Thương hiệu thời trang Louis Vuitton chuẩn bị ra mắt game NFT điện thoại
Không chỉ lấn sân sang ngành game, thương hiệu thời trang của Pháp cũng sẽ sử dụng luôn cả NFT.
Với mục tiêu kỉ niệm sinh nhật thứ 200 của nhà thiết kế Louis Vuitton, thương hiệu thời trang mang tên ông đã quyết định ra mắt một tựa game di động mang tên Louis: The Game.
Nhân vật chính của trò chơi này là Vivienne, linh vật của thương hiệu. Cô là một búp bê gỗ được trang trí với các họa tiết hoa và kí hiệu LV nổi tiếng.
Xuyên suốt trò chơi, Vivienne sẽ phải đối mặt với nhiều nhiệm vụ khác nhau và những nhiệm vụ này sẽ đưa game thủ đi qua lịch sử lâu đời của Louis Vuitton. Người chơi sẽ được biết cách Vuitton từ một người lái xe ba bánh trở thành nhà sáng lập của thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.
Kết hợp giữa quá khứ và hiện tại, Louis: The game cũng sẽ được nhúng với các Non-fungible token (NFT). Trong khoảng thời gian gần đây NFT đã trở thành một chủ đề sôi nổi với nhiều NFT còn được bán với giá hàng triệu USD.
Liệu những NFT này có đáng giá gần như thế hay không vẫn còn là dự đoán của mọi người, nhưng điều đó có lẽ sẽ khuyến khích những khách hàng am hiểu về công nghệ của Louis Vuitton cố gắng có được chúng. Điều này cho thấy rằng thương hiệu Pháp đang đặt cược nghiêm túc vào công nghệ blockchain và tầm ảnh hưởng của nó đối với tương lai của thời trang cao cấp.
Louis: The Game sẽ chính thức ra mắt trên toàn thế giới vào ngày 4 tháng 8, vào đúng sinh nhật thứ 200 của nhà thiết/sáng lập Louis Vuitton. Trò chơi được thiết kế cho cả iOS và Android, có thể tải xuống thông qua App Store và Google Play.
Đây không phải là lần đầu tiên Louis Vuitton lấn sân sang thế giới trò chơi điện tử. Vào năm 2016, để quảng cáo bộ sưu tập Xuân/Hè, LV đã sử dụng Lightning – nữ nhân vật chính của trò chơi Final Fantasy XIII – làm người mẫu cho bộ sưu tập.
Lightning trở thành người mẫu cho LV.
Vào năm 2019, thương hiệu cũng ra mắt Endless Runner, một trò chơi điện tử 16-bit mang phong cách retro, lấy cảm hứng từ bộ sưu tập quần áo nam Thu/Đông 2019 của giám đốc sáng tạo Virgil Abloh. Tuy nhiên, trò chơi chỉ có thể chơi được trên trang web của Louis Vuitton, không giống như ứng dụng Louis: The Game sắp ra mắt.
Video đang HOT
Câu chuyện phía sau người sáng lập thương hiệu Off-White
Virgil Abloh chính là người sáng lập nhãn hàng Off-White và giám đốc nghệ thuật da màu đầu tiên của nhà mốt Louis Vuitton.
Chưa đến 10 năm, từ người cố vấn của rapper Kanye West, Virgil Abloh đã thành lập thương hiệu riêng mang tên Off-White và đưa tên tuổi lên vị trí vững chắc trên bản đồ của làng mốt thế giới.
Thậm chí, sự thành công của nhãn hàng còn được chứng minh bằng việc tập đoàn xa xỉ LVMH của Pháp đã mua lại 60% cổ phẩn thương hiệu và Virgil Abloh sẽ giữ lại 40% cổ phần của mình. Nhà thiết kế vẫn tiếp tục đảm nhiệm vị trí giám đốc nghệ thuật tại Louis Vuitton cho mảng thời trang nam, cũng như mở rộng vai trò của anh trong tập đoàn.
Tờ Business Of Fashion từng đưa Virgil vào danh sách top 500 người có sức ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thời trang thế giới.
Chân dung nhà thiết kế Virgil Abloh. Ảnh: WWD.
