Thương hiệu ô tô này sắp có smartphone xịn sò, sạc nhanh 100W
Thị trường smartphone cao cấp sắp cho thêm một sản phẩm mới – điện thoại Nio với chip mạnh, sạc nhanh 100W.
Theo báo cáo của Auto Stinger, chiếc điện thoại đầu tiên của thương hiệu ô tô Nio sẽ là chiếc flagship có pin sạc nhanh. Người sáng lập công ty cho hay, công ty đang có kế hoạch ra mắt một chiếc điện thoại mỗi năm và muốn biến sản phẩm trở thành một chiếc điện thoại ấn tượng.
Điện thoại Nio sẽ tấn công phân khúc cao cấp.
Các nguồn tin cho hay, điện thoại Nio sẽ được cung cấp sức mạnh bởi chip Qualcomm mới nhất, nên nhiều khả năng là Snapdragon 8 Gen 1. Nếu được ra mắt vào năm sau, con chip này có thể là Snapdragon 8 Gen 2.
Nio đã có kinh nghiệm với chip Qualcomm bởi hệ thống thông tin giải trí trên ô tô của hãng chạy trên Snapdragon 8155, một chip dành cho ô tô tương tự như Snapdragon 855. Công ty cũng phát triển phần mềm của riêng mình, Nio OS. Nio được cho là đang hướng tới trải nghiệm thống nhất trên các sản phẩm của mình nên hãng sẽ chuẩn bị một phiên bản Android tùy chỉnh cho điện thoại.
Video đang HOT
Nio là thương hiệu ô tô điện.
Dự kiến, trợ lý AI sẽ là một phần chính của hệ thống. Gần đây, trợ lý trên dòng xe ô tô đã được cập nhật với “khả năng trò chuyện liên tục trên toàn miền”.
Sạc nhanh là thương hiệu của Nio và điện thoại Nio sẽ hỗ trợ sạc công suất 100W bằng hệ thống dựa trên Quick Charge của Qualcomm. Máy sẽ có pin kép với tổng dung lượng 4.500 – 4.800mAh và thời gian sạc đầy 0- 100% chỉ trong khoảng 25 phút.
Điện thoại có giao diện tuỳ chỉnh riêng, dễ dàng kết nối với ô tô.
Điện thoại sẽ có màn hình QHD cong cạnh, tích hợp máy quét dấu vân tay siêu âm và có một camera “đục lỗ” ở mặt trước. Hiện phía công ty vẫn chưa chính thức xác nhận thông số cụ thể nào của máy.
Giá dự kiến của điện thoại Nio là trên 5.000 Nhân dân tệ (khoảng 740 USD – 17,31 triệu đồng), thậm chí có thể chạm mức 7.000 Nhân dân tệ (khoảng 1035 USD – 24,21 triệu đồng) hoặc hơn. Với sự tham gia của thương hiệu mới này, thị trường smartphone nói chung và phân khúc điện thoại cao cấp nói riêng sẽ ngày càng trở nên sôi động hơn.
Kỷ nguyên vàng của điện thoại Trung Quốc sắp kết thúc?
Thị trường smartphone lớn nhất thế giới đang gặp rắc rối khi sụt giảm 14,7% trong quý II, theo hãng nghiên cứu IDC.
Trung Quốc truy quét 12.000 tài khoản mạng xã hội liên quan tiền mã hóa
Công ty mẹ TikTok thâu tóm chuỗi bệnh viện tư hàng đầu Trung Quốc
Ấn Độ muốn cấm smartphone Trung Quốc dưới 3,5 triệu đồng
Không chỉ có vậy, các thương hiệu hàng đầu Đại lục như Xiaomi, Vivo và Oppo đều báo cáo doanh số giảm sâu. Có nhiều yếu tố dẫn đến điều này, bao gồm chính sách phong tỏa Covid-19 nghiêm ngặt, song vấn đề lớn hơn đã cháy âm ỉ từ lâu.
(Ảnh: swrve)
Sự bùng nổ smartphone kéo dài hơn chục năm nhờ những người mua mới và những đợt nâng cấp không ngừng sắp đến hồi kết. Một thập kỷ trước, Trung Quốc nóng lòng muốn trở thành một quốc gia di động. Họ sử dụng nguồn vốn nhà nước để xây dựng các trạm gốc 4G tại gần như mọi ngôi làng, khuyến khích các nhà sản xuất nội địa bán những thiết bị đẹp mắt cho hàng trăm triệu người dùng tại nông thôn, những người hầu như chưa bao giờ dùng màn hình cảm ứng. Trong khi đó, Apple, Samsung và Motorola theo đuổi cư dân thành thị với các tùy chọn hào nhoáng, đắt tiền hơn.
Gần đây, các công ty smartphone nhìn thấy cơ hội khi Trung Quốc thúc đẩy mạng 5G thế hệ mới, những ít người cảm nhận được khó khăn dần hiện hữu. Một vấn đề lớn là thị trường smartphone khổng lồ này ngày càng bão hòa. Trung Quốc có hơn 1,6 tỷ người dùng di động tính đến cuối năm 2021, cao hơn số dân (1,4 tỷ). Tỉ lệ thâm nhập cao hơn trung bình toàn cầu và dẫn đến cạnh tranh khốc liệt.
Nhu cầu thay thế điện thoại không còn gấp gáp. Vòng đời sản phẩm smartphone kéo dài, đặc biệt khi kinh tế không khả quan. Giá dịch vụ 5G khiến nhiều người vẫn gắn bó với dịch vụ 4G. Toby Zhu, nhà phân tích của hãng nghiên cứu Canalys, nêu trong một báo cáo: "Người tiêu dùng Trung Quốc đang kìm hãm chi tiêu cho điện thoại thông minh". Các hãng điện thoại hi vọng chương trình khuyến mãi trực tuyến lớn vào tháng 6 vừa qua có thể kích thích nhu cầu song không thành công. Thậm chí Apple, nổi tiếng với các sản phẩm đắt tiền, cũng lần đầu giảm giá toàn bộ dòng iPhone để hấp dẫn khách hàng.
Cùng lúc này, các biện pháp phòng chống Covid-19 đang chống lại mọi doanh nghiệp. Lệnh phong tỏa làm gián đoạn hoạt động bán lẻ, logistics, sản xuất. Một giám đốc giấu tên tại một công ty đã dự trữ linh kiện tỏ ra lo lắng vì nhu cầu suy yếu sẽ khiến họ dư thừa hàng tồn kho. Một người khác lại lo ngại thiếu vắng sản phẩm mới làm cho thị phần tiếp tục giảm sút. Không một ai cảm thấy vui vẻ.
Năm sau, nhiều nhà phân tích tin rằng nhu cầu sẽ hồi phục và thị trường được kéo lên. Dù vậy, số ít dự đoán kỷ nguyên vàng của smartphone Trung Quốc sẽ quay trở lại.
Hai "ông lớn" smartphone Trung Quốc bị cấm bán tại Đức, có thể cả châu Âu Hai thương hiệu smartphone lớn của Trung Quốc là Oppo và OnePlus đã bị cấm bán tại Đức vì vi phạm bản quyền bằng sáng chế. Nhiều khả năng, lệnh cấm này có thể áp dụng cho toàn thị trường châu Âu. Hồi tháng 7 vừa qua, Nokia (hãng công nghệ Phần Lan đang nắm giữ các bản quyền, bằng sáng chế về...