Thưởng thức don Quảng Ngãi giữa Sài Gòn
Sau bao ngày “lùng sục”, tôi cũng tìm được quán có bán don, một món ăn dân dã gắn liền với tuổi thơ của không ít người gốc Quảng Ngãi.
Những buổi chiều mưa của Sài Gòn khiến tôi nhớ kinh khủng vị thơm của bánh tráng nướng và thanh thanh của món don. Thế là lên mạng, tìm kiếm ở một vài trang web, rồi dong xe đi tìm món ăn gắn với một phần ký ức của mình.
Những người chưa từng biết đến món don khi “nhìn tận mắt, sờ tận tay” đều không giấu được vẻ tò mò, cùng hàng loạt câu hỏi đại loại: Còn gì nữa không? Ăn thế nào?… Bởi khác với những món ăn khác, món don của Quảng Ngãi chỉ gồm một tô nước có màu đùng đục, trong đó chứa dăm con don nhỏ xíu, ít hành tây và một cái bánh tráng gạo nướng. Đơn giản là thế nhưng don đi sâu vào tâm khảm từng người con đất Quảng và cũng chỉ những gốc Quảng Ngãi mới biết đến món này.
Nguyên nhân để người Quảng Ngãi ăn món này là trên toàn lãnh thổ việt Nam, loại nhuyễn thể giống hến này chỉ xuất hiện ở nơi con sông Trà Khúc và sông Vệ gặp biển (thuộc tỉnh Quảng Ngãi). Song cũng không nhiều để khai thác quanh năm mà chỉ vào tháng 7 âm lịch, khi don nhô lên khỏi lớp cát thì người dân mới dùng nhũi (một công cụ đánh bắt) để cào. Hiếm như thế nên khi đi xa, để nhớ về một món ăn đặc trưng của quê nhà, nhiều người thử thay don bằng hến hay một vài loại nhuyễn thể khác. Song dù gia giảm bao nhiêu gia vị, nếu trong tô không phải là những con don có màu phổi bò, pha màu vàng và những tua hồng bao quanh thì món ăn chẳng thể nào đúng vị.
Về cơ bản, cách chế biến don đơn giản đến mức dù ai cũng có thể vào bếp. Cụ thể, don sau khi được bắt hay mua về, được rửa sạch rồi cho vào nồi luộc theo quy tắc 1: 2 (1 don, 2 nước). Khi nước sôi bùng, người ta dùng đũa khoấy mạnh và đều tay để don bung vỏ, như thế phần nước luộc sẽ hội tụ những gì tinh tuý nhất của don. Sau đó, bắc nồi xuống bếp, lọc nước qua một xoong khác, nêm nếm cho vừa ăn. Riêng con don thì cho vào rổ, đãi lấy ruột để riêng vào bát. Khi khách gọi món, người bán dùng muỗng xúc một ít don, thêm một ít hành tây, ít hành lá, ít bánh tráng một hai nắng, xé nhỏ như sợi mì Quảng và chan nước luộc don lên trên.
Sau khi nhận bát don bốc khói, khách dùng muỗng dằm trái ớt xiêm, rồi thong thả bẻ bánh tráng gạo nướng bỏ vào. Khi bánh tráng vừa ngậm nước thì bắt đầu thưởng thức vị thơm, ngọt của nước dùng, của bánh tráng, cay của ớt, tiêu…
Video đang HOT
Những con don nhỏ xíu…
Bánh tráng gạo một nắng xé sợi…
Một tô như thế thường không đủ no nên khách thường muốn gọi tới 2-3 tô. Tuy vậy, bạn nên dừng lại để tranh thủ thưởng thức thêm các món đặc sản khác bán tại quán như cá nục hấp cuốn bánh tráng nướng nhúng nước, ram bắp, ram thịt nướng…Mỗi món, một hương vị khác nhau nhưng đều đậm hương vị Quảng.
Ram bắp.
Cá nục hấp cuốn bánh tráng nướng nhúng ướt chấm nước cá kho.
Bún cá ngừ.
Quán mở cửa từ 8 – 22h hàng ngày, giá các món từ 15.000 – 50.000 đồng.
