Thưởng Tết giáo viên: Buồn vui lẫn lộn
Với việc ngân sách 2013 “eo hẹp” hơn so với năm trước nên việc thưởng Tết cho giáo viên là cả một vấn đề “nan giải”. Trong khi các trường học ở thành phố phải tằn tiện để có chút ít gọi là thưởng Tết thì ở vùng khó, “ước mơ” đó lại càng xa vời.
Hà Nội: Thưởng Tết giáo viên giảm
Ngay ở Hà Nội câu chuyện thưởng Tết cũng chứa đựng khá nhiều cảm xúc. Ngân sách bị cắt giảm nên việc thưởng Tết đối với bậc mầm non năm nay gặp nhiều khó khăn, nhiều trường dự tính không có tháng lương thứ 13. Trong khi đó ở bậc tiểu học, phổ thông thì nhìn chung có sự khả quan hơn nhưng với tinh thần là giảm so với năm trước.
Lãnh đạo Trường mầm non Cát Linh (quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Trong năm nhà trường đã cố gắng tằn tiện trong chi tiêu nên cũng có chút ít động viên cho giáo viên. Mức thưởng chỉ dao động từ 1-2 triệu đồng”.
Cũng theo lãnh đạo này, sở dĩ nhà trường còn có khoản để thưởng Tết là do định biên giáo viên (GV) ổn định, thiết bị đồ chơi được gìn giữ cẩn thận nên không phải mua sắm mới… Quan trọng hơn là do có một số GV nghỉ sinh nên bảo hiểm chi trả lương, chính vì thế ngân sách cũng có dư ra đôi chút.
Song không phải GV trường mầm non nào ở Hà Nội cũng được thưởng Tết. Một số trường dù tiết kiệm tối đa nhưng cũng đành ngậm ngùi “xác định” chờ sự hỗ trợ của cấp trên. Theo tìm hiểu, đây là các trường công mới được thành lập nên cần phải đầu tư nhiều mặt nên rất khó để có “kết dư”. Việc đảm bảo đủ lương cho GV cũng là sự cố gắng rất lớn của những trường này.
Mức thưởng Tết của giáo viên Hà Nội giảm.
Năm trước, UBND quận Đống Đa (Hà Nội) cũng đã có chính sách hỗ trợ tiền Tết cho GV từ 1,5 – 2 triệu đồng. Năm nay, mặc dù thời điểm hiện tại chưa có thông báo chính thức nhưng nhiều khả năng UBND quận Đống Đa sẽ tiếp tục duy trì.
Đối với bậc tiểu học và phổ thông thì mức thưởng Tết có chiều hướng khả quan hơn nhưng với xu hướng giảm so năm trước. Lãnh đạo nhiều trường đều khẳng định sẽ có thưởng Tết cho GV từ mức vài trăm cho đến tiền triệu. Sở dĩ có sự chênh lệnh này là do mức thưởng hoàn toàn phụ thuộc về khả năng chi tiêu tài chính của mỗi trường. Với những trường làm tốt và có “kết dư” lớn thì mức thưởng sẽ cao hơn.
Cô Phạm Thị Yến – Hiệu trưởng Trường tiểu học Thành Công B (quận Ba Đình, Hà Nội) cho hay: “Mặc dù khó khăn nhưng nhà trường vẫn duy trì được mức thưởng Tết tương đương so với năm trước”.
Theo tìm hiểu, với việc làm tốt công tác xã hội hóa cũng như phân bổ chi tiêu hợp lý nên hàng năm mức thưởng dành cho GV của Trường tiểu học Thành Công B dao động trong khoảng 1 – 1,5 tháng lương.
Video đang HOT
Ngay như ở bậc THPT, nơi có nguồn ngân sách lớn hơn nhưng thưởng Tết cũng khá “ảm đạm”.
Cô giáo Lê Thị Oanh – Hiệu trưởng Trường THPT Hà Nội – Amsterdam cho hay, nhà trường thưởng Tết cho GV theo quy định của ngành. Năm nào cũng vậy, có năm được 300.000 – 500.000 đồng mỗi GV. Năm 2014, các thầy cô ở trường sẽ thưởng Tết 500.000 đồng và bó hoa. Đây cũng là sự ghi nhận sự nỗ lực của thầy cô trong cả năm dạy học. Cái khó khăn đối với GV ở trường là không có quỹ để thưởng Tết như ở những trường dân lập. Vì vậy, trường vẫn thực hiện theo quy định của ngành.
