Thưởng thức món bún bò mang đậm chất Huế
Sài Gòn không thiếu những món ăn Huế như cơm hến, mắm tôm… nhưng một trong những món khá phổ biến và chiếm được cảm tình của người dân bản địa lẫn du khách vẫn là món bún bò Huế.
Từ trung tâm Sài Gòn theo đường Nguyễn Thị Minh Khai qua cầu Thị Nghè (Bình Thạnh, TP HCM) rẽ phải vào đường Phan Văn Hân, sau đó rẽ trái khoảng 200 m, bạn sẽ gặp một quán bún trên đường Nguyễn Văn Lạc: Bún Huyền Chi. Quán rất đông khách, tầm hơn 9h sáng mà hầu như chẳng tìm được một chỗ ngồi nào, ngay cả chỗ để xe phía trước cũng chẳng còn. Có khi bạn phải xếp hàng chờ…
Anh Nguyễn Thượng Quân – chủ quán Bún Huyền Chi với chất giọng Nam bộ rặt chia sẻ, cả gia đình anh đều là người miền Nam. Năm 1986, một người chị – hiện là đầu bếp chính của quán do có khiếu nấu ăn nên được một người gốc Huế truyền lại bí quyết nấu món bún bò và làm các món bánh đất cố đô.
Tô bún bò Huế thơm ngon bên đĩa rau xanh mướt, chấm với nước mắm sống pha một ít chanh và ớt cay sẽ mang lại cho thực khách một món ăn thơm ngon mang đậm chất Huế.
Trước đây quán rất đơn giản, chỉ một chiếc nồi nước dùng, vài bộ bàn ghế nhỏ đặt trước sân khu nhà của đại gia đình để phục vụ cho người trong khu phố. Lâu dần, hương thơm của món bún bò, mùi mắm ruốt Huế dậy lên kéo thêm nhiều thực khách đến quán. Không gian Bún Huyền Chi được mở rộng ra thêm cả hai căn nhà của gia đình, với thiết kế sạch sẽ, thoáng rộng.
Gian bếp tại Bún Huyền Chi khá hiện đại với đủ máy móc gia dụng, phục vụ cho cả việc xắt thịt, làm viên giò mọc, lọc dầu mỡ… Chị Trúc Phương – đầu bếp chính đang nấu nồi nước dùng, lọc mắm ruốt để tạo mùi thơm đặc trưng cho món. Xương hầm để lấy vị ngọt, kết hợp với sả cây, củ hành sim sống, ớt sa tế thơm nồng… cùng hòa quyện vào nhau trong nồi nước dùng đặc biệt này. Mùi thơm nồng nàn gian bếp, thật khó kềm lòng những ai thích các món bún bò xứ Huế.
Video đang HOT
Chị Phương chia sẻ, nước dùng bún bò Huế muốn đậm chất phải lọc từ mắm ruốt Huế thật ngon. Loại mắm ruốt của quán lấy từ lò mắm nổi tiếng xứ Huế tại chợ Đông Ba. Còn bắp bò phải mua loại bắp thịt và gân mềm dai tạo thú vị cho người nhai, ăn vào sẽ không có cảm giác ngán.
Đĩa rau dùng kèm đa dạng và đẹp mắt, với đủ loại màu sắc từ nâu đỏ bắp chuối, rau muống bàu xanh ngắt, rau thơm, xà lách… Phục vụ tại quán rất nhanh. Sau khi gọi món, chỉ vài phút bạn đã có ngay trước mặt tô bún nóng hổi cùng đĩa rau xanh um bắt mắt. Anh Quân chia sẻ thêm, để phục vụ được nhanh như vậy nhờ quán đã áp dụng công nghệ thông tin sâu rộng, từ khâu nhận món, chuyển thông tin sang bếp, đến tính tiền thanh toán đều do máy tính quản lý.
Bánh Huế gồm bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc dùng kèm nước mắm Huế pha chua ngọt rất vừa với khẩu vị miền Nam.
Ngoài món bún bò Huế, tại Bún Huyền Chi còn có đặc sản bánh Huế gồm bánh bèo, bánh nậm, bánh bột lọc. Cánh bánh bèo trắng tinh cùng với chà bông tôm tơi xốp. Bánh nậm được làm từ bột gạo thuần khiết mỏng mềm. Bánh bột lọc dai mềm trong suốt ẩn bên trong là nhân tôm thịt.
Một yếu tố để đạt được độ ngon của đĩa bánh đó là nước chấm đã cách điệu một chút bằng công thức riêng cho phù hợp với khẩu vị miền Nam. Nước mắm không quá mặn như nguyên gốc Huế mà chua thanh, ngọt dịu hơn, bỏ vào tí ớt xanh, mang lại vị cay cay thêm kích thích khẩu vị thực khách.
Cùng với bún bò Huế, bánh Huế, Bún Huyền Chi còn chế biến thêm một số bún mọc Hà Nội và bánh canh Sài Gòn… Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất tại quán vẫn là món bún bò Huế, với mức giá tầm 32.000-46.000 đồng một tô.
Quán Bún Huyền Chi lúc nào cũng đông khách.
Quán mở cửa bán hai buổi sáng và chiều tối. Một điểm bất lợi là quán bị hạn chế chỗ đậu xe hơi (chỉ được hai chiếc), vì thế những thực khách đi ôtô phải mua mang về.
