Thương hiệu quốc gia là chìa khóa giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp
Việt Nam được coi là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về giá trị thương hiệu quốc gia đi cùng những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được, khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Tham gia vào Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải – Phó Chủ tịch hội đồng Thương hiệu quốc gia đã nhấn mạnh tại lễ khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2021 và Diễn đàn thương hiệu Việt Nam 2021, diễn ra ngày 19/4 tại TP. Hồ Chí Minh.
Khẳng định tầm vóc Việt Nam trong hội nhập
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, những năm gần đây, thứ hạng giá trị thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam liên tục được cải thiện trên Bảng xếp hạng thế giới và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh. Đây là kết quả từ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng các quan hệ song phương và đa phương, hỗ trợ xuất nhập khẩu cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại sự kiện
Theo báo cáo của Brand Finance, năm 2020 Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị THQG nhanh nhất thế giới (tăng 29 % so với năm 2019, lên 319 tỷ USD). Nhờ đó giá trị THQG của Việt Nam đã tăng 9 bậc, lên vị trí thứ 33 trong top 100 THQG giá trị nhất thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng (theo Báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu 2021).
Video đang HOT
Việt Nam được coi là điểm sáng nhờ sự tăng hạng vượt bậc về giá trị THQG đi cùng những kết quả về kinh tế, xã hội đã đạt được, khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đồng thời thể hiện sự chủ động và tầm vóc của Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Lãnh đạo Bộ Công Thương thực hiện nghi thức khai mạc Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2021 và Diễn đàn thương hiệu Việt Nam 2021
“Tham gia vào Chương trình THQG Việt Nam, nhiều tập đoàn và doanh nghiệp đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đã từng bước xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình. Số lượng doanh nghiệp được công nhận có sản phẩm đạt THQG tăng đều qua các giai đoạn. Từ chỗ chỉ có 30 doanh nghiệp năm 2008, đến năm 2020 Chương trình THQG Việt Nam đã có 124 doanh nghiệp với 283 sản phẩm được công nhận, trong đó đã có nhiều thương hiệu đã gây được tiếng vang trên thị trường khu vực và thế giới”- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Liên quan đến Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2021 với chủ đề “Thương hiệu quốc gia Việt Nam – Vị thế mới, giá trị mới “, Thứ trưởng cho biết: Đây là sự kiện được Bộ Công Thương tổ chức trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA đi vào hiệu lực – là tiền đề thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế Việt Nam ngày càng sâu rộng. Bộ Công Thương rất mong các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chủ động nắm bắt cơ hội và tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, cải tiến chất lượng sản phẩm, quan tâm tới các vấn đề sở hữu trí tuệ, tận dụng đòn bẩy THQG để gây dựng thương hiệu.
Sản phẩm THQG trưng bày bên lề sự kiện
Đòn bẩy để doanh nghiệp bứt phá
Là doanh nghiệp lần đầu đạt THQG, ông Nguyễn Đình Tùng – Chủ tịch HĐQT Vina T&T chia sẻ, THQG là cột mốc quan trọng vì mỗi doanh nghiệp muốn phát triển, khẳng định vị thế của doanh nghiệp cần phải đạt thương hiệu này. Đồng thời khi đạt danh hiệu THQG, doanh nghiệp còn được Bộ Công Thương, Chính phủ hỗ trợ trong quảng bá hình ảnh nhiều hơn.
“Việc tham gia THQG sẽ giúp chúng tôi làm thị trường tốt hơn, quảng bá thương hiệu tốt hơn ra thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh khó khăn hiện nay thì THQG là cơ sở để chúng tôi rút ngắn việc đàm phán với các đối tác trên thế giới”- ông Tùng cho biết.
Còn theo đại diện của Công ty CP nhôm Việt Dũng, việc đạt THQG giúp không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định được vị thế trên thị trường nội địa mà còn giúp doanh nghiệp tận dụng “sức mạnh mềm” của vị thế THQG khi xuất khẩu. Lý do, trước đây doanh nghiệp có xuất khẩu sang một số nước EU, Úc nhưng do dịch bệnh nên hạn chế, vì thế bằng danh hiệu này công ty sẽ kết nối lại để tăng cường xuất khẩu trong 2021.
Khẳng định THQG là đòn bẩy để doanh nghiệp xây dựng chương trình truyền thông dựa vào uy tín của THQG, ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch MVV Group cho biết: MVV đang có những hợp tác chiến lược với Cục Xúc tiến thương mại để huấn luyện, đào tạo cho các doanh nghiệp về cách thức xây dựng, quảng bá cho THQG. Đặc biệt MVV cũng kết hợp với Brand Finance nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp tham gia chương trình THQG trong thời gian tới.
Từng bước cân bằng thương mại giữa Việt Nam và Argentina
Thứ trưởng Bộ Côn Đỗ Thắng Hải kỳ vọng ngài Đại sứ và Đại sứ quán Argentina tại Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, kết nối giao thương.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Tại buổi làm việc với Đại sứ mới được bổ nhiệm của Cộng hòa Argentina tại Việt Nam, ông Luis Pablo Maria Beltramino, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: " Bộ Công Thương sẵn sàng phối hợp với Đại sứ quán Argentina tại Việt Nam để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước."
Về kim ngạch thương mại hai chiều, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải bày tỏ sự vui mừng trước tốc độ tăng trưởng ổn định của kim ngạch thương mại song phương trong những năm gần đây. Năm 2020, bất chấp những khó khăn của đại dịch COVID-19, kim ngạch thương mại song phương vẫn đạt 3,95 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2019.
Argentina hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh (sau Brazil và Mexico), chính vì vậy, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải kỳ vọng ngài Đại sứ và Đại sứ quán Argentina tại Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, kết nối giao thương, cung cấp thông tin để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Argentina, từng bước cân bằng cán cân thương mại hai chiều giữa Việt Nam-Argentina .
Về phần mình, Đại sứ Luis Pablo Maria Beltramino bày tỏ sự vui mừng trước tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương và tin rằng dưới môi trường kinh doanh giữa hai nước sẽ ngày càng được nâng cao, từ đó tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp của cả hai bên.
Cùng với đó, Đại sứ khẳng định sẽ nỗ lực giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thương mại song phương, đồng thời xúc tiến các hoạt động trao đổi đa lĩnh vực giữa hai nước.
Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư song phương, hai bên thống nhất tổ chức Kỳ họp lần VII Ủy ban liên Chính phủ về Hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ trong năm 2021.
Thống kê cho thấy, kim ngạch thương mại song phương năm 2020 đạt 3,95 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2019; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 567 triệu USD, tăng 2,34%; nhập khẩu đạt 3,38 tỷ USD, tăng 4,64%.
Đáng lưu ý, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Argentina tập trung vào các mặt hàng như: Điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giày dép các loại; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; nguyên phụ liệu dệt may, da giày...
Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Argentina các loại thức ăn gia súc và nguyên liệu; ngô; bông các loại; đậu tương; dầu mỡ động thức vật...
Bộ Công Thương cho biết, tính đến hết tháng 2/2021 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 440 triệu USD giảm 3,22% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Argentina đạt 174 triệu USD, tăng 164,52% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu từ Argentina đạt 266 triệu USD, giảm 31,61%./.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm về tiết kiệm năng lượng Ngày 13/4, trong khuôn khổ các hoạt động của Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG), Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) và Tổ chức Phát triển liên hợp quốc (UNDP) đã tổ chức Cuộc họp lần thứ 6 nhóm công tác kỹ thuật về hiệu quả năng lượng. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng...