Thương mại điện tử Việt Nam khác thế nào với Trung Quốc và Amazon?
Hệ sinh thái buôn bán trực tuyến tại Việt Nam có những đặc trưng riêng rất đặc thù so với Amazon hay nhiều nước trong khu vực.
Trong buổi gặp với truyền thông mới đây, ông Phan Xuân Dũng, Giám đốc Kinh doanh Ninja Van Việt Nam, nhận được câu hỏi về sự khác biệt giữa thương mại điện tử trong nước so với các quốc gia ở Đông Nam Á.
Về vấn đề này, ông Dũng cho hay thương mại điện tử Việt Nam và các nước trong khu vực có những điểm chung như mức độ tăng trưởng nhanh, cả người mua lẫn người bán đều thích nghi tốt với xu hướng và công nghệ. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có 3 điểm khác biệt rất đặc thù.
Dây chuyền phân loại hàng hoá bên trong kho của hãng vận chuyển thương mại điện tử.
Đầu tiên, tỷ trọng thanh toán COD (Cash On Delivery – giao hàng rồi mới đưa tiền) tại Việt Nam tương đối cao, ở mức 90-95%. Chỉ có khoảng 5-10% người mua hàng trên thương mại điện tử trong nước thanh toán bằng thẻ hoặc ví điện tử. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Singapore có thể lên đến 95-99%.
Do tỷ lệ COD cao như vậy nên nảy sinh một số vấn đề trong việc vận hành. Ví dụ, người mua không phải trả tiền trước nên khi hàng chuyển tới có khi họ không nhận. Hoặc người tài xế nhận tiền, giữ tiền của khách nên đẻ ra nhiều chuyện rắc rối.
Thứ hai, số lượng nhà bán nhỏ lẻ tại Việt Nam chiếm tỷ lệ cao so với sàn thương mại điện tử và nhà bán quy mô lớn. Theo ông Dũng, Amazon hay các sàn thương mại điện tử tại Trung Quốc thường nhập số lượng hàng lớn về kho rồi bán lại cho người tiêu dùng. Trong khi đó, mô hình này không phổ biến tại Việt Nam.
Hiện nay, thị trường buôn bán online tại Việt Nam được chia đôi. Một nửa đơn hàng thuộc về nhà bán nhỏ lẻ có quy mô từ 5-20 đơn hàng/ngày, nửa còn lại do sàn giao dịch và nhà bán lớn nắm giữ.
“Nhìn một góc độ nào đó, người Việt Nam có tinh thần tự làm doanh nhân, tự tạo nghề nghiệp cho mình”, ông Dũng ví von.
Video đang HOT
Theo ông Dũng, việc này kéo theo một số yếu tố tích cực khác. Chẳng hạn, vì thị trường quá cạnh tranh nên một số nhà bán quy mô lớn tại Việt Nam chuyển hướng sang bán ở Indonesia, Thái Lan, Philippines… Đã có trường hợp doanh nghiệp Việt nhập hàng từ Trung Quốc để bán qua Philippines.
Đặc trưng thứ ba của thương mại điện tử Việt Nam là hệ sinh thái đa kênh rộng lớn. Hiện nay, cả người bán lẫn người mua đều có thể giao dịch trên nhiều kênh khác nhau. Ví dụ người bán có thể bán trên Facebook cá nhân, tạo nhóm bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội, hoặc bán trên Shopee, Lazada. Ngoài ra, họ cũng có thể tự lập website hay ứng dụng riêng để bán hàng. Điều này dẫn đến hệ thống buôn bán đa kênh (omni channel) tại Việt Nam phát triển rất mạnh.
“Có thể nói không có nước nào có hệ sinh thái bán hàng trực tuyến đầy đủ và đa dạng tính năng như vậy”, ông Dũng kết luận.
Vì sao 11.11 thành 'bão mua sắm' tại sàn thương mại điện tử Đông Nam Á?
Ngày độc thân 11.11 (hay còn gọi là Singles Day) là ngày lễ tự phát xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc và dần lan rộng khắp các nước Đông Nam Á.
Từ một dịp để những người trẻ thả ga mua sắm và chiều chuộng bản thân khi chưa tìm thấy "nửa kia", trào lưu này đã nhanh chóng lan tỏa khắp khu vực, biến 11.11 thành lễ hội giảm giá được mong đợi nhất hằng năm.
Chỉ riêng trong năm 2020, Tập đoàn Alibaba của Trung Quốc đã đón nhận 250.000 thương hiệu trong lễ hội 11.11, thu về doanh thu 74,1 tỉ USD và xử lý hơn 2,32 tỉ đơn hàng phân phối.
Ngày 11.11 trở thành trào lưu mua sắm lan rộng khắp Đông Nam Á
Xu hướng này nhanh chóng phủ sóng khắp Đông Nam Á trong những năm gần đây, biến 11.11 trở thành một trong những động lực mang lại doanh thu lớn nhất cho hàng nghìn thương hiệu trên thị trường. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.
Năm 2020, Việt Nam ghi nhận những số liệu tăng trưởng kỷ lục ở cả ba sàn thương mại điện tử hàng đầu trong nước. Chỉ trong khung giờ 0 - 2 giờ ngày 11.11.2020 diễn ra Lễ hội mua sắm 11.11, Lazada đã ghi nhận số lượng sản phẩm được cho vào giỏ hàng tăng gấp đôi so với dịp sale năm trước, bán ra 20.000 điện thoại di động, 3.000 tivi, 50.000 phiếu ưu đãi ăn uống có giá trị 1.000 đồng trong cùng khung giờ.
