẽ cập nhật kỹ năng về lĩnh vực nông nghiệp; góp ý kỹ thuật cho xây dựng các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, giáo trình đào tạo vừa học vừa làm tại nhà trường hoặc doanh nghiệp; kỹ năng phát triển trong nông nghiệp… Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chủ trì, phối hợp ILO thành lập hội đồng thí điểm, lựa chọn danh sách, đơn vị chuyên môn của cơ quan này tham gia.
Trao đổi thêm về công tác dạy nghề của Hội NDVN, Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Định cho biết: Hội NDVN đã thành lập 53 Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tại các tỉnh, thành Hội. Bên cạnh đó, Hội NDVN cũng có trường dạy nghề. Hội đào tạo 2 nhóm ngành nghề chính là nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp. Cùng với hệ thống giảng viên của trường dạy nghề và các trung tâm, Hội còn mời các nông dân giỏi về “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn nông dân học nghề…
Cũng theo Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Định: Từ năm 2012, Hội NDVN phối hợp Hội ND Đức triển khai chương trình đào tạo nghề cho nông dân Việt Nam theo học phần là 30% lý thuyết, 70% thực hành. Được cầm tay chỉ việc, trực tiếp thực hành, nông dân Việt Nam đã áp dụng hiệu quả kiến thức học nghề…
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Paul John Comyn – chuyên gia cao cấp ILO đánh giá cao vai trò của Hội NDVN trong công tác dạy nghề. Ông Paul John Comyn bày tỏ mong muốn Hội NDVN là 1 trong những thành viên tham gia Hội đồng kỹ năng nghề ngành nông nghiệp tại Việt Nam.
Phó Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Xuân Định khẳng định việc thành lập Hội đồng kỹ năng nghề ngành nông nghiệp tại Việt Nam là cần thiết. Phó Chủ tịch Hội NDVN Nguyễn Xuân Định mong muốn sau buổi làm việc đầu tiên này, hai bên Hội NDVN và ILO sẽ có những hợp tác, hỗ trợ trong việc đào tạo nghề cho nông dân Việt Nam.
Video đang HOT
Theo Danviet
Nông dân Việt Nam xuất sắc là những đầu tàu truyền động lực
Trao đổi với Báo NTNN, ông Phạm Tiến Nam - Phó Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) .
Trưởng ban Tổ chức khẳng định, những gương nông dân xuất sắc được chương trình vinh danh đã và sẽ là đầu tàu truyền động lực, cổ vũ, khuyến khích nông dân cả nước hăng hái tham gia lao động sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, xây dựng nông thôn mới (NTM)...
Thưa Phó Chủ tịch, nhìn lại các Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam đã tổ chức những năm qua, ông cho rằng những dấu ấn lớn nhất là gì?
- Đây là năm thứ 7 Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam được T.Ư Hội NDVN giao Báo NTNN tổ chức. Trong chuỗi các sự kiện của chương trình thì hoạt động trọng tâm là bình chọn, tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019". Đặc biệt năm 2019, với mục tiêu lập thành tích chào mừng 89 năm thành lập Hội NDVN, sự kiện này càng có ý nghĩa lớn lao hơn, bởi nó không chỉ đơn thuần là tìm ra các "Nông dân Việt Nam" xuất sắc mà còn đề cao vai trò, vị trí của giai cấp nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước, xây dựng NTM, thời kỳ đất nước hội nhập.
Các Nông dân Việt Nam xuất sắc hồ hởi trò chuyện khi gặp nhau tại Hà Nội sáng 10/10, trước thềm Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019. Ảnh: Tố Loan
"Hy vọng đây sẽ là một trong những hoạt động giúp người nông dân Việt Nam có thêm động lực vươn lên khẳng định vai trò, vị thế của mình trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, đặc biệt trong giai đoạn đất nước đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới".
Ông Phạm Tiến Nam
Một trong những sự kiện góp phần làm nổi bật mục đích, ý nghĩa của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam trong những năm gần đây đó chính là Diễn đàn Nông dân quốc gia. Trong khuôn khổ Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam, năm 2016 lần đầu tiên được tổ chức, Diễn đàn Nông dân quốc gia với chủ đề "Nông dân toàn cầu - Từ tư duy đến hành động" đã nhận được sự đánh giá cao từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là hội viên, nông dân cả nước. Theo xu hướng hội nhập, năm 2019 này, Diễn đàn Nông dân quốc gia có chủ đề "Từ CPTPP đến EVFTA-Cùng nông dân đi chợ thế giới".
Tiêu chí, cách đánh giá, bình chọn "Nông dân Việt Nam xuất sắc" ra sao, thưa ông?
