Thương mại Việt Nam-Cuba: Nhiều dư địa tăng trưởng
Hơn 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, có thể nói vị thế của Việt Nam và Cuba ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.
Điều này được thể hiện qua kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước tăng trưởng và duy trì ở mức khoảng 200 triệu USD/năm. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan từ Cuba khiến trao đổi thương mại giữa hai nước có phần giảm sút. Dù vậy, Cuba vẫn nằm trong top 10 quốc gia có kim ngạch thương mại cao với Việt Nam tại khu vực châu Mỹ. Đặc biệt, nhằm chia sẻ với Việt Nam trong ứng phó dịch COVID-19, Cuba đã quyết định tặng lô thuốc gồm hàng nghìn liều Interferon Alfa 2B để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 và sẽ hợp tác, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc này cho Việt Nam.
Dược phẩm, một trong những mặt xuất khẩu chủ lực của Cuba. Ảnh: Lê Hà/PV TTXVN tại Cuba
Chuyến thăm Cuba của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 18-20/9 sẽ là cầu nối thắt chặt thêm mối quan hệ giữa hai nước, qua đó thúc đẩy thương mại song phương phát triển bền vững.
Bạn hàng thân thiết
Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 9 tháng 11 năm 2018, Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Cuba được ký kết tại Hà Nội nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Miguel Diaz Canel.
Theo đó, ngày 10 tháng 2 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 8/NQ-CP về việc phê duyệt Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Cuba. Hiệp định chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2020.
Ngay sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba được phê duyệt, với tinh thần chủ động và tích cực, Bộ Công Thương đã nghiên cứu và xây dựng Thông tư quy định quy tắc xuất xứ trong Hiệp định để sớm triển khai ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Kể từ ngày 3 tháng 8 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1173/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan để phổ biến, tuyên truyền nội dung và các cam kết của Hiệp định tới cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan liên quan.
Video đang HOT
Cùng với đó, Bộ Công Thương dự kiến tổ chức chuỗi hoạt động phổ biến Hiệp định tới đông đảo cộng đồng doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm bao gồm các hội thảo phổ biến Hiệp định và ấn phẩm tuyên truyền.
Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, thời điểm trước năm 2020, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Cuba duy trì ở mức khoảng 200 triệu USD/năm.
Tuy nhiên, tính đến nay, tỷ lệ tận dụng Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba còn thấp do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như dịch bệnh COVID-19 kéo dài cũng như khó khăn trong vấn đề thanh toán của các doanh nghiệp Cuba.
Nếu như năm 2019 tổng kim ngạch trao đổi song phương giữa Việt Nam và Cuba đạt 226,8 triệu USD; trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Cuba đạt 221,6 triệu USD và nhập khẩu từ Cuba đạt 5,2 triệu USD thì đến năm 2020 tổng kim ngạch trao đổi song phương chỉ dừng lại ở 178,5 triệu USD; trong đó xuất khẩu sang Cuba đạt 175,6 triệu USD và nhập khẩu từ Cuba là 2,9 triệu USD.
Riêng 6 tháng đầu năm 2021, tổng trao đổi kim ngạch hai nước đạt 53,7 triệu USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Cuba đạt 51,4 triệu USD và nhập khẩu đạt 2,3 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Cuba chủ yếu là gạo, cà phê, sản phẩm hoá chất, dệt may, giày dép, máy tính và linh kiện, vật liệu xây dựng, gốm sứ, máy móc và thiết bị, phụ tùng…; trong đó gạo là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Cuba. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ thị trường nước này là vaccine và dược phẩm.
Theo Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, trong những năm qua, Bộ Công Thương duy trì tổ chức đoàn tham gia Hội chợ quốc tế La Havana (FIHAV) 2 năm/lần tại La Havana, Cuba. Ở chiều ngược lại, Bộ Công Thương đã hỗ trợ cho phía Cuba một số gian hàng tại các Triển lãm Vietnam Expo, Food Expo.
Đặc biệt năm 2018, Đoàn Cuba tham gia Vietnam Expo nhiều nhất trong các năm, bao gồm 30 tập đoàn/tổng công ty trên nhiều lĩnh vực như: cơ khí điện, năng lượng tái tạo; công nghiệp, chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu, hệ thống tưới tiêu; dược phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Hiện tại, Việt Nam có 4 dự án đang hoạt động tại Cuba gồm: Dự án sản xuất bỉm, tã lót do Công ty Thái Bình; Dự án nhà máy bột giặt của Công ty Thái Bình tại Đặc khu kinh tế Mariel; Dự án liên doanh sản xuất và bán sản phẩm sứ, gạch ốp lát, nội thất vệ sinh của Tổng Công ty Viglacera; Dự án đầu tư phát triển khu công nghiệp (Vimariel) tại phân khu A trong Đặc khu kinh tế Mariel, bao gồm thiết kế, đầu tư, xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở hạ tầng khu công nghiệp của Tổng Công ty Viglacera.
Chờ đợi cơ hội
Theo nhận định từ các chuyên gia thương mại, Việt Nam và Cuba có mối quan hệ truyền thống đặc biệt và đây là cơ sở vững chắc cho hợp tác mọi mặt, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư.
Hơn nữa, cơ chế hợp tác Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Cuba và các khuôn khổ pháp lý khác như các Hiệp định, Ý định thư.. giữa hai nước tương đối hoàn thiện để tạo đà phát triển cho quan hệ cũng như hợp tác trong mọi lĩnh vực.
