Thương hiệu Việt ‘vang bóng một thời’ vật lộn ở tuổi 60
Hơn 60 năm lịch sử, nhưng nhiều thương hiệu nổi tiếng một thời đang gặp khó khăn trong cạnh tranh và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Kết thúc năm 2016, thương hiệu Kem Thủy Tạ đóng góp hơn một nửa tổng doanh thu cho Công ty cổ phần Thủy Tạ; tăng trưởng lần lượt 6,3% về doanh thu và 19% về lợi nhuận của mảng hoạt động này so với cùng kỳ 2015. Tuy nhiên, nếu so với kết quả kinh doanh 5 năm trước, Kem Thủy Tạ gần như không tăng trưởng.
Ở tuổi 60, Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất – đơn vị giữ thị phần gần như tuyệt đối về sản xuất diêm cũng cho thấy một bức tranh hoạt động tương tự. Số lượng bao diêm mà đơn vị này tiêu thụ trong năm 2016 chỉ đạt 109 triệu bao, giảm 3 triệu bao so với năm 2015.
Kết quả này tiếp nối tình hình tiêu thụ giảm sút trong nhiều năm gần đây. Sản lượng tiêu thụ diêm năm 2016 đã giảm 6 triệu bao so với 2014 và gần 30 triệu bao so với năm 2013. So thời điểm cách đây 8 năm, sản lượng của Diêm Thống Nhất đã giảm tới gần 40%.
Một thương hiệu khác cũng chật vật tồn tại là Giầy Thượng Đình. Từ sản phẩm xuất hiện trong mọi gia đình, đến nay Giầy Thượng Đình dần vắng bóng ở các cửa hàng thành phố lớn, nhường chỗ cho các thương hiệu nước ngoài. Biên lợi nhuận giảm xuống mức thấp kỷ lục – chưa nổi 1%, lợi nhuận của thương hiệu này trong nhiều năm gần đây chỉ loanh quanh ngưỡng 1-2 tỷ đồng, dù ghi nhận doanh thu cả trăm tỷ.
Từ thương hiệu đình đám, Giầy Thượng Đình thu hẹp hoạt động về những thị trường nhỏ hơn với một phân khúc khách hàng an toàn.
Kem Thủy Tạ, Diêm Thống Nhất hay Giầy Thượng Đình thực tế đều là những thương hiệu truyền thống từng “làm mưa làm gió” trên thị trường với vị thế gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn mở cửa thị trường và phải cạnh tranh với nhiều đối thủ, những thương hiệu này đều không giữ được vị thế, thay vào đó là giai đoạn thoái trào và chật vật tồn tại.
Trong số này, Kem Thủy Tạ có lẽ là thương hiệu lâu đời nhất. Ra đời từ năm 1945 gắn với nhà hàng Thủy Tạ bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, thương hiệu kem đình đám một thời trở thành mảng kinh doanh nòng cốt của Công ty cổ phần Thủy Tạ, bên cạnh những lĩnh vực khác như nhà hàng, cung cấp dịch vụ.
Khi mới thành lập, do điều kiện kinh tế và mức thu nhập của người dân còn thấp, Thủy Tạ tập trung vào mảng kem giá rẻ với sản phẩm chính là kem đá và các hương vị truyến thống. Đến những năm cuối thế kỷ 20, Thủy Tạ bắt đầu lên kế hoạch sản xuất kem theo hướng công nghiệp, với việc xây dựng nhà máy sản xuất một triệu lít mỗi năm trên dây chuyền của Italy.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của những đối thủ “sinh sau đẻ muộn” như kem Wall’s của Unilever và đặc biệt là 2 đối thủ lớn nhất hiện tại là Kido Foods và Vinamilk đã làm thay đổi cuộc chơi của những doanh nghiệp truyền thống như Tràng Tiền và Thủy Tạ. Sự đa dạng về chủng loại và phân khúc sản phẩm khiến những thương hiệu này gặp nhiều khó khăn.
Doanh thu của Kem Thủy Tạ trong 5 năm gần đây chỉ loanh quanh ngưỡng 50 tỷ đồng mỗi năm. Nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng mảng kem của “kẻ sinh sau đẻ muộn” là Kido Foods gần 80% từ năm 2013 đến nay và doanh thu năm 2016 đạt hơn 1.000 tỷ đồng, kết quả của Kem Thủy Tạ gần như chỉ “giậm chân tại chỗ”.