Vùng cao: Xa vời khái niệm “thưởng Tết”
Theo các chuyên gia phân tích thì tiền kết dư nhiều hay ít phụ thuộc nhiều yếu tố: quy mô nhà trường, số lượng học sinh, sĩ số, bậc lương… Nếu trường ít học sinh, GV lớn tuổi nhiều đi đôi với bậc lương cao thì khó có phần kết dư. Trong khi đó, quy mô trường THPT rất lớn, số học sinh cao hơn nhiều so với các cấp học dưới nên dẫn đến việc có kết dư nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với các trường THPT đóng trên địa bàn các thành phố hoặc những vùng thuận lợi. Ngoài việc có kết dư lớn hơn, các trường này có thể tìm kiếm được nguồn thu như cho thuê địa điểm, chiết khấu phần trăm các hoạt động dạy thêm… Nhưng ở những nơi khó khăn, đặc biệt là vùng cao ngoài khoản tiền ngân sách thì các trường chẳng có khoản thu thêm nào.
Khái niệm “thưởng Tết” của giáo viên vùng cao ngày càng xa vời.
Ở Lai Châu, tất các trường THPT đều được tự chủ tài chính nên có dôi dư đôi chút nhưng mức thưởng chẳng đáng là bao. Ông Hoàng Đức Minh – Phó giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu cho hay: “Mức thưởng chắc chắn sẽ giảm sút so với năm trước. Trường nào làm tốt thì GV còn được thưởng 1 tháng lương, tuy nhiên số này không nhiều. Phần lớn là thưởng già nửa tháng lương, thậm chí có trường chỉ được vài trăm nghìn. Ở các bậc học dưới thì đang còn gặp nhiều khó khăn, chưa được tự chủ tài chính hoàn toàn nên gần như không có chuyện thưởng Tết”.
Còn ở Điện Biên, nhiều năm nay GV các cấp học không có khái niệm “thưởng Tết”. Ông Lê Văn Quý – Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên bộc bạch: “Với tình hình kinh tế khó khăn nên tiền ngân sách năm nay dành cho các trường giảm. Chính vì thế không có GV nào ở Điện Biên được thưởng Tết. Những năm trước đây, mức thưởng nếu có cũng chỉ khoảng 200 – 300 ngàn đồng gọi là để động viên”.
Hiệu trưởng của nhiều trường cao tâm sự: “Tiền ngân sách rót về trường chủ yếu là để chi trả chi phí thường xuyên. Việc chi trả lương cho GV có thế chiếm 80-90% ngân sách. Chính vì thế, đối với vùng khó, việc hỗ trợ GV vài trăm nghìn đồng là cả một vấn đề”.
Nguyễn Hùng
Theo Dantri
'Độc chiêu' né thưởng Tết, giữ sĩ diện của doanh nghiệp
Dưới áp lực tâm lý và sĩ diện, nhiều DN vẫn đẩy người lao động ra đường để "né" thưởng Tết.
Doanh nghiệp lao đao với khoản thưởng Tết (Ảnh minh họa)
Mỗi năm đến Tết, người lao động ở bất cứ (doanh nghiệp) DN nào cũng nôn nóng về chế độ lương, thưởng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đảm bảo việc làm và trả đủ lương đôi khi đã là một mục tiêu nhọc nhằn của nhiều DN.
Có những DN cố gắng lắm cũng chỉ thưởng Tết cho người lao động bằng cây nhà lá vườn, kinh doanh gì thưởng Tết đó. Thế nên mới có cảnh dở khóc dở cười là thưởng Tết bằng... giấy vệ sinh hay quần đùi, tất, gạch... Và cũng có những DN chọn cách chấm dứt hợp đồng lao động để... né thưởng Tết.
Họ là ai?