Đặc biệt, Hiệp định Thương mại Việt Nam – Cuba là một khuôn khổ pháp lý quan trọng để thúc đẩy trao đổi thương mại song phương trong thời gian tới.
Thị trường Cuba vẫn tiếp tục có nhiều nhu cầu nhập khẩu hàng hóa do các ngành sản xuất trong nước vẫn chưa có những phát triển đáng kể. Do đó, đây sẽ là cơ hội cho các mặt hàng truyền thống của Việt Nam vào Cuba.
Tuy nhiên, các chuyên gia thương mại cũng chỉ ra rằng, vị trí địa lý xa xôi, ngôn ngữ và văn hóa hai nước khác biệt là khó khăn khách quan đối với các doanh nghiệp hai nước vào thị trường của nhau.
Không những thế, việc khó khăn về kinh tế, khan hiếm ngoại tệ cũng là rào cản khiến Cuba phải giảm lượng nhập khẩu từ các nước nói chung và từ Việt Nam nói riêng.
Đại diện Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ nhấn mạnh, thời gian tới khi dịch COVID-19 trên thế giới được kiểm soát, tình hình kinh tế thế giới dần phục hồi các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên quan tâm tìm hiểu thị trường Cuba.
Bởi, theo đại diện Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ, tuy dân số chỉ 11,2 triệu dân nhưng nhu cầu hàng hoá tại Cuba rất đa dạng. Vì thế, dư địa cho hàng Việt Nam vào thị trường này là rất lớn mà tiêu chuẩn kỹ thuật không khắt khe như các thị trường khó tính khác.
Hiện tại, Cuba đang tập trung phát triển sản xuất trong nước, hướng tới thay thế nhập khẩu nên có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng như nguyên liệu phục vụ sản xuất, máy móc, trang thiết bị; các mặt hàng như dệt may, giày dép, hàng gia dụng, tiêu dùng.
Đặc biệt, Hiệp định Thương mại Việt Nam-Cuba đi vào thực thi sẽ góp phần tạo khuôn khổ pháp lý ổn định và thông thoáng, thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương.
Đồng thời, Hiệp định cũng sẽ đem lại lợi ích to lớn cho cộng đồng doanh nghiệp hai bên, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường của nhau để từ đó thúc đẩy kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều, đưa quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Cuba lên tầm cao mới.
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài
Trang mạng entrepreneur.com ngày 19/8 đăng bài viết phản ánh về sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam, cùng đó là nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài bất chấp các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử tại Công ty TNHH Bluecom Vina, 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, tại khu công nghiệp Tràng Duệ (Hải Phòng). Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Bài viết đề cập đến việc Việt Nam trong vài năm gần đây đã thực hiện một số hiệp định thương mại với các nước và các chính sách linh hoạt để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, cho rằng điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nhân vì ngành công nghiệp này đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Theo bài viết, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước xuất khẩu điện tử chủ lực, xếp thứ 12 trên thế giới. Xuất khẩu tăng ổn định với mức tăng trung bình 12 tỷ USD/năm, từ 47,3 tỷ USD lên 96,9 tỷ USD vào năm 2019. Từ năm 2015-2019, nhập khẩu các mặt hàng điện tử tăng gần 2 lần. Việt Nam có ngành công nghiệp điện tử đa dạng từ điện thoại di động, tivi, camera, thiết bị điện, mạch tích hợp điện tử...
Bài viết cũng đề cập đến lợi thế khi đầu tư tại Việt Nam. Cụ thể, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ giúp giảm thuế quan thương mại và thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam, giúp hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) và hiệp định này sẽ giảm dần hầu hết các loại thuế quan, hàng rào quy định và các rào cản để tạo cơ hội kinh doanh cho cả hai bên.
Đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Việt Nam đã khiến xã hội phải thực hiện giãn cách, hạn chế và làm gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến các doanh nghiệp phải đóng cửa. Bất chấp các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam, nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn Việt Nam là điểm đến hàng đầu để thiết lập các nhà máy sản xuất điện tử.
Theo báo cáo gần đây của Fitch Solutions, ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của Việt Nam sẽ tăng trong năm 2021 nhờ "triển khai tiêm chủng vaccine toàn cầu và nhu cầu đối với các ngành xuất khẩu chủ lực tăng mạnh". Ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ "sức mua, nhân khẩu học và xu hướng hiện đại hóa kinh tế, vốn giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến triển vọng trong khu vực khi các nhà cung ứng bắt đầu khai thác tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và dòng người mua lần đầu".
Với những diễn biến quan trọng gần đây của ngành công nghiệp điện tử, Việt Nam là trung tâm sản xuất điện tử quan trọng trong khu vực, qua đó thu hút các nhà đầu tư và doanh nhân nên không bao giờ là quá muộn để tận dụng tối đa thị trường tiềm năng của Việt Nam.
Hai bệnh nhân COVID-19 diễn biến rất nặng BN1536 và BN1823 đang trong tình trạng rất nặng, phải sử dụng tới ECMO (tim phổi nhân tạo). Theo Bộ Y tế, hiện cả nước có 11 bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Trong đó, 2 trường hợp là BN1536 và BN1823 đang trong tình trạng rất nặng. BN1536, 79 tuổi, từ Mỹ về Việt Nam ngày 15/1. Bệnh nhân đang trong tình trạng...