Trong khi những doanh nghiệp khác vươn mình mạnh mẽ, thì tầm ảnh hưởng của thương hiệu truyền thống này dần thu hẹp và trở thành một thú vui với mỗi người dân mỗi khi lên Hồ Hoàn Kiếm.
Video đang HOT
Câu chuyện tương tự với Kem Thủy Tạ là Giầy Thượng Đình. Đầu thập niên 90, thương hiệu giầy này gần như giữ vị thế độc tôn trên thị trường, một sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình. Hình ảnh đôi giày vải với sọc xanh trên đế nhựa dẻo đã trở thành thân thuộc với nhiều người tiêu dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, thời hoàng kim của Giầy Thượng Đình chỉ kéo dài đến những năm đầu thế kỷ 21. Hiệp định mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN (AFTA), quá trình gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) là những bước ngoặt với hoạt động của thương hiệu truyền thống này.
Mặt hàng giày dép của Thái Lan và một số nước lân cận xuất hiện ngày càng nhiều tại thị trường trong nước, cùng với đó là sự du nhập của những thương hiệu lớn như Nike hay Adidas đã đánh bật Thượng Đình khỏi những thành phố lớn – nơi thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi ngày càng nhanh.
Điểm tựa hiếm hoi của Giầy Thượng Đình giờ là danh mục bất động sản có giá trị. Công ty đang sở hữu khá nhiều vị trí đất đẹp, trong đó có phần diện tích nhà xưởng nằm ở vị trí đắc địa tại quận Thanh Xuân, Hà Nội với diện tích hơn 36.000m2. Theo thông tin quy hoạch tại Hà Nội thì có thể đến 2019, Giầy Thượng Đình sẽ phải di dời ra ngoại thành. Mảnh đất này có thể đem lại cho công ty những khoản lợi nhuận đột biến trong bối cảnh hoạt động kinh doanh chỉ đem về vài tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm.
Ở tuổi 60, Diêm Thống Nhất cũng không thoát khỏi tình cảnh khó khăn như nhiều thương hiệu truyền thống khác. Thách thức của Diêm Thống Nhất xuất hiện trong những năm gần đây, khi những bao diêm – từ vật phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình đang dần thay thế bằng các sản phẩm tiện dụng và hiện đại hơn, như bật lửa.
Trong một văn bản gửi các cổ đông, ban lãnh đạo Diêm Thống Nhất cho biết, mặt hàng chính của công ty là diêm hộp các loại đang chịu ảnh hưởng lớn từ sức mua của người tiêu dùng và sự thay thế các sản phẩm khác. “Diêm là sản phẩm tiêu dùng thông thường nhưng tính thương mại kém, giá trị thấp và có nhiều sản phẩm thay thế. Sự sụt giảm trong tiêu thụ là hệ quả tất yếu khi diêm đang bị thay thế bằng sản phẩm bật lửa các loại”, nhận định của ban lãnh đạo công ty.
Mặc dù Diêm Thống Nhất cũng tiến hành đầu tư các sản phẩm thay thế như bật lửa khi nhận thấy nhu cầu thị trường với sản phẩm cốt lõi là diêm suy giảm, tuy nhiên bước đầu tham gia vào phân khúc sản phẩm này của thương hiệu 60 năm tuổi cũng vướng phải không ít thách thức.
Các sản phẩm bật lửa thông thường với thương hiệu Thống Nhất ra mắt cách đây 2 năm, có mức giá 2.000 đồng mỗi sản phẩm chỉ đạt mức tiêu thụ 10 triệu chiếc trong năm 2016. Kết quả tiêu thụ sản phẩm này chỉ tương đương khoảng 12% kỳ vọng của công ty (85 triệu chiếc) theo kế hoạch đề ra từ đầu năm.
Câu chuyện của Kem Thủy Tạ, Giày Thượng Đình hay Diêm Thống Nhất chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh chung của những thương hiệu truyền thống thời hội nhập. Kém linh hoạt trong định hướng hoạt động, thiếu vốn đầu tư hay cơ chế của doanh nghiệp Nhà nước khiến những doanh nghiệp này từ vị thế đẫn dầu nhanh chóng tụt lại trong cuộc đua thị phần với những đối thủ “sinh sau đẻ muộn”.