- Ban Tổ chức đã xây dựng thể lệ, hướng dẫn đề cử theo đúng tinh thần tìm ra được những nông dân xứng đáng nhất; thành lập Ban Chỉ đạo do Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng làm Chủ tịch. Đồng thời, mời Ban Tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân thành lập Hội đồng bình chọn chung khảo gồm đại diện các bộ, ban, ngành, các nhà khoa học uy tín để nghiên cứu hồ sơ đề cử gửi về, tiến hành bình chọn tìm ra những những nông dân tiêu biểu xuất sắc nhất. Thông thường, mỗi tỉnh, thành phố sẽ gửi ít nhất 2 hồ sơ đề cử. Căn cứ vào tiêu chí của chương trình, thành viên Hội đồng bình chọn chung khảo sẽ chọn ra mỗi tỉnh, thành phố 1 người xứng đáng nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc". Các hồ sơ đề cử đều có thành tích xuất sắc, nên việc cân nhắc lựa chọn, bình chọn của Hội đồng chung khảo là nghiêm ngặt và cơ bản chính xác...
Ông đánh giá thế nào về mặt bằng chung về chất của 63 "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm nay?
- Nông dân xuất sắc 2019 là những gương mặt tiêu biểu, đại diện cho nông dân cả nước. Họ đều là những nhà nông năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trường, đi đầu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, có các giải pháp áp dụng mô hình sản xuất gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa và đi đầu trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất thực phẩm sạch gắn với bảo vệ môi trường nông thôn...
Có thể nói, Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019 chính là những đầu tàu truyền động lực, tiếp tục có vai trò cổ vũ, khuyến khích nông dân cả nước hăng hái tham gia lao động sáng tạo, sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, xây dựng NTM...
Là Chủ tịch Hội đồng bình chọn năm 2019, ông ấn tượng với "Nông dân Việt Nam xuất sắc" nào nhất?
- Trước tiên, tôi phải khẳng định rằng tất cả những nông dân được lựa chọn đều xứng đáng, và những người được các tỉnh, thành phố đề cử lên nhưng chưa được chọn cũng đều là những nông dân xuất sắc.
Trong đó, có những người nông dân để lại cho chúng tôi ấn tượng tích cực như ông Nguyễn Hồng Cương (ở Nghệ An). Ông Cương tập trung và tiến hành cải tạo hơn 19ha đầm phá ven biển để đầu tư sản xuất tôm giống, mỗi năm có doanh thu tới 50 tỷ đồng, tạo ra việc làm cho 50-70 lao động.
Hay anh Vừ Chúng Cáy - một người dân tộc Mông ở Hà Giang có thâm niên hơn 20 năm làm trưởng bản. Trong suốt thời gian đó, anh không quản ngại khó khăn tuyên truyền, vận động bà con đồng bào dân tộc thiểu số địa phương tích cực thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước...
Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam năm nay có điểm gì mới so với mọi năm, thưa ông?
- Là hoạt động được tổ chức thường niên, Ban Tổ chức không quá chú trọng đến việc phải làm cho "Tự hào Nông dân Việt Nam" khác đi mà làm sao để chương trình ngày càng trở nên chuyên nghiệp, đi vào chiều sâu và có ý nghĩa lan tỏa hơn nữa.
Với chương trình năm nay, 63 "Nông dân Việt Nam xuất sắc" được bình chọn thì lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó, chúng tôi đã chú trọng tìm kiếm các tấm gương nông dân có phát minh, sáng chế, giải pháp kỹ thuật; xây dựng NTM;... Diễn đàn Nông dân quốc gia năm nay có chủ đề thời sự, thiết thực đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân, nhất là những nông dân làm ăn lớn, trực tiếp hay gián tiếp tham gia chuỗi sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản...
Qua chương trình, Hội NDVN đã có những giải pháp gì để hỗ trợ và lan tỏa những mô hình hay, hiệu quả ?
- Chương trình "Tự hào nông dân Việt Nam" đã phát hiện, tôn vinh và góp phần nhân rộng những gương nông dân điển hình tiên tiến, những mô hình nông nghiệp hiệu quả, bền vững, những tấm gương nông dân với tinh thần cống hiến...
Thông qua chương trình, với vai trò trung tâm và nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng NTM, Hội sẽ tiếp tục chú trọng đến các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề, đáp ứng nhu cầu và lợi ích thiết thực của hội viên, nông dân.
Bên cạnh đó, T.Ư Hội NDVN đã chỉ đạo và phối hợp với Báo NTNN tích cực đẩy mạnh, đa dạng hóa cách tuyên truyền, đưa những những tấm gương xuất sắc, những mô hình hiệu quả đến gần hơn nữa với nông dân và người dân cả nước, góp phần lan tỏa những người tốt việc tốt, cách làm hay, sản phẩm nông sản có chất lượng, uy tín.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Cán bộ phải xuống thôn, ấp, xã, phường thường xuyên để nghe dân nói Tại buổi tọa đàm đóng góp ý kiến xây dựng 2 Nghị quyết: "Xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại" và "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ, đào tạo nghề và đào tạo việc làm cho nông dân" của Hội Nông dân Việt Nam (Hội NDVN), ngày 20/9 tại Tiền Giang,...