Dịch vụ giao hàng tận nơi tại Bún Huyền Chi cũng rất chuyên nghiệp như: số điện thoại dễ nhớ, quản lý khách đặt món bằng phần mềm, xe vận chuyển có thùng giữ nóng, giao hàng nhanh chóng…
Bún Huyền Chi vừa có thêm một “người em” tại Phú Mỹ Hưng (khu Hưng Vương 1), quận 7, TP HCM. Đặc biệt, trong tháng 10 này, khách đến quán bên Phú Mỹ Hưng được tặng món rau câu dừa tráng miệng. Dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ phát triểm thêm hai cơ sở tại các quận khác nhau. Nhiều chi nhánh, nhưng quán chỉ tập trung nấu nướng một nơi duy nhất, do một người phụ trách để giữ hương vị đặc trưng và chất lượng giống nhau.
Xem thêm thông tin chi tiết tại www.bunhuyenchi.com
Theo VNE
Sanh Cầm, Món Ăn Tôn Vinh Ẩm Thực Huế
Huế là một di sản ẩm thực phong phú, một nền văn hóa ẩm thực tinh tế trong sự đa dạng, cầu kỳ khi chế biến và bài trí món ăn. Đặc biệt, ở Huế, dòng ẩm thực cung đình tồn tại song song cùng dòng ẩm thực dân gian, sự kết hợp thể hiện trong thú sanh cầm.
Sanh cầm (gỏi cá sống) là món ăn Huế cổ xưa, thường là một bữa tiệc diễn ra bên kia chợ Đông Ba, trên sông Hương. Sanh cầm không chế biến phức tạp nhưng chú trọng ở cung cách thưởng thức.
Vì vậy, ăn sanh cầm phải có phong cách, vừa thể hiện tính phong trần, vừa thể hiện sự quý phái.
Sanh cầm là món ăn của "phái mạnh" nhưng được người phụ nữ chuẩn bị rất chu đáo. Bởi ở Huế, nấu nướng trở thành một phẩm hạnh cần thiết của người phụ nữ. Nguyên liệu chính là những con cá hồi, cá hanh, cá mại...loại nhỏ, thịt thơm, không tanh, đang tung tăng bơi lội. Những loại cá này được nuôi riêng trong vòng một tuần, cho ăn nước cơm vo gạo hay xác dừa để thải chất bẩn trong ruột. Đến bữa, bắt cá thả vào chậu men sứ chứa sẵn nước. Bên cạnh chậu đặt một cây vợt nhỏ. Thực khách một tay cầm vợt xúc cá, tay kia bắt cá, dùng đầu muỗng gõ nhẹ vào đầu cho cá bớt giãy rồi gói cá bằng bánh tráng.
Ăn cá sống cùng bánh tráng cuộn cải cay, hành tươi, tía tô, rau ngò, gừng thái chỉ, tỏi thái lát, ớt, tôm chấy, ruốc bông, cuốn tròn. Gỏi cá thường chấm muối tiêu chanh hoặc nước tương. Vị ngọt của thịt cá, vị đắng của mật cá hòa cùng các loại gia vị càng đậm đà hơn khi nhấp một ngụm rượu cúc hay rượu Chồn.
Xưa mỗi bữa tiệc sanh cầm thường đi liền với việc thưởng trăng, chờ hoa quỳnh nở, ngâm nga thơ phú của các bậc tao nhân mặc khách. Sanh cầm là món ăn độc đáo đầy chất nghệ sỹ.
Trong bữa tiệc sanh cầm thường cấm kỵ thuốc lá, thuốc lào vì khói thuốc sẽ làm cho hương vị món ăn giảm bớt và biến chất. Người Huế còn quan niệm, số cá sống phải là số chẵn, chia đều cho mỗi thực khách. Sanh cầm kiêng kị số lẻ nên thường 1 người ăn 10 con để tránh những điều "xui".
Sanh cầm được ưa chuộng bởi hương vị và sự bổ dưỡng đặc biệt của nó. Một bữa ăn có tới 80% món ăn chưa qua nhiệt sẽ giúp cơ thể giải độc, tăng cường miễn dịch, đặc biệt cá sống chứa các axit béo thiết yếu, omega-3 giúp tăng cường vận chuyển máu, chống lão hóa.
Tại các nhà hàng trong nước, quốc tế, dễ dàng bắt gặp món gỏi cá sống. Cá thường được xắt mỏng, ướp lạnh, ăn cùng chanh giấm, mù tạt nhưng thú vị hơn cả vẫn là món sanh cầm của người Huế xưa.
Ngày nay, ẩm thực đang trở thành một lợi thế cạnh tranh, một công cụ hữu ích trong chương trình phát triển và quảng bá du lịch. Vì vậy, sanh cầm được tôn vinh như một bản sắc riêng của ẩm thực địa phương.
Theo PNO
Cơm hến của Huế Xứ Huế không chỉ mộng mơ với vẻ đẹp nên thơ mà còn làm say lòng người bởi một truyền thống ẩm thực tinh tế, cầu kỳ. Những ai yêu và say mê mảnh đất Huế sẽ không thể quên hương vị của một món ăn dân giã đậm tình người, luôn níu chân bất kỳ du khách nào, đó là Cơm hến....