Thượng Hải có tuyến xe buýt đầu tiên do AI của Alibaba hướng dẫn
Thành phố ở Trung Quốc vừa triển khai các tuyến xe buýt đầu tiên được hướng dẫn bởi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) của hãng Alibaba để xóa bỏ tắc nghẽn giao thông và cải thiện trải nghiệm đi lại của người dân.
Theo South China Morning Post, hành khách xe buýt có thể mua vé qua Alipay, dịch vụ thanh toán di động do Ant Financial quản lý. Sau đó thuật toán do Alibaba tạo ra sẽ tổng hợp dữ liệu, đặt số lượng xe buýt cần thiết và tuyến tối ưu cho dịch vụ Số 9 nối quận Song Giang và Công viên Công nghệ cao Trương Giang.
Người đi xe buýt trước hết nhập điểm khởi hành và điểm đến họ muốn vào ứng dụng Alipay. Sau đó, ứng dụng gợi ý các điểm dừng xe buýt gần nhất hoặc tạo ra tuyến đường hoàn chỉnh. Hành khách cũng có thể khóa ghế để giữ chỗ ngồi họ muốn khi đặt xe. AI có tên Bus Brain tự tạo tuyến đường dựa trên lịch sử mua sắm, bản đồ và dữ liệu thông tin giao thông của khách.
Khi dân số các thành phố lớn nhất Đại lục ngày càng đông, tắc nghẽn giao thông trở thành vấn đề cấp bách quốc gia. Tình trạng này ảnh hưởng đến môi trường lẫn thời gian làm việc của người dân. Thượng Hải là thành phố có tình hình ùn tắc giao thông tệ thứ tám ở Trung Quốc trong năm 2018, theo bảng xếp hạng được amap.com và Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc biên soạn. Thời gian đi lại trung bình của người dân là 85,27 phút/ngày.
“Bus Brain tự động thiết kế tuyến đường, trạm dừng và số lượng xe buýt trên đường. Trong khi dịch vụ chia sẻ xe taxi chỉ chở được 3-4 người thì dịch vụ chia sẻ xe buýt chở được đến 40 người”, Cui Ting Ting, Giám đốc điều hành hãng Deer EV chuyên vận hành dịch vụ Số 9 cho hay.
Hệ thống quản lý giao thông AI City Brain của Alibaba được sử dụng ở Hàng Châu
Thời gian di chuyển ước tính trên cả chuyến đi của dịch vụ Số 9 là khoảng 1,5 tiếng, nhanh hơn so với thời gian di chuyển bằng tàu điện ngầm và rẻ hơn nhiều so với giá taxi trung bình là 150 nhân dân tệ, hay 12 USD.
Tình trạng kẹt xe giữa quận Song Giang và Công viên Trương Giang trong giờ cao điểm là cực kỳ tệ, theo Tân Hoa xã. Wang Jiao, Chủ tịch ủy ban công nghệ của Alibaba, từng chia sẻ về ý định đưa City Brain, hệ thống quản lý giao thông của Alibaba, đến giúp nhiều thành phố trên thế giới có cơ sở hạ tầng mới và phù hợp hơn với sự phát triển bền vững.
Trung Quốc đang thúc đẩy áp dụng cơ sở hạ tầng thành phố thông minh trong bối cảnh tăng cường cạnh tranh công nghệ AI với Mỹ. Năm 2017, hơn 500 thàNh phố áp dụng công nghệ AI vào giao thông, an ninh và tài chính. City Brain hệ thống quản lý giao thông, trong đó có đèn giao thông. Theo McKinsey Global Institute, nếu các thành phố sử dụng hệ thống giao thông thông minh thì thời gian di chuyển của người dân sẽ hạ trung bình khoảng 15% đến 20% vào năm 2025.
Hiện City Brain đã có mặt ở một số thành phố châu Á. Ở Hàng Châu, một trong các đô thị đông đúc nhất Trung Quốc và cũng là nơi đặt trụ sở Alibaba, City Brain được ứng dụng từ năm 2016. Hàng Châu đi từ vị trí đô thị có mức tắc nghẽn giao thông tệ thứ năm xuống thứ 57. Ở Malaysia, Alibaba bắt tay với chính quyền thành phố Kuala Lumpur để sử dụng City Brain từ năm ngoái.
Theo Thanh Niên
Hành trình 20 năm kỳ diệu trở thành đế chế thương mại điện tử lớn bậc nhất thế giới của Alibaba dưới thời Jack Ma
2019 là một năm có ý nghĩa đối với Alibaba. Gã khổng lồ thương mại điện tử đến từ Trung Quốc này sẽ kỷ niệm 20 năm thành lập đồng thời nhà sáng lập Jack Ma cũng sẽ thôi giữ chức chủ tịch tập đoàn từ ngày 10/9.
Ngày hôm nay Jack Ma chính thức nghỉ hưu, đế chế 460 tỷ USD được trao cho một cựu kiểm toán viênStartup gọi đồ ăn Meituan: Nhà sáng lập bỏ học tiến sĩ đi khởi nghiệp, bị Alibaba từ chối đầu tư thêm, bèn tự khuấy động cuộc chiến online với Jack Ma[Infographic] Mark Zuckerberg, Jack Ma mất bao lâu để kiếm được 1 triệu USD đầu tiên?
Kể từ khi thành lập năm 1999, Alibaba đã phát triển từ một công ty thương mại điện tử truyền thống thành một tập đoàn lớn sở hữu các doanh nghiệp từ hậu cần, giao đồ ăn đến điện toán đám mây. Hiện Alibaba trị giá hơn 460 tỷ USD.