Theo VNE
Trồng nho làm vang và giấc mơ mới của doanh nghiệp Việt
Ngày nay, người ta đã bắt đầu thấy hình ảnh những vườn nho vang phủ xanh trên dải đất miền Trung khô hạn, và người nông dân cũng đã quen dần với phong cách canh tác mới, cùng công nghệ làm nông hiện đại. Kết quả là những chai vang cao cấp thực sự mang hương vị Việt Nam đã hiện diện đều đặn hơn trên thị trường...
Hành trình ghi tên thương hiệu Việt trên"bản đồ vang" thế giới của Ladora Winery, nếu từng khiến nhiều người hoài nghi thì nay, đã hiện thực hóa được nền tảng quan trọng nhất để bắt đầu giai đoạn phát triển nhanh và bền vững. Đây là một câu chuyện thú vị về những doanh nghiệp Việt dám "mơ".
Ngành làm vang Việt Nam: Từ không đến có
Rất nhiều báo cáo cho thấy Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường lý tưởng của châu Á cho rượu vang. Ngoài số lượng lớn được nhập khẩu từ các "cường quốc rượu vang", thị trường đã có bóng dáng của một vài thương hiệu vang nội địa. Tuy nhiên, trước câu hỏi: "Liệu có hay không rượu vang Việt Nam đích thực?"; mà lâu nay, vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Bởi lẽ, về căn bản, công nghệ và vùng nguyên liệu để làm nên các loại vang mang hương vị đặc trưng địa phương không được nghe nói tới nhiều.
Một vườn nho vang tại Ninh Sơn, Ninh Thuận của Ladora Farm
Từ nhiều năm trước đây, nền tảng của ngành làm vang Việt Nam hầu như không có gì. Nhập khẩu nguyên chai, hoặc nhập khẩu vang nước để đóng chai tại Việt Nam và những cố gắng chen chân ở phân khúc phổ thông giá rẻ là những gì người ta thường nghĩ đến về vị thế của những doanh nghiệp có liên quan đến ngành.
Thế nhưng, cách nay một thế kỷ, người Pháp đã từng có tham vọng xây dựng ngành làm vang tại Việt Nam với nhà máy làm vang đầu tiên đặt tại Đà Lạt. Có nghĩa rằng, trong quan sát và đánh giá của những người đến từ quê hương của vang, ở Việt Nam, có đầy đủ cơ sở để phát triển lĩnh vực này.
Mặt khác, trước nhu cầu tiêu thụ đang gia tăng của thị trường, làm vang thương hiệu Việt không chỉ là cơ hội kinh doanh, mà còn mang nhiều ý nghĩa về văn hóa xã hội, và văn hóa ẩm thực mang tầm quốc tế. Cơ hội được tham gia vào bản đồ văn hóa ẩm thực thế giới.
Ladora Winery được thành lập trên những nhận định và tiền đề này. Đây là nhà làm vang Việt Nam được đầu tư chuyên nghiệp, hướng tới những dòng vang cao cấp, mở đường cho sự phát triển của ngành ngay trên đất nước và mang "giấc mơ" ghi tên thương hiệu Việt trên"bản đồ vang" toàn cầu.
Cơ hội thị trường, tinh thần kinh doanh và "giấc mơ" nghe có phần "táo bạo" trên đã thúc đẩy quyết tâm xây dựng thương hiệu bằng sự đầu tư dài hạn, mang tính cam kết và chiến lược kiến tạo nghiêm túc. Bắt đầu từ việc tìm kiếm, kế thừa những nền tảng, giá trị có sẵn, nâng niu những di sản hiếm hoi còn sót lại, đầu tư mạnh tay vào đào tạo nhân lực, sử dụng lực lượng chuyên gia tư vấn và trang bị công nghệ mới từ chính các cường quốc làm vang...
Nông dân địa phương đã quen thuộc với phương thức canh tác hiện đại
Nỗ lực đầu tư và triển khai quyết liệt đã giúp nhanh chóng hình thành nên nền tảng cho Ladora Winery. Những chai vang mang thương hiệu Chateau Dalat đã được tung ra thị trường trong sự chào đón của cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng và giới thưởng ngoạn.
Tuy nhiên, lại vẫn câu hỏi: "Liệu có thể làm vang Việt Nam đích thực không?"
