“Thương lượng hạt nhân Iran thất bại nếu bị ép”
AFP đưa tin ngày 7/3, Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani khẳng định các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này sẽ thất bại nếu các cường quốc gồm Anh, Nga, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Đức (P5 1) gây sức ép trong các cuộc thương lượng.
Chủ tịch Quốc hội Iran Ali Larijani. (Ảnh: Reuters)
Ông Larijani được dẫn lời trên một trang web của truyền hình Iran nói: “Các cường quốc nên nhớ rằng nếu họ muốn tiếp tục gây sức ép trong các cuộc thương lượng, họ sẽ không đạt được điều gì.”
Tuyên bố trên của ông Larijani được đưa ra sau khi các cường quốc đồng ý nối lại các cuộc đàm phán, vốn bị trì hoãn hơn 1 năm nay với Tehran về chương trình hạt nhân của nước này.
Video đang HOT
Trong khi đó, cùng ngày, Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia Israel Yaakov Amidror cho biết Ten Avíp hoan nghênh khả năng nối lại các cuộc thương lượng nói trên nhưng cảnh báo phải lường trước khả năng các cuộc đàm phán đó sẽ thất bại.
Ông Amidror nói: “Tôi vui mừng trước việc nối lại đàm phán giữa Iran và sáu cường quốc lớn, nhất là nếu kết quả đạt được tại các cuộc đàm phán đó là buộc Iran từ bỏ chương trình hạt nhân của họ nhưng chúng ta cũng phải chuẩn bị cho khả năng thất bại.”
Ông Amidror đưa ra cảnh báo trên một ngày sau khi P5 1 đề nghị nối lại đàm phán với Tehran. Ông nói rằng cam kết của Israel nhằm đưa ra thảo luận mọi phương án, trong đó có cả tấn công quân sự, là chiếc chìa khóa cho việc thúc ép Tehran từ bỏ tham vọng hạt nhân của họ. Ông cảnh báo: “Nếu không có lựa chọn quân sự, Iran sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.”
Ông Amidror cho biết các cuộc thương lượng sẽ được tiến hành trong bầu không khí rất tốt đẹp song thừa nhận rằng về khách quan mà nói, vẫn có nhiều bất đồng./.
Theo TTXVN
Trung Quốc tăng mạnh ngân sách quốc phòng
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc sẽ tăng 11,2% trong năm nay lên mức 106,4 tỷ USD, trong lúc nhiều nước đang hết sức quan tâm đến sự lớn mạnh quân sự của cường quốc mới nổi này.
Tổng mức chi quốc phòng năm 2012 là hơn 670 tỷ nhân dân tệ, ông Lý Triệu Tinh, chủ tịch Đại hội Nhân dân Toàn quốc, tức quốc hội, cho biết sáng nay, trước phiên khai mạc kỳ họp thường niên của cơ quan dân cử này.
Ngân sách quốc phòng Trung Quốc nhiều năm qua tăng liên tục ở mức hai con số, và chỉ tăng chậm một chút trong năm 2010 với mức dưới 10%. Tổng chi ngân sách quốc phòng được công bố của Trung Quốc đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Mỹ. Tuy nhiên giới quan sát cho rằng mức chi thực tế có thể lớn hơn đến 50% do nước này tính riêng các khoản dành cho lực lượng tên lửa và một số chương trình quốc phòng khác, theo AP.
Mô phỏng máy bay tàng hình thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc. Ảnh: Defencetalk
Ông Lý, trong cuộc họp báo sáng nay, bình luận rằng tỷ lệ giữa chi quốc phòng với tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc hiện còn nhỏ so với nhiều nước, đặc biệt là Mỹ.
"Trung Quốc cam kết đi theo con đường phát triển hòa bình và theo đuổi chính sách quốc phòng nhằm mục tiêu tự vệ", ông Lý nói. "Các bạn thấy đấy, Trung Quốc có 1,3 tỷ dân, lãnh thổ rộng lớn và bờ biển dài, nhưng chi tiêu quốc phòng của chúng tôi tương đối nhỏ so với những nước khác".
Ông Lý dẫn chứng rằng tỷ lệ chi quốc phòng với GDP của nước này là 1,28% năm ngoái, trong khi của Mỹ là 4,8% năm 2010.
Bắc Kinh liên tục củng cố lực lượng quốc phòng suốt hai thập kỷ qua và đã trở thành một thế lực lớn mạnh tầm khu vực, ngày càng tăng khả năng triển khai tầm xa. Sự vươn lên về quân sự này, dù được cho là nhằm đối trọng với Mỹ là chính, vẫn gây quan ngại cho một số nước láng giền như Nhật Bản, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Chỉ riêng trong năm vừa rồi, Trung Quốc cho ra mắt một loạt khí tài hiện đại gồm chiến đấu cơ phản lực J-10, các tàu ngầm hạt nhân mới, các tàu nổi hiện đại cùng tên lửa siêu thanh chống hạm. Trung Quốc cho thử máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và chạy thử tàu sân bay đầu tiên. Tất cả những sự kiện này thu hút sự chú ý đặc biệt ở cả khu vực và thế giới.
Bắc Kinh khẳng định sự đầu tư quân sự này chỉ mang tính chất tự vệ. Trong khi đó các nhà phân tích quân sự cho rằng các khí tài mới của Trung Quốc là nhằm kìm chân các đối thủ tiềm tàng, đặc biệt là Mỹ, ở một khoảng cách xa vùng trời và biển quanh Trung Quốc. Năm qua, Biển Đông đã trở thành một điểm nhạy cảm có nguy cơ trở nên căng thẳng hơn khi Bắc Kinh ngày càng mạnh bạo trong việc đòi chủ quyền các vùng nước có tuyên bố chồng lấn. Mỹ cũng đã nhiều lần tuyên bố họ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông. Washington, với chính sách coi châu Á Thái Bình dương có tầm quan trọng chiến lược, đã quyết định triển khai quân đến bắc Australia, lập kế hoạch đưa tàu hải quân đến Singapore và củng cố lực lượng cho Philippines.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bó tay với cướp biển Somalia? Không khỏi giật mình trước con số thiệt hại gần 7 tỷ USD mà cướp biển Somalia gây ra cho nền kinh tế thế giới năm qua. Sự thiệt hại quá lớn này diễn ra ngay cả khi cộng đồng thế giới đã huy động lực lượng hải quân hiện đại của nhiều cường quốc để đối phó với cướp biển Somalia. Cướp...