Thưởng thức bún đỏ – món ăn bình dân nổi tiếng chỉ có về đêm ở Ban Mê
“Đến Ban Mê phải ăn bún đỏ” là câu nói cửa miệng mà nhiều người dân phố núi vẫn hay nhắc khách du lịch phương xa ghé thăm bởi gần như trên cả chiều dài đất nước, chỉ mình Buôn Mê Thuột về đêm là có bán loại bún này.
Với cách nấu đơn giản, bún đỏ từ lâu đã trở thành thứ đặc sản mà người Buôn Mê Thuột vẫn hay giới thiệu mỗi khi có khách từ xa ghé thăm.
Ít bán ở các quán ăn sang trọng, bún đỏ tại Buôn Mê Thuột tập trung chủ yếu ở khu chợ sắt Phan Đình Giót cách trung tâm không xa. Tại đây, quán ăn chỉ bày vài chiếc bàn ghế nhỏ, ở giữa là quầy bún với nồi bún to. Sở dĩ được gọi là bún đỏ là vì trong nước nấu bún, đầu bếp có sử dụng loại hạt điều màu chấy với dầu ăn. Loại hạt này có màu đỏ gạch tôm và có mùi đặc trưng.
Ngoài sợi bún làm bằng bột gạo, to như sợi bánh canh miền Nam, món ăn không thể thiếu cải ngọt cắt khúc luộc chín và giá sống. Đây là loại rau dùng riêng cho bún đỏ. Ngoài rau này, bún đỏ không ăn với bất kỳ loại rau nào khác.
Video đang HOT
Ăn kèm còn có thau hành phi và tóp mỡ. Chính nguyên liệu này giúp tô bún thơm ngon hơn.
Nước lèo nấu bún đỏ không dùng xương heo xương bò mà chỉ dùng cua đồng giã nhuyễn. Nước từ cua khiến nồi nước lèo bún đỏ có vị ngọt thanh và mùi đặc trưng. Loại nước này giống với nước bún riêu nhưng không có cà chua, chỉ có trứng cút luộc chín.
Khách đến gọi, chủ quán cho rau, giá vào tô, múc bún, chan nước lèo rồi rắc hành phi, tóp mỡ.
Tô bún ngon hơn bởi miếng chả cua thịt khá to, có vị vừa ăn, mùi thơm cua lẫn thịt bằm, hành tím, tỏi và lòng trắng trứng.
Đơn giản dễ nấu và dễ ăn, nói như nhiều khách phương xa đến thăm phố núi: “Không gì tuyệt bằng trong tiết trời lộng gió những ngày cuối năm. Ngồi lúp xúp quanh chiếc bàn nhỏ, vắt miếng chanh, cho thêm tí ớt bằm, tí mắm tôm vào tô bún đỏ. Chỉ cần vậy thôi cũng đủ lua hết cả tô”
Bún đỏ : món ăn bình dân của người Đắk Lắk
Bún đỏ của người dân ở Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk được dùng kèm với rau cần, giá và một số phụ gia như tóp mỡ rán giòn và trứng cút luộc.
Bún đỏ là món ăn bình dân của người Đắk Lắk mang đậm hương vị núi rừng Tây Nguyên. Thoạt nhìn nhiều người sẽ lầm tưởng món bún đỏ với bún riêu hay món canh bún ở các nơi.
Tuy nhiên khác với các loại này, bún đỏ giản dị với nguyên liệu gồm bún sợi lớn, chả viên và trứng chim cút luộc. Để tạo nên màu đẹp mắt, người ta dùng một nồi nước pha hạt điều rồi trụng (chần) bún khoảng vài phút là có sắc đỏ tự nhiên rất đẹp.
Nhưng để làm nên bát bún đỏ ngon trứ danh phải kể đến nước dùng. Xương lợn được ninh nhừ rồi đun cùng nước cua tạo thành thứ nước dùng ngọt, thanh mát và đậm đà.
Nếu có dịp đến Buôn Ma Thuột, ngoài đến Buôn Đôn cưỡi voi và xem ngôi nhà cổ 120 tuổi, dò lang Sêrêpôk, bạn chớ quên thưởng thức món bún đỏ nức tiếng. Ảnh: iviet.
Ngoài ra, thịt ba rọi được xay nhuyễn, trộn cùng hành khô băm, tiêu rồi nắm thành từng viên nhỏ làm chả, đun cùng nước cua cho đến khi chín mềm, ngấm gia vị
Bát bún đỏ qua bàn tay khéo léo của người chế biến trở nên hấp dẫn với những sợi bún mềm, dai, màu nâu của riêu cua, màu hồng của những viên chả, màu trắng nõn nà của trứng chim cút... Một số quán tùy theo sở thích của khách mà cho thêm giá đỗ hay rau cải ngọt và rưới bên trên lớp hành phi thơm cùng tóp mỡ.
Người ta thường bán bún đỏ vào buổi chiều cho tới khuya. Giữa không gian phố núi lành lạnh, thưởng thức món bún đỏ nóng hổi, vị ngọt thơm của thịt, nước cua, trứng cút... cứ bịn rịn nơi đầu lưỡi.
Bạn dễ dàng tìm thấy món bún đỏ ở các cửa tiệm trong chợ hoặc chiếc xe đẩy giản đơn, nhưng ở đường Phan Đình Giót có nhiều quán hơn cả, với giá từ 20.000 đến 30.000 đồng một bát.
Theo Internet
Những quán mì gốc Hoa thâm niên lâu đời, đắt khách ở Sài Gòn Món ăn này du nhập vào miền Nam đã hơn 100 năm và nhanh chóng trở nên phổ cập, là món ăn bình dân và quen thuộc đặc biệt với những người lao động ở Sài Gòn. Quán mì Nguyên Lợi bán thâu đêm suốt sáng Quán Nguyên Lợi có thâm niên khoảng 55 năm, nằm ngay mặt đường Xô Viết Nghệ Tĩnh,...