Bắt đầu từ 2 bàn tay trắng
Virgil Abloh sinh năm 1980. Anh lớn lên tại Rockford, thành phố thuộc tiểu bang Illinois, Mỹ. Từ nhỏ, anh đã bị ảnh hưởng bởi những công trình kiến trúc cùng nền văn hóa đa dạng của nước Mỹ.
Xuất thân là một kỹ sư có nhiều kinh nghiệm về ngành kiến trúc của trường Đại học Wisconsin và Viện Kĩ thuật Illinois, Virgil đã thể hiện bản thân là một nhà nghệ thuật đầy tính duy mỹ.
Những thiết kế của Virgil bị ảnh hưởng bởi Rem Koolhaas - kiến trúc sư nổi tiếng của Hà Lan. Ông từng hợp tác với Prada để xây dựng cửa hàng và sàn runway độc đáo cho hãng.
Virgil cũng lập gia đình vào năm 2009 và cô con gái 3 tuổi chính là niềm cảm hứng lớn nhất trong sự nghiệp.
Bên cạnh niềm đam mê ngành kiến trúc, Virgil còn được giới trẻ biết đến trong vai trò một DJ dưới cái tên Flat White . Anh từng nghiên cứu về âm nhạc thời thiếu niên, cũng như góp mặt tại các buổi tiệc trung học với những bài nhạc của Benji B, A-Trak được biên soạn lại.
Trước khi thành lập thương hiệu Off-White hay trở thành giám đốc nghệ thuật của Louis Vuitton, Virgil từng được nhiều người không coi trọng và gọi anh là "kẻ ngoại đạo". Bởi, anh bắt đầu bước chân vào ngành thời trang với 2 bàn tay trắng, không được đào tạo bài bản về thiết kế thời trang, ngoại trừ thời gian ngắn thực tập tại nhà Fendi.
Virgil Abloh bắt đầu sự nghiệp bằng tấm bằng kiến trúc sư. Ảnh: Hypebeast.
Núp dưới cái bóng của Kanye West
Năm 2002, Virgil Abloh trở thành người đồng hành cùng Kanye West, khi đảm nhiệm công việc thiết kế sản phẩm, cố vấn hình ảnh cho thương hiệu Yeezy nói chung và nam rapper nói riêng.
Với tài năng và tầm nhìn về thời trang, sản phẩm của anh gặt hái thành công. Bìa album Watch The Throne thiết kế cùng giám đốc sáng tạo Burberry Ricardo Tisci đã được đề cử giải bìa đĩa ấn tượng tại Grammy.
Tất cả sân khấu, những buổi diễn của Kanye đều có sự đóng góp công sức của Virgil. Từ cách dàn dựng, bối cảnh cho đến ý tưởng cũng thể hiện sự sáng tạo khác biệt của 2 nam nghệ sĩ da màu.
Thậm chí, Kanye và Virgil cũng từng hợp tác phát triển một thương hiệu có tên là Pastelle, nhưng dự án không thành công như mong đợi. Núp dưới cái bóng của nam rapper quá lâu, khiến tài năng và hình ảnh của nhà thiết kế không thể bật lên, cũng như được người khác nhìn nhận.
Họ chỉ đánh giá về tư duy sáng tạo của Kanye, mà hoàn toàn quên mất tài năng của người đứng phía sau. Thậm chí, Virgil gặp khá nhiều trở ngại cho việc phát triển thương hiệu cá nhân. Đến năm 2009, anh đã tìm được hướng phát triển cho bản thân khi trở thành thực tập sinh tại nhà mốt Fendi để học hỏi kinh nghiệm, trước khi quyết định mở nhãn hàng thời trang riêng.
Kanye West và Virgil Abloh có mối quan hệ đặc biệt. Ảnh: Vogue.
Bước ngoặc mở ra thành công
Sau thời gian dài hiểu được guồng quay của nền công nghiệp thời trang, Virgil quyết định rẽ hướng cho tương lai của chính mình. Năm 2012, anh ra mắt thương hiệu riêng mang tên Pyrex Vision.
