Thưởng thức các món ăn Quảng Đông tại Hà Nội
Các món ăn tại nhà hàng Qi đều giữ hương vị nguyên bản, tinh túy của ẩm thực Quảng Đông, luôn được chú trọng về sự cân bằng dinh dưỡng.
Đầu bếp tài ba đến từ Phật Sơn: Nhà hàng Qi mời bếp trưởng Huang Lang Yang sinh ra và lớn lên tại Phật Sơn, mảnh đất được biết đến như cái nôi sản sinh ra những đầu bếp huyền thoại.
Trong suốt 32 năm làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hạng sang, Chef Huang đã nhiều lần được giao phó trọng trách phục vụ các chính khách cấp cao. Ông còn là hội viên danh dự của nhiều hiệp hội ẩm thực danh tiếng tại Trung Quốc và Pháp, trong đó có Le Cordon Bleu và Hiệp hội đầu bếp Trung Quốc.
Bếp trưởng Huang Lang Yang luôn tâm niệm giữ nguyên bản sắc, triết lý ẩm thực Quảng nhưng không ngừng học hỏi tinh hoa của những nền văn hóa ẩm thực khác, nhằm nâng cấp kỹ thuật và làm phong phú hương vị cho mỗi món ăn. Vì vậy, các món ăn của Qi luôn có cấu trúc và hương vị đa dạng
Món ăn vị Quảng Đông nguyên bản: Ẩm thực Quảng Đông là một trong Tứ đại trường phái ẩm thực Trung Hoa, có đặc tính nổi bật là không ngừng tiếp thu tinh hoa của các trường phái khác, thậm chí học hỏi từ cả các món ăn phương Tây để tạo ra sự thăng hoa trong vị giác cho thực khách.
Video đang HOT
Qi là một nhà hàng truyền thống với hương vị nguyên bản. Những gì tinh túy nhất của ẩm thực Quảng Đông sẽ được bảo tồn tuyệt đối tại đây. Các món ăn luôn được chú trọng sự cân bằng về dinh dưỡng, khéo léo thiết kế để không chỉ thỏa mãn vị giác, khứu giác mà còn giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực cho người thưởng thức.
Không gian Trung Hoa kết hợp trải nghiệm Thiền định đậm chất Á Đông: Đến với nhà hàng Qi, bên cạnh được thưởng thức những món ăn ngon bổ dưỡng, thực khách có thể hòa mình vào một không gian Trung Hoa với nhiều nét văn hóa đặt sắc. Qi có một hệ thống phòng ăn riêng tư, với nhiều kích thước khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu từ phía khách hàng. Tất cả phòng ăn được bài trí sang trọng, mỹ lệ, tạo được không gian ấm cúng, gần gũi, phù hợp với những thực khách muốn hòa mình vào chiều không gian tĩnh lặng trong hành trình vị giác từ những món ăn tinh túy nhất từ ẩm thực Quảng Đông.
Nhà hàng Qi còn mang đến Triết lý “khoảng lùi” – một khoảng không gian trầm lắng, cuộc sống như chậm lại, một khoảng lùi về thời gian và tâm lý, thích hợp để tĩnh tâm như một hình thức thiền định vượt ra bên ngoài những khung cảnh tôn giáo thông thường.
Trong bối cảnh cuộc sống sôi động và hiện đại ngày nay, trải nghiệm thiền định như vậy hứa hẹn sẽ giúp thực khách có được tâm trạng bình yên, lắng động giữa cuộc sống bộn bề.
Ngày 19/7, nhà hàng Qi khai trương tại Trần Hưng Đạo, Hà Nội, với sự tham dự của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Nhân dịp này, thực khách có thể tới thưởng thức các món ăn của Chef Huang và nhận ưu đãi giảm 20% khi đặt bàn qua hotline.
Theo Nhà hàng Qi
Quán phở sâu trong hẻm nhưng vẫn hút khách của bà cụ Sài Gòn
Nhờ công thức nấu phở của thân sinh mà bà Hạnh giữ chân khách đến quán hơn 40 năm qua.