Trên Shopee một thương hiệu thời trang đã đạt được doanh thu hơn 2 tỉ đồng. Trong khi đó, Tiki - nền tảng thương mại điện tử "cây nhà lá vườn" của Việt Nam thiết lập kỷ lục mới với mức doanh số tăng 50% so với dịp 10.10 cùng kỳ.
Ông Andrew Maher - Giám đốc TMX Việt Nam cho rằng các thương hiệu và doanh nghiệp cần lập kế hoạch và chuẩn bị tỉ mỉ trước thềm lễ mua sắm để tối đa hóa doanh số và đáp ứng hiệu quả nhu cầu mua khổng lồ của khách hàng
Sở dĩ ngày 11.11 du nhập từ Trung Quốc trở thành sự kiện mua sắm được mong chờ tại các nước Đông Nam Á là nhờ chiến lược tối ưu hóa doanh số và khả năng tạo ảnh hưởng của các sàn thương mại điện tử, thể hiện qua những nhân tố then chốt:
Chiến lược tiếp thị đóng vai trò quan trọng
Các thương hiệu thường lên kế hoạch cho hoạt động tiếp thị trước vài tháng để tăng tối đa doanh số bán hàng trong thời gian diễn ra sự kiện, với các hoạt động như quảng cáo trực tuyến, ưu đãi trong ứng dụng và mở đơn đặt hàng sớm được bắt đầu trước hai tuần hoặc một tháng.
Tiếp thị đa kênh cũng là một phương pháp hữu ích để tiếp cận khách hàng với quy mô rộng hơn, như tận dụng phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị thông qua người có tầm ảnh hưởng.
Các sàn thương mại điện tử tận dụng nhiều phương tiện truyền thông
Tại thời điểm này năm 2020, chiến dịch truyền thông của Lazada đã tiếp cận và tạo độ lan tỏa tới hơn 8,6 triệu người. Đồng thời, Shopee cũng thành công rực rỡ với chiến lược tiếp thị thông qua người có tầm ảnh hưởng khi thu hút 222.156 lượt thích, 3.540 lượt chia sẻ và 12.972 lượt bình luận trên các phương tiện truyền thông xã hội trong sự kiện.
Nhiều hoạt động tương tác, giữ chân người tiêu dùng
Các sàn thương mại điện tử sử dụng lễ hội mua sắm 11.11 như một cơ hội để tìm hiểu phản ứng của thị trường với sản phẩm mới và tận dụng cơ hội này để không ngừng tiếp cận, khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu bằng các hoạt động tương tác.
"Shoppertainment" (sự kết hợp giữa mua sắm và giải trí) và phát huy tối đa chiến lược này trong lễ hội 11.11. Theo đó, hàng loạt hoạt động tương tác sẽ diễn ra như livestream các buổi biểu diễn của người nổi tiếng, mời người tiêu dùng chơi trò chơi để giành được ưu đãi hoặc thu thập phiếu thưởng.
Nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng
Khi người tiêu dùng ngày càng phụ thuộc vào công nghệ để mua sắm trực tuyến, kỳ vọng của họ về trải nghiệm mua sắm chất lượng sẽ tăng cao hơn.
Nhiều người lo ngại nguy cơ bị đánh cắp danh tính, lừa đảo và sử dụng thẻ tín dụng trái phép khi mua sắm trực tuyến. Do đó, các sàn thương mại điện tử luôn phải đảm bảo hệ thống xử lý thanh toán được mã hóa và bảo mật cao bằng cách hợp tác với các cổng thanh toán đáng tin cậy, cung cấp chính sách hoàn tiền, giữ tinh thần trách nhiệm khi xem xét các giao dịch, cam kết bảo mật dữ liệu trong quá trình thanh toán.
Khách hàng ngày càng kỳ vọng vào trải nghiệm mua sắm và dịch vụ giao hàng
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng xây dựng một hệ thống quản lý đơn hàng (OMS) hiệu quả, đảm bảo rằng không có đơn đặt hàng nào bị bỏ sót, tất cả các khoản thanh toán đều được xử lý đúng cách và hàng tồn kho được quản lý chính xác.
Cuối cùng, dịch vụ hậu cần là nhân tố không thể thiếu. Người tiêu dùng ngày nay mong muốn nhận sản phẩm trong tình trạng nguyên vẹn và được giao với thời gian nhanh nhất, từ đó mở đường cho sự phát triển của các dịch vụ giao hàng trong ngày hay giao nhanh 24 giờ trên các sàn thương mại điện tử.
Nhìn chung, bên cạnh nhu cầu mua sắm ngày càng tăng của khách hàng Đông Nam Á, nỗ lực phát triển không ngừng và chiến lược phù hợp của các sàn thương mại điện tử tại khu vực này là động lực chính giúp lan tỏa ngày lễ 11.11, biến sự kiện này trở thành "cơn bão mua sắm" lớn nhất trong năm.
Đại dịch khiến MacBook, Pixel 6 chưa được sản xuất ở Việt Nam Dịch Covid-19 khiến nhiều ông lớn công nghệ chưa thể chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và các quốc gia khác. Đại dịch Covid-19 đang khiến cho kế hoạch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam của Apple, Google hay Amazon gặp nhiều vấn đề. Theo Nikkei, dòng sản phẩm Google Pixel 6 vẫn được đối...