Thượng nghị sĩ bang Mỹ bị cảnh sát còng tay, xịt hơi cay
Zellnor Myrie, thượng nghị sĩ bang New York, bị cảnh sát xịt hơi cay và khống chế khi tham gia biểu tình ôn hòa sau cái chết của George Floyd.
Thượng nghị sĩ người Mỹ gốc Phi Zellnor Myrie hôm 29/5 tham gia cuộc biểu tình ôn hòa ở thành phố New York. “Tôi đến từ Brooklyn. Tôi đại diện cho một vùng rộng lớn của trung tâm Brooklyn và khi nghe thấy có một nhóm người phản đối bạo lực cảnh sát, tôi quyết định tham gia”, Myrie nói với CNN hôm 2/6 về việc mình có mặt trong đoàn biểu tình.
Myrie cũng nói rằng ông muốn tham gia không chỉ để thể hiện sự đoàn kết với người biểu tình mà còn đóng vai trò liên lạc giữa người biểu tình và lực lượng thực thi pháp luật trên cương vị là một quan chức được bầu.
Myrie mặc một chiếc áo phông màu xanh nõn chuối nổi bật có in dòng chữ “thượng nghị sĩ” và đến báo với cảnh sát về sự hiện diện của ông. Tuy nhiên, không lâu sau đó, một nhóm cảnh sát đạp xe hướng về phía đoàn biểu tình.
Thượng nghị sĩ bang New York cho biết trong nỗ lực bảo vệ người biểu tình trước cảnh sát, ông đã bị nhân viên hành pháp xịt hơi cay vào mặt rồi còng tay dẫn đi.
Thượng nghị sĩ Zellnor Myrie bị cảnh sát khống chế khi tham gia biểu tình ở thành phố New York hôm 29/5. Ảnh: Reuters.
“Khi tôi đang tuân theo mệnh lệnh, họ bảo chúng tôi lùi lại, tôi đã lùi lại. Tôi cố gắng bảo vệ một số người biểu tình phía sau mình. Tôi tuân theo yêu cầu nhưng bắt đầu bị xe đạp của cảnh sát đâm vào lưng. Tôi bị xô đẩy, cuối cùng bị xịt hơi cay và còng tay. Đơn giản vì tôi ở đó để phản đối mạnh mẽ”, ông nói.
Một lúc sau, cảnh sát mới nhận ra Myrie là ai. Ông sau đó được thả và được chăm sóc y tế. “Việc điều trị chỉ bởi chức danh của tôi. Nếu tôi không có chức danh thượng nghị sĩ, tôi cũng sẽ bị xử lý như bất kỳ người biểu tình nào khác”, Myrie cho hay, thêm rằng nhiều người biểu tình đang đối mặt nguy cơ bị truy tố.
Thượng nghị sĩ cũng chia sẻ trên Twitter những bức ảnh ông đang la hét khi bị cảnh sát xịt hơi cay và khống chế. Bức ảnh đã nhận được hơn 40.000 lượt thích và làm dấy lên sự giận dữ về cách cảnh sát ứng phó người biểu tình.
Xuất hiện trên chương trình Channel Nine Today sáng 3/6, Myrie tiết lộ ông tin rằng ông cũng như nhiều người biểu tình khác bị cảnh sát tấn công đơn giản vì màu da. “Đây là lý do chúng tôi biểu tình. Nhiều người trong chúng tôi bị nhắm mục tiêu đơn giản chỉ vì chúng tôi là người da màu”, Myrie cho hay.
Biểu tình xảy ra tại ít nhất 140 thành phố của Mỹ sau cái chết của George Floyd ở bang Minnesota đầu tuần trước. Người dân một số nước như Anh, Đức, Canada và Brazil, Australia để đòi công lý cho người da màu và lên án hành vi bạo lực quá mức của cảnh sát đối với cộng đồng này.
Vệ binh Quốc gia quỳ gối cùng người biểu tình Mỹ
Lính Vệ binh Quốc gia tại một số thành phố ở Mỹ quỳ gối theo lời kêu gọi của người biểu tình và chia sẻ sự đau buồn với họ.
Hàng trăm người biểu tình tuần hành tới trụ sở cơ quan lập pháp bang Minnesota vào chiều 2/6 dưới sự hộ tống của cảnh sát thành phố St. Paul. Một sĩ quan chỉ huy nhóm Vệ binh Quốc gia làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh tại tòa nhà đã bất ngờ quỳ gối và đối thoại với đoàn tuần hành.
Những người biểu tình liền kêu gọi nhau "hãy quỳ xuống" để đáp lại hành động của sĩ quan trên.
Vệ binh Quốc gia Minnesota quỳ gối cùng người biểu tình trước trụ sở cơ quan lập pháp bang, ngày 2/6. Video: KSTP.
"Các bạn thế nào? Là một công dân Minnesota, tôi rất lấy làm tiếc về sự mất mát của các bạn. Tôi rất lấy làm tiếc về cái chết của George Floyd. Là một con người, trái tim tôi đau đớn", người lính Vệ binh Quốc gia nói. Anh cũng thông báo lực lượng này sẽ tránh mặt và cho phép mọi người biểu tình ôn hòa theo quyền trong Tu chính án I của Hiến pháp Mỹ.
Người biểu tình đã vỗ tay và hò reo, một vài người da màu tiến đến ôm sĩ quan trên. Anh sau đó chạy về phía các binh sĩ khác và yêu cầu họ rút vào trong tòa nhà.
Vệ binh Quốc gia và người biểu tình quỳ gối trên đường phố Los Angeles, bang California, ngày 6/2. Ảnh: AFP.
Cùng ngày, hàng nghìn người biểu tình đổ ra đại lộ Sunset và phố Vine ở Hollywood, thành phố Los Angeles, bang California, và gặp cảnh sát cùng Vệ binh Quốc gia. Một vài người hô lên "hãy quỳ xuống" và ít nhất hai Vệ binh Quốc gia hưởng ứng lời kêu gọi. Đám đông reo hò, vỗ tay và hô vang "cảm ơn".
Tuy nhiên, những người biểu tình khác đụng độ với cảnh sát vì bị chặn đường. Họ hô lên "Hãy để chúng tôi đi" nhưng cảnh sát không đồng ý và dùng dùi cui để đẩy lùi đám đông.
Biểu tình "tôi không thở được" phản đối cảnh sát ghì chết George Floyd, một người đàn ông da màu tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, đang diễn ra khắp nước Mỹ. Phần lớn các cuộc biểu tình ôn hòa. Tại một số nơi, nhân viên hành pháp quỳ gối cùng người biểu tình để chia sẻ với họ.
Tuy nhiên, nhiều cuộc biểu tình biến thành bạo động và cướp phá, khiến ít nhất 40 thành phố của Mỹ áp lệnh giới nghiêm. Hơn 20.000 lính Vệ binh Quốc gia được triển khai để hỗ trợ các cơ quan thực thi pháp luật ở thủ đô Washington và 28 bang.
Đạo luật cho phép Trump điều binh đối phó biểu tình Vệ binh Quốc gia - 'Cây gậy' Trump dùng ứng phó biểu tình 19
Lao xe vào cảnh sát chống biểu tình Mỹ Một tài xế điều khiển chiếc SUV lao nhanh vào hàng ngũ cảnh sát trong cuộc biểu tình bạo lực ở bang New York, khiến hai sĩ quan bị thương. Tài xế điều khiển chiếc SUV tăng tốc lao thẳng vào nhóm cảnh sát đang khống chế một người đàn ông trong vụ gây loạn ở đại lộ Bailey, thành phố Buffalo tối...