Ngay khi ra mắt, nhãn hàng của anh đã được đứng cạnh các nhà mốt lớn tại chuỗi cửa hàng danh tiếng như Colette ở Pháp, Union ở Mỹ, GR8 tại Nhật Bản. Các thiết kế của đều là áo thun từ Champion in số 23 cùng dòng chữ Pyrex ở lưng và bán ra với giá gấp nhiều lần số tiền ban đầu.
Tuy nhiên, sau 1 năm duy trì, thương hiệu không mang đến sự mới mẻ cho người tiêu dùng và cũng dần không còn nhận được sự quan tâm của giới mộ điệu.
Thất bại không làm nhà thiết kế chùn bước, ngược lại anh tiếp tục đặt ra thử thách cho bản thân khi bắt đầu lại với thương hiệu Off-White.
Anh cũng trả lời về tên gọi của thương hiệu trên các phương tiện truyền thông: "Tôi là một đứa trẻ da đen và muốn xác định với những đứa trẻ da trắng rằng tôi ở giữa 2 màu sắc trắng-đen nên cái tên Off-White được tạo ra dựa trên ý kiến cho rằng màu xám không hề tượng trưng và liên quan đến 2 sắc thái đen và trắng".
Off-White trở thành thương hiệu được giới trẻ săn đón. Ảnh: Sohu.
Virgil Abloh không có nền tảng về thiết kế thời trang, nhưng khi streetwear thống trị làng mốt từ sàn diễn cho đến đường phố, anh nhanh chóng đạt được thành công nhờ vào sự thức thời, hiểu rõ guồng quay của ngành thời trang hiện đại.
Sống đủ lâu ở nơi mà người ta coi tinh thần đường phố là nền văn hóa, thì Virgil đưa nó vào thời trang một cách tinh tế với tham vọng khiến streetwear trở thành sự khao khát của người tiêu dùng về một món đồ xa xỉ.
Thương hiệu Off-White nhanh chóng trở thành hiện tượng của ngành công nghiệp thời trang với những sản phẩm đơn giản như sơ mi, bomber jacket hoặc áo khoác họa tiết camo in chữ WHITE cùng chi tết kẻ sọc trắng mô phỏng làn đường cho người đi bộ.
Họa tiết xuất hiện khắp nơi trên đường phố, lọt vào ống kính của nhiếp ảnh gia và những rapper nổi tiếng như Jay-Z, A$AP Rocky, Kanye West cũng mặc những món đồ này, tạo nên sự lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng yêu thời trang.
Nhanh chóng, các thiết kế của Off-White được xem như biểu tượng phong cách, sự đẳng cấp cho tầng lớp trẻ. Virgil Abloh vẫn luôn cập nhật và làm mới những thiết kế của mình để cải thiện khuyết điểm bằng cách lắng nghe nhu cầu của Gen Z, để từ đó đưa thương hiệu lên một tầm cao mới, cùng tham vọng một ngày nào đó sẽ được sánh ngang với những nhà mốt tên tuổi.
Sự nhạy bén đã giúp anh vươn lên vị trí cao hơn với vai trò một nhà thiết kế và tên tuổi xuất hiện trong danh sách top 500 người có sức ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thời trang thế giới do tờ Business Of Fashion bình chọn.
Là nhà thiết kế da màu thành công trong ngành công nghiệp thời trang khắc nghiệt, sự cố gắng từng ngày của Virgil Abloh được lớp trẻ ví như một tuyên ngôn mang tính đổi thay, xóa nhòa ranh giới cũ, bước lên tầm cao mới với chức danh giám đốc nghệ thuật của thương hiệu Louis Vuitton.
Virgil Abloh là giám đốc nghệ thuật da màu đầu tiên của nhà mốt Louis Vuitton. Ảnh: WWD.
Bê bối của Ngô Diệc Phàm, Trịnh Sảng khiến các nhà mốt điêu đứng Mọi động thái trong sự nghiệp, đời tư của nghệ sĩ sẽ liên quan trực tiếp đến thương hiệu mà họ làm đại diện. Việc sử dụng người nổi tiếng để quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu là phương pháp quảng cáo phổ biến. Mối quan hệ hợp tác đem lại nhiều lợi ích cho cả thương hiệu lẫn người nổi tiếng....