Nằm trong một con hẻm nhỏ gần Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM ở quận 1 là hàng phở nhỏ đã tồn tại được 44 năm. Chủ quán là bà Thái Mỹ Hạnh, 66 tuổi. Trước khi dời về địa chỉ hiện tại, bà bán trong chợ Thái Bình khoảng 10 năm.
Bà Hạnh bắt đầu nấu phở từ năm 22 tuổi. Ảnh: Di Vỹ.
Bà Hạnh được ba truyền cho công thức nấu phở từ khi còn là thiếu nữ. Đến nay, bà vẫn giữ nguyên cách nấu đậm chất miền Nam. Hàng phở của bà luôn có sự xuất hiện của chị gái và em trai - những người phụ giúp các công việc như bưng bê, dọn dẹp.
Mỗi ngày, bà Hạnh dậy sớm để đi chợ mua đồ tươi rồi đem về sơ chế cùng các thành viên trong gia đình. Hơn 8h, bàn ghế được xếp lần lượt ra góc con hẻm nhỏ. Khi phục vụ khách, bánh phở và giá được trụng rồi cho vào tô. Sau đó, tuỳ theo khách gọi, các loại thịt được xếp lên trên. Món ăn còn thêm chút hành lá xắt nhỏ và hành tây bào mỏng. Bà Hạnh chan mỗi tô hơn vá nước lèo rồi bưng ra cho khách.
Suất ăn có giá trung bình 30.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ.
Như bao quán bình dân khác, khách ngồi trên bàn ghế thấp, xung quanh gian bếp của bà Hạnh để thưởng thức món ăn. Ngay khi ngồi vào bàn, bạn sẽ ngửi thấy mùi thơm của nước dùng được hầm từ xương ống bò.
Sợi phở ở địa chỉ này là bản nhỏ, mềm. Nước dùng trong và vàng nhẹ, vị đậm đà. Bạn có thể gọi các món phở quen thuộc như tái gân, tái nạm hay bò viên.
Trên bàn ăn của khách luôn để sẵn những thố rau sống ăn kèm. Hai loại tương cùng ớt, chanh cũng đặt cạnh cho khách có nhu cầu thêm thắt.
Sau khi tốt nghiệp trường sân khấu, anh Nguyên Khánh (hiện sống ở quận 1) vẫn quay trở lại quán bà Hạnh như một thói quen. "Lúc còn đi học, tôi và bạn bè hay ghé chỗ dì Hạnh ăn sáng. Phở ở đây ngon, ăn quen rồi không thích đi chỗ khác", anh Khánh nói.
Khách có thể gọi thêm chén trứng chần cùng gân hoặc bò viên để ăn thêm. Ảnh: Di Vỹ.
Đối với bà Hạnh, đây là không chỉ công việc mà còn là niềm vui trong cuộc sống. "Nói chuyện với khách, nhìn khách ăn ngon làm tôi vui lắm", bà chia sẻ. Những hôm Sài Gòn nắng nóng, khách vẫn tìm đến địa chỉ lọt thỏm trong con hẻm. Ánh nắng hắt lên tấm bạt xanh, ai nấy mồ hôi nhễ nhại nhưng bà chủ và khách vẫn tươi cười trò chuyện.
Quán không có giờ đóng mở cửa cố định. Bà chủ thường hoàn tất các công đoạn chuẩn bị trước 8h để kịp đón khách, và đóng cửa khi hết hàng. Do quán nằm sâu trong hẻm nhỏ, không gian chật hẹp và ít có chỗ để xe.
Theo Vnexpress
Về Cần Thơ thưởng thức bánh hỏi mặt võng Bánh hỏi là món ăn phổ biến khắp các tỉnh miền Trung, Nam và thường ăn kèm với heo quay hay thịt kim tiền. Những ai khi đi ngang qua Cần Thơ hẳn sẽ không quên được món bánh hỏi mặt võng truyền... Bánh hỏi là món ăn phổ biến khắp các tỉnh miền Trung, Nam và thường ăn kèm với heo quay...