Địa chỉ: Quán Bột, 183E Nguyễn Văn Đậu, P.11, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Theo BĐVN
Thơm ngon bánh tráng Bờ kè
Có dịp ghé qua TP. Hồ Chí Minh vào những ngày mưa, bạn nhớ đừng bỏ qua món ăn giản dị ấm áp: bánh tráng Bờ Kè.
Mùa mưa đến rồi, còn gì tuyệt vời bằng vừa trò chuyện rôm rả cùng bạn bè bên chiếc bếp lò ấm ấp, vừa thưởng thức vị ngon giòn giòn, cay cay, thơm phưng phức của món bánh tráng nướng.
Tọa lạc tại một con hẻm nhỏ phía sau nhà thờ Tân Chí Linh, tiệm bánh tráng nướng có chỉ vỏn vẹn một chiếc bàn nhỏ với mấy chiếc ghế nhựa xinh xinh đủ màu. Thế nhưng, có đến ăn mới biết, tầm 7-8h tối, khách đông, có khi bạn sẽ phải chờ đến hai mươi phút mới có bánh ăn cơ đấy!
Chị bán bánh tráng tên Hoa, thành ra cứ mỗi lần rủ nhau đi ăn lại gọi tên tiệm là "Bánh tráng chị Hoa" hay "Bánh tráng Bờ Kè", "Bánh tráng nhà thờ" cho dễ phân biệt với những tiệm bánh tráng nướng khác.
Ngoài hương vị quen thuộc của bánh tráng được nướng giòn rộm với trứng cút, mỡ hành và sa tế, tiệm "Bánh tráng Bờ Kè" này còn có một loại pate rất đặc biệt, đảm bảo "không đụng hàng" do chính tay chị chủ tiệm mày mò tự chế. Nhờ vậy, bánh tráng ở đây không những có mùi vị đặc trưng riêng, mà còn rất sạch sẽ, an toàn cho cả những bạn không quen ăn vặt.
Đặc biệt hơn nữa, là món bánh tráng nướng theo kiểu pizza trứng và bánh tráng nướng kèm ruột vịt.
Bánh tráng nướng pizza trứng được phết một lớp trứng cút lên bề mặt. Nướng kĩ cho đến khi có màu vàng rộm và vị thơm của trứng lan tỏa, sau đó mới cho pate, tép rang, và sate. Ăn giòn giòn thơm thơm, ngon lắm luôn.
Bánh tráng nướng kèm ruột vịt cũng giống như kiểu bánh tráng nướng bình thường. Nhưng được bỏ thêm ruột vịt đã nướng rồi, cắt nhỏ và rải đều. Vị mằn mặn của pate, vị cay cay của sate, hòa quyện với vị ngọt thanh thanh của ruột vịt tạo nên một mùi vị chỉ có tại "Bánh tráng nướng Bờ Kè".
Ngoài ra, tiệm còn có bán các món khô cá nướng, khô mực và khô bò nướng nữa. Ngon tuyệt cú mèo!
Giá cả cũng khá mềm: chỉ từ 3.000 đến 5.000 đồng/cái. Tiệm bán từ tầm 4h chiều đến 10h tối.
Địa chỉ cho bạn: tiệm bánh tráng đằng sau nhà thờ Tân Chí Linh. Nếu bạn đi từ Phạm Văn Hai, gặp Giáo xứ Tân Chí Linh, quẹo vào đi thẳng cho đến khi gặp nhà thờ là thấy. Còn nếu bạn đi từ Bờ Kè, quẹo ngay hẻm vô nhà thờ Tân Chí Linh, rồi quẹo phải. Ở đó ai cũng biết tiệm này nên bạn yên tâm nhé, cứ hỏi là mọi người sẽ chỉ ngay.
Theo PNO
[Chế biến]-Bánh tráng chiên giòn rụm ăn đứt bánh tráng nướng Teen nhà ta đã quá quen thuộc với món bánh tráng nướng rồi đúng hem? Giờ mình thử chuyển qua làm bánh tráng chiên xem sao nhá! Chuẩn bị những nguyên liệu sau: - 50gr thịt xay (thịt heo hay thịt bò đều được) - 1/4 chiếc cải bắp (thái nhỏ) - 2 quả trứng - 50gr tôm tươi (bỏ sạch đầu, vỏ)...