Thương nhân Trung Quốc tranh mua gỗ cao su, giá tăng “chóng mặt”
Trung Quốc đóng cửa rừng tự nhiên và cấm xuất khẩu gỗ nguyên liệu nên các thương nhân Trung Quốc tràn sang các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam, tìm mua gỗ cao su nguyên liệu, cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp nội địa.
Từ đầu năm 2017 đến nay, nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ cho rằng, họ không tìm mua được nguồn nguyên liệu, phần vì bị thương lái Trung Quốc cạnh tranh, phần vì giá gỗ nội địa tăng chóng mặt”.
Ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES) cho biết, từ đầu năm 2017, Trung Quốc chính thức đóng cửa rừng tự nhiên và cấm khai thác, xuất khẩu gỗ nguyên liệu. Để bù đắp cho sự thiếu hụt nguyên liệu, các thương nhân Trung Quốc đã tràn sang các nước để thu mua nguyên liệu, trong đó có Việt Nam.
Với tiềm lực kinh tế mạnh và có nhiều “mánh khóe” trong buôn bán, các thương lái Trung Quốc tăng cường thu mua, nâng giá bán, lũng đoạn thị trường ngay tại Việt Nam. Kèm theo đó là tình trạng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài và thương nhân Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp Việt hình thành hệ thống nhà máy, cơ sở thu mua nguyên liệu gỗ ở khắp các vùng nguyên liệu gỗ cao su cũng như gỗ keo tràm để xuất sang Trung Quốc.
Thu mua gỗ nguyên liệu tại huyện Tân Phú (Đồng Nai)
Ông Điền Quang Hiệp – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Minh Phát 2, cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, giá gỗ cao su trong nước tăng đến 40% so với thời điểm cuối năm 2016 và vẫn đang tiếp tục tăng thêm.
Trong khi đó, doanh nghiệp này hiện đang sử dụng 60-70% nguyên liệu là gỗ cao su để chế biến. Do đó, theo ông Hiệp, dù đã có sự chuẩn bị và tích trữ nguyên liệu trước, tuy nhiên, sự biến động giá quá lớn cũng khiến cho Minh Phát 2 đang thiếu hụt khoảng 50% nguyên liệu gỗ cao su để phục vụ cho các đơn hàng chế biến xuất khẩu.
Nhiều ý kiến cho rằng, trước những cạnh tranh không lành mạnh của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết giữa người trồng và người chế biến gỗ cao su. Tuy nhiên, việc liên kết này, nếu muốn, cũng rất khó.
Video đang HOT
Nhiều nơi, doanh nghiệp Việt Nam chỉ mua được cành, ngọn và gốc cao su
Nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ Việt cho biết, đã có đến 90% lượng nguyên liệu gỗ cao su tại Tây Nguyên đã bị các doanh nghiệp Trung Quốc bao chiếm, họ cắm xưởng xẻ tại địa phương, thuê người dân địa phương đi gom hàng, họ trả trước tiền mặt. Phần còn lại, doanh nghiệp trong nước chỉ mua được phần cành, ngọn và gốc cao su.
Nguyên nhân, theo bà Trần Thị Thúy Hoa, Trưởng ban Tư vấn phát triển ngành cao su thuộc Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), gỗ cao su là tài sản thanh lý, các doanh nghiệp phải thực hiện thu mua theo cơ chế đấu giá của Nhà nước. Do đó, dù có muốn liên kết với các doanh nghiệp chế biến gỗ thì các đơn vị cũng không thể chủ động được.
Bà Hoa cho biết, VRA đang kiến nghị Bộ Tài chính xem sản phẩm gỗ cao su là sản phẩm chính như cao su thiên nhiên. Từ đó, các doanh nghiệp có thể chủ động quyền điều hành, kế hoạch rải vụ, thời gian thanh lý… gỗ nguyên liệu cao su khi cần thiết.
“Khi đó, nguồn gỗ cao su cung cấp ra thị trường sẽ ổn định hơn và sự liên kết giữa các doanh nghiệp cao su với doanh nghiệp chế biến gỗ mới chủ động và bền chặt hơn”, bà Hoa cho biết.
Theo Danviet
Thực hư thông tin thương lái Trung Quốc thu mua lúa non ở Ninh Bình
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook xuất hiện thông tin nói về việc người dân ở một số huyện của Ninh Bình cắt lúa non (lúa đang ôm đòng) để bán cho thương lái Trung Quốc. Thông tin này khiến nhiều người hoang mang.
Người dân xã Gia Sinh chăn thả bò bên cánh đồng lúa của xã.
Theo đó, trong mấy ngày gần đây, người dân tại một số xã ven sông Hoàng Long thuộc địa phận huyện Gia Viễn cắt lúa non (lúa đang ôm đòng) bán cho lái buôn Trung Quốc với giá 1,2 triệu đồng/sào. Việc làm này khiến nhiều người lo ngại rằng đây là một chiêu "chơi xấu" của các lái buôn Trung Quốc và sẽ làm ảnh hưởng đến nền nông nghiệp cũng như sản lượng lúa của tỉnh Ninh Bình.