"Vang Việt Nam đích thực" là sản phẩm phải mang hương vị đặc trưng địa phương - vốn được quyết định bởi nguồn nho được tạo nên từ thổ nhưỡng, khí hậu đặc trưng của đất Việt. Đây cũng chính là nền tảng quan trọng nhất để tuyên ngôn rằng "Việt Nam có thể làm vang đẳng cấp"; cũng là công đoạn đầu tư mà Ladora Winery quyết tâm và nỗ lực cao nhất.
Vườn nho vang và tương lai được xây từ gốc
Sau một quá trình phân tích và đánh giá chi tiết, vùng đất Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, được lựa chọn để phát triển vùng nguyên liệu làm vang của Ladora Winery.
Nho vang có đặc trưng không ưa nước, chịu hạn cao, chỉ cần khoảng 60% nhu cầu nước tưới so với cây nho ăn trái thông thường. Trong 1-2 năm đầu, cây nho vang chỉ cần được tưới nước ở mức cần thiết. Sau 3-4 năm, với đặc điểm có rễ cái dài- có thể lên đến 3m, cây sẽ cắm rễ sâu vào lòng đất, tự hút nước và dưỡng chất để sinh trưởng nên tần suất cần tưới nước giảm dần. Trước thời điểm thu hoạch khoảng 1 tháng, để tăng hàm lượng đường trong trái nho, hoàn toàn không cần tưới nước... Với những đặc điểm này, cây nho vang chính là lựa chọn phù hợp nhất để trồng trên vùng đất Ninh Thuận.
Nho Việt Nam để làm nên loại vang mang hương vị riêng biệt của Việt Nam.
Mặt khác, nhiều mẫu đất từ vùng nông nghiệp ở Ninh Sơn được gởi đến các phòng phân tích tại châu Âu cho thấy thành phần khoáng chất lý tưởng để tạo nên trái nho vang đạt chất lượng cao và cho hương vị đặc trưng. Và như thế, một vùng nông nghiệp vốn trước đây chỉ trồng mì, bắp ở Ninh Sơn đã được Ladora Winery đầu tư thành vùng chuyên canh nho vang chất lượng cao.
Từ đó, một mô hình làm nông nghiệp sạch, hiện đại được phối hợp giữa doanh nghiệp và nông dân địa phương một cách hài hòa. Doanh nghiệp quy hoạch, cải tạo đất, trang bị quy trình, công nghệ canh tác, cung cấp giống và hướng dẫn, kiểm soát quá trình canh tác. Người dân địa phương được đào tạo để theo kịp và dần làm chủ tập quán canh tác mới. Những vườn nho được đảm bảo về sản lượng, chất lượng và đầu ra.... Đây là giải pháp hoàn hảo cho vùng nông nghiệp vốn chỉ phấp phỏng dựa vào may rủi của thời tiết.
Với một chiến lược đầu tư lâu dài hướng tới mục tiêu 100 hecta, vùng nguyên liệu nho vang Ladora Winery dự kiến sẽ cho 2 vụ thu hoạch mỗi năm với năng suất 10 - 15 tấn/ hecta mỗi vụ. Nho vang của Ladora Winery đã được chứng minh đạt chất lượng để làm nguyên liệu cho rượu vang cao cấp theo chuẩn mực quốc tế.
Có thể nói, việc phát triển vùng trồng nho vang của Ladora Winery không chỉ có ý nghĩa trả lời cho câu hỏi: "Liệu có thể làm vang Việt Nam đích thực không?", mà còn là đóng góp vào việc mang đến giải pháp nâng cao giá trị cho nông nghiệp địa phương. Không những thế, đây còn là một xem như một cam kết mạnh mẽ cho mục tiêu ghi dấu ấn trên "bản đồ Vang" thế giới của doanh nghiệp Việt.
PV
Theo Dantri
Vinamilk trưởng thành từ tầm nhìn xuất sắc Trong khi nhiều công ty nước ngoài đã và đang thực hiện hàng loạt các vụ M&A các thương hiệu Việt Nam, thì ở chiều ngược lại, Vinamilk là một cái tên sáng giá "làm nên chuyện" cả tại thị trường trong nước lẫn quốc tế. Vinamilk đang viết tiếp câu chuyện của mình với vinh quang và cả những đam mê chinh...