Đối tượng của kiểu "né" này thường là lao động trình độ thấp, công nhân, tạp vụ hoặc ở những vị trí mà việc chấm dứt hợp đồng lao động ít ảnh hưởng đến hoạt động DN và việc tuyển dụng lại cũng dễ dàng.
Đây phần lớn cũng là lao động nhập cư, "tay làm hàm nhai", cái Tết của cả một năm chỉ trông chờ vào tháng lương thứ 13 hoặc thưởng. Cũng vì thế, thu nhập của họ không cao, thưởng không nhiều. Và mất việc có nghĩa là nhiều khoản chi tiêu bắt buộc khác cũng không có gì để bù đắp.
Chấm dứt hợp đồng lao động với những người này vào dịp Tết không khác gì đưa họ vào ngõ cụt. Bởi cơ hội xin việc ngay gần như không có và cuộc sinh nhai khi ra giêng còn khó khăn gấp bội.
Điều 103 Bộ luật Lao động quy định về tiền thưởng như sau: "1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. 2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở".
Như vậy, khoản tiền ngoài lương này có hay không, mức độ và đối tượng như thế nào là hoàn toàn do DN quyết định. Ngoài ra, tại từng thời điểm, DN vẫn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định đã ban hành, tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại.
Tuy nhiên, dưới áp lực tâm lý và sĩ diện, nhiều DN vẫn đẩy người lao động ra đường để "khỏi phải trình bày".
Những DN "thay người như thay áo" này thường không có bản sắc và văn hóa DN. Hơn nữa, đó thường là những DN làm ăn kiểu chộp giật, không thực sự đầu tư cho giá trị làm nên các giá trị, đó là con người.
Làm gì để bảo vệ người lao động?
Xét về lý, việc DN chấm dứt hợp đồng lao động được pháp luật cho phép, nếu hợp đồng lao động hết hạn; được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải người lao động nếu phù hợp các quy định của pháp luật.
Nhưng về tình, chỉ vì né thưởng mà tước đoạt công việc là nguồn sống duy nhất của một con người, một gia đình, lại đúng vào dịp Tết có gì đó hơi bất nhẫn, nếu không muốn nói là thiếu tình người.
Hiện Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách để hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, như giảm thuế, hạ lãi suất cho vay, miễn, giảm, gia hạn các khoản chi phí phải nộp... Ngược lại, một bộ phận DN đang được hưởng lợi từ điều đó lại chưa thực sự thấu hiểu mục đích sâu xa của chủ trương này trong việc đảm bảo việc làm và an sinh xã hội.
Nên chăng, Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành nên bổ sung quy định và chế tài để hạn chế việc người lao động bị chấm dứt hợp đồng trước mỗi dịp Tết cổ truyền.
Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động cần tiến hành một số biện pháp như:
- Thiết lập đường dây nóng để có thể nắm bắt tình hình và tiếp nhận thông tin từ chính người lao động của DN.
- Thành lập các tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí và tuyên truyền để người lao động biết được những quyền cơ bản của mình và có thể đề nghị trợ giúp khi cần.
- Phát động phong trào đăng ký và cam kết không chấm dứt hợp đồng với người lao động trước mỗi dịp Tết, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra các DN chấm dứt hợp đồng với người lao động trước mỗi dịp Tết. Bên cạnh đó, có những biện pháp phù hợp đối với những DN có dấu hiệu này liên tiếp nhiều năm.
Đảm bảo mọi người dân đều "có" Tết là việc mà các cơ quan chức năng cần quan tâm và có hành động thực tiễn, hiệu quả. Có như vậy an sinh xã hội và lòng dân mới được ổn định, cái tết của mỗi người, mỗi gia đình mới đầm ấm, yên vui.
Theo Xahoi
Gia Lai: Thưởng Tết giảm gần 40% so với năm ngoái Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai cho biết, thưởng Tết năm nay của các doanh nghiệp trong tỉnh giảm 38,6% so với năm ngoái. Báo cáo của 69 doanh nghiệp trên địa bản tỉnh Gia Lai cho thấy, mức thưởng Tết cao nhất là 40.800.000 đồng/người, thấp nhất là 300.000 đồng/người, bình quân là 3.791.000 đồng/người. Trong...