Ông Nguyễn Văn Át kiểm tra ruộng lúa đang thời kỳ trổ bông của gia đình ở xã Gia Trung, huyện Gia Viễn.
Ngay sau khi nhận được thông tin, ngày 23.3 phóng viên Dân Việt đã về Ninh Bình khảo sát và ghi nhận thực tế thực hư tin đồn trên. Tuy nhiên trong suốt quá trình xác minh cũng như tìm hiểu thông tin từ người dân (người trực tiếp cấy lúa) tại địa bàn có tin đồn, chúng tôi không hề phát hiện trường hợp người dân nào bán lúa non cũng như gặp thương lái thu mua lúa non.
Nghe thông tin phản ánh từ chúng tôi, bà Vũ Thị Sợi ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn tỏ ra khá bất ngờ. Bà Sợi cho biết: "Việc người dân ở các xã của Gia Viễn bán lúa non là không hề có, đó chỉ là tin đồn sai sự thật".
Ông Át cho biết: "Trung bình mỗi năm gia đình tôi cấy gần chục mẫu lúa, phần lớn các khâu sản xuất đều đã áp dụng máy móc nên không chỉ giảm được nhiều chi phí nhân công mà còn giúp năng suất tăng cao gấp nhiều lần sản xuất truyền thống".
Theo bà Sợi, hiện nay phần lớn các ruộng lúa ở các xã thuộc huyện Gia Viễn đang phát triển tốt và chuẩn bị phụt đòng phơi màu, chỉ có một số ít ruộng ở xã Gia Trung nông dân cấy sớm hiện lúa đã ôm đòng, trổ bông. "Hàng chục năm cấy lúa, tôi chưa từng thấy nông dân cắt lúa non bán mà mọi người đều để lúa chín mới thu hoạch mang về phơi khô mới bán và để phục vụ chăn nuôi" - bà Sợi khẳng định.
Đang đặt bẫy chuột trên thửa ruộng của gia đình, thấy chúng tôi đến hỏi chuyện lúa, ông Nguyễn Văn Át (63 tuổi) ở xã Gia Trung, huyện Gia Viễn bức xúc: "Làm gì có chuyện dân bán lúa non cho ai, toàn tin đồn gây hoang mang dư luận làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Tôi đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xác minh thông tin người đưa tin đồn trên lên mạng để xử lý nghiêm trước pháp luật".
Ông Xuân Tạo - Chủ tịch UBND xã Gia Trung, huyện Gia Viễn cho biết, thời điểm này đang vào mùa vụ nên lãnh đạo, cán bộ xã thường xuyên xuống các cánh đồng khảo sát xem tình hình sâu bệnh để hướng dẫn nông dân có biện pháp phòng, trừ kịp thời. "Chúng tôi chưa từng nghe cũng như thấy thương lái nào đến địa phương thu mua lúa non. Mà nếu có người đến thu mua thật thì người dân sẽ báo lên chính quyền, chúng tôi sẽ ngăn chặn ngay".
Trao đổi với phóng viên, ông Trần Văn Hà - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Ninh Bình cho biết: "Việc thu mua lúa đang làm đòng là có thật song không phải do thương lái Trung Quốc thu mua mà chủ yếu do các chủ cơ sở làng nghề ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô... ký hợp đồng thu mua nguyên liệu với các hộ dân cấy lúa trên địa bàn đưa về nhằm mục đích sản xuất, chế biến ra sản phẩm thủ công có hình các con vật (sản phẩm được làm từ nguyên liệu là các cây lúa non được phơi khô rất dẻo, thơm) để xuất khẩu ra nước ngoài".
Một số ruộng lúa cấy sớm ở xã Gia Trung, huyện Gia Viễn đã bắt đầu làm đòng, trổ bông.
Theo ông Hà, việc các cơ sở thu mua lúa đòng của bà con về làm nguyên liệu phục vụ làng nghề không ảnh hưởng nhiều đến sản lượng lúa của tỉnh, ngược lại còn giúp cho người dân cấy lúa có thêm thu nhập. "Nghề quấn rơm khô xuất ngoại đã và đang phát triển tốt và mang lại thu nhập khá cao cho người dân một số huyện của Ninh Bình. Hiện, nghề này vẫn được tỉnh khuyến khích, ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, quan điểm của tỉnh là các chủ cơ sở thu mua lúa của bà con phải có hợp đồng rõ ràng để giúp cho 2 bên đều có lợi" - ông Hà khẳng định.
Theo Danviet
Trái chuối cho gia súc ăn và chuyện thương lái Trung Quốc Trái chuối của nông dân ở hai huyện Trảng Bom, Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) đang chín rục trên cây, nông dân chặt xuống phân trái cho gia súc ăn. Giá chuối giảm nhiều quá, năm ngoái thời điểm này là 13.000/kg. Hiện tại, giá ngày 11.2 đang từ 500 đồng đến 2.000 đồng/kg tuỳ chất lượng chuối. Nguyên nhân dẫn đến tình...