Dưới đây là một số khoảnh khắc quan trọng nhất trong lịch sử tập đoàn:
Tháng 4/1999: Hành trình bắt đầu
Video đang HOT
Jack Ma thành lập và vận hành Alibaba ngay tại căn hộ của mình.
Alibaba được thành lập bởi một nhóm gồm 18 người do Jack Ma lãnh đạo. Họ làm việc ngay tại căn hộ của Ma tại thành phố Hàng Châu. Đến nay, trụ sở chính của công ty vẫn được đặt tại đây.
Trang web đầu tiên họ tạo ra là Alibaba.com, một thị trường bán buôn sử dụng tiếng Anh. Cùng năm đó, Alibaba đã ra mắt một thị trường bán buôn trong nước.
Tháng 1/2000: SoftBank đầu tư
Alibaba đã nhận 20 triệu USD từ một nhóm các nhà đầu tư dẫn đầu bởi SoftBank.
Jack Ma từng cho biết: "Tôi và CEO của SoftBank, Masayoshi Son không hề nói về doanh thu hay thậm chí là mô hình kinh doanh. Chúng tôi chỉ bàn về một tầm nhìn chung và cả hai đã đưa ra những quyết định nhanh chóng". Khoản đầu tư đó đã giúp Alibaba mở rộng và phát triển.
Tháng 5/2003: Taobao ra đời
Taobao là nền tảng mua sắm trực tuyến tại Trung Quốc được điều hành bởi Alibaba, nơi người bán bên thứ ba có thể bán sản phẩm của mình. Trong năm tài chính 2015, tổng khối lượng hàng hóa của Taobao đạt 223,9 tỷ USD. Con số đó đã tăng lên 438 tỷ USD trong năm tài chính 2019. Doanh thu từ Taobao là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh thương mại cốt lõi của Alibaba.
Tháng 12/2004: Ra mắt Alipay
Alipay là nền tảng thanh toán hàng đầu Trung Quốc.
Alipay là một trong hai nền tảng thanh toán lớn nhất của Trung Quốc, cùng với đối thủ WeChatPay thuộc sở hữu của Tencent. Hình thức thanh toán của Alipay là qua mã vạch và người mua hàng có thể quét mã để thực hiện thanh toán tại cửa hàng một cách dễ dàng. Ngoài ra, Alipay cũng có thể được sử dụng tại các cửa hàng trực tuyến.
Mặc dù vậy, Alipay dường như là một tài sản gây tranh cãi trong suốt lịch sử Alibaba, khiến công ty và nhà sáng lập Jack Ma xung đột với một số cổ đông quan trọng từ Yahoo và SoftBank.
Tháng 8/2005: Yahoo trở thành cổ đông lớn nhất
Yahoo đã rót 1 tỷ USD vào Alibaba để sở hữu 40% cổ phần và trở thành cổ đông lớn nhất của công ty. Theo thỏa thuận, Alibaba nắm quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của Yahoo tại Trung Quốc.
Terry Semel, CEO lúc bấy giờ của Yahoo chia sẻ: "Cùng nhau, chúng tôi sẽ tạo ra một trong những công ty Internet lớn nhất Trung Quốc và sự kết hợp tài sản sẽ biến chúng tôi thành công ty duy nhất có vị trí hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng Internet đang bùng nổ ở Trung Quốc như tìm kiếm, thương mại và truyền thông".
Tháng 11/2007: IPO tại Hồng Kông
Trước khi IPO tại Mỹ năm 2014, Alibaba từng IPO tại Hồng Kông năm 2007. Việc này đã giúp Alibaba thu về 1,6 tỷ USD.
Tháng 4/ 2008: Sự ra đời của Tmall
Alibaba đã ra mắt một sản phẩm có tên là Taobao Mall và sau này trở thành Tmall. Cùng với Taobao, Tmall hiện là một trong những tài sản thương mại điện tử quan trọng nhất của Alibaba về mặt doanh thu.
Tmall được định vị là nơi các thương hiệu nước ngoài có thể mở cửa hàng trực tuyến và bán cho người tiêu dùng Trung Quốc. Nhiều thương hiệu thời trang xa xỉ, nhà sản xuất điện tử và thậm chí là Starbucks đều có mặt trên Tmall.
Tháng 9/2009: Ra mắt doanh nghiệp đám mây
Alibaba đã ra mắt hoạt động kinh doanh trên nền tảng đám mây năm 2009 và hiện đây là một trong những công ty lớn nhất tại Trung Quốc. Điện toán đám mây là nguồn doanh thu lớn thứ hai của Alibaba và là lĩnh vực kinh doanh phát triển nhanh nhất. Daniel Zhang, CEO của Alibaba cho biết điện toán đám mây sẽ là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty trong tương lai và đây là chiến lược dài hạn của họ.
Tháng 11/2009: Sự kiện Ngày độc thân
Ngày độc thân do Alibaba khởi xướng đã trở thành sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm tại Trung Quốc.
Singles Day (Ngày độc thân) là sự kiện mua sắm lớn nhất trong năm của Trung Quốc. Đây là sáng kiến của CEO Zhang. Theo đó, các nhà bán lẻ sẽ giảm giá mạnh vào ngày 11/11, biến Ngày độc thân thành một lễ hội trị giá hàng tỷ USD.
Tổng giá trị hàng hóa được bán thông qua các nền tảng của Alibaba đạt 7,8 triệu USD trong sự kiện Ngày độc thân năm 2009. Năm ngoái, con số đó đã tăng lên mức kỷ lục 30,8 tỷ USD.
Tháng 5/2011: Tranh cãi về Alipay
Alibaba đã bán quyền kiểm soát Alipay cho một nhóm do Jack Ma kiểm soát. Vào thời điểm đó, công ty cho biết đó là do các quy tắc mới được ban hành bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Quy định cho thanh toