Thương mại và kiều hối của Nga thúc đẩy triển vọng tăng trưởng của Trung Á
Các công ty Nga chuyển địa điểm sang các nước Trung Á và nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc càng làm tăng thêm động lực phát triển của khu vực.
Một góc thành phố Astana ở Kazakhstan. Ảnh: Euractiv
Hãng tin Reuters dẫn đánh giá của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) mới đây cho biết, các nền kinh tế Trung Á từ Mông Cổ đến Kazakhstan và Uzbekistan sẽ chứng kiến tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay và năm tới nhờ dòng thương mại và chuyển tiền từ Nga tăng lên.
Cụ thể, Trung Á chứng kiến tăng trưởng lớn nhất so với tất cả các khu vực mà EBRD dự báo tăng trưởng hai năm mới nhất: Hiện dự kiến khu vực này sẽ tăng trưởng 5,7% vào năm 2023 và 5,9% năm 2024.
Nhà kinh tế trưởng Beata Javorcik của EBRD nói với Reuters: “Trung Á đang đóng vai trò trung gian trong thương mại giữa Tây Âu và Nga”. Điều này là do các lệnh trừng phạt của phương Tây đã hạn chế thương mại của châu Âu với Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine.
“Nga đã đăng ký 3,5 triệu lao động nhập cư mới vào năm 2022 và 90% trong số này đến từ Trung Á. Do đồng rúp của Nga mạnh trong nửa đầu năm, điều đó đã thúc đẩy lượng kiều hối đổ về các quốc gia ở Trung Á”, chuyên gia kinh tế trên lưu ý.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các công ty Nga chuyển địa điểm sang các nước Trung Á và nhu cầu hàng hóa của Trung Quốc càng làm tăng thêm động lực. Kazakhstan cho biết họ mở cửa cho hoạt động kinh doanh và nhiều doanh nghiệp Nga đã chuyển công ty sang quốc gia Trung Á này.
EBRD cũng nâng cao triển vọng tăng trưởng ở Thổ Nhĩ Kỳ do chính phủ nước này tăng cường kích thích tài chính trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 5 vừa qua. Theo báo cáo mới nhất của EBRD về triển vọng kinh tế, điều này sẽ giúp bù đắp một phần triển vọng tăng trưởng yếu hơn ở châu Âu mới nổi và khu vực Địa Trung Hải.
Tăng trưởng của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia nhận quỹ EBRD lớn nhất, đã được điều chỉnh lên 3,5% so với 2,5%, vào năm 2023, trong khi các nền kinh tế ở Trung Âu và các nước vùng Baltic dự kiến sẽ tăng 0,5% vào năm 2023 và 2,5% vào năm 2024.
Nhìn chung, khu vực EBRD bao gồm khoảng 40 nền kinh tế dự kiến tăng trưởng 2,4% vào năm 2023 và 3,2% vào năm 2024. Tuy nhiên, chi phí năng lượng tiếp tục là một điểm khó khăn.
Tiêu thụ khí đốt ở châu Âu mới nổi giảm hơn 20% trong mùa Đông 2022-2023 so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung từ Nga ít hơn đã thúc đẩy giá năng lượng tăng. Nhưng ngay cả khi giá xăng dầu ở châu Âu giảm xuống mức đầu năm 2021, giá vẫn cao hơn gần 4 lần so với giá xăng dầu ở Mỹ.
Chuyên gia Javorcik nói: “Các quốc gia đang trên con đường giảm phát, sẽ mất một thời gian để quay trở lại mục tiêu”.
Theo báo cáo, ngành công nghiệp châu Âu đã chuyển hướng khỏi các lĩnh vực sử dụng nhiều khí đốt như vật liệu xây dựng, hóa chất, kim loại cơ bản và giấy, đồng thời tăng cường sản xuất trong các lĩnh vực ít carbon hơn như thiết bị điện, sản xuất ô tô và dược phẩm.
Đức tìm được đối tác mới thay thế nguồn nhập khẩu dầu của Nga
Một quốc gia Trung Á đã thông báo sẵn sàng "tăng nguồn cung và cung cấp dầu lâu dài" cho Đức.
Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) tại một cuộc họp báo ở Berlin tháng 9/2023. Ảnh: Ảnh: DW
Theo báo Deutsche Welle, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev cho biết trong chuyến thăm Berlin cuối tuần này rằng nước này sẵn sàng tăng cường xuất khẩu dầu sang Đức trong thời gian dài, vì Berlin thiếu tài nguyên đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho hàng nhập khẩu từ Nga trong bối cảnh xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Tokayev nêu rõ trong cuộc họp báo với Thủ tướng Olaf Scholz rằng Astana đã vận chuyển 500.000 tấn dầu tới Đức qua đường ống Druzhba của Nga trong năm nay, sau quyết định của Berlin ngừng mua dầu của Nga.
Ông Tokayev nói trong một cuộc họp báo: "Theo yêu cầu của những người bạn Đức, tôi xác nhận rằng Kazakhstan sẵn sàng tăng nguồn cung dầu và thực hiện lâu dài", đồng thời mô tả Đức là một "quốc gia đối tác chiến lược trong EU.
Trong khi đó, Thủ tướng Scholz mô tả Kazakhstan là "một đối tác quan trọng để mở rộng các kênh cung cấp, chẳng hạn như nhập khẩu dầu thô, và giúp Đức độc lập với việc cung cấp năng lượng của Nga".
Ông Scholz lưu ý thêm Kazakhstan là mộ trong những đối tác thương mại Trung Á quan trọng nhất của Đức và thông báo rằng hai bên đã đồng ý cải thiện các điều kiện thương mại và đầu tư.
Cuộc gặp song phương giữa hai nhà lãnh đạo trên diễn ra ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh khu vực Đức - Trung Á ở Berlin diễn ra vào cuối tuần này, trong đó các nhà lãnh đạo từ Uzbekistan, Turkmenistan, Kyrgyzstan và Tajikistan cũng sẽ tham dự.
Theo truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ với Nga và trước đây là một phần của Liên Xô, Kazakhstan đã tìm cách đa dạng hóa mối quan hệ của mình kể từ cuộc xung đột ở Ukraine. Thủ tướng Scholz mô tả việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ là một ví dụ về việc Astana giúp Berlin duy trì và thực hiện lệnh trừng phạt của EU đối với Nga.
Ông Scholz nhấn mạnh: "Thật tốt và hữu ích khi Kazakhstan hỗ trợ chúng tôi tránh vi phạm các biện pháp trừng phạt và đã thiết lập các biện pháp ứng phó tích cực".
Quốc gia tăng trưởng nhanh nhất thế giới, có thể bùng nổ 100% Nền kinh tế của quốc gia này đang trên đà tăng trưởng hơn 100% vào năm 2028, chủ yếu nhờ lợi nhuận từ ngành sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ. Tăng trưởng tích cực nhất thế giới Guyana, quốc gia ở Nam Mỹ với dân số khoảng 800.000 người, được dự đoán sẽ tăng trưởng 38% vào cuối năm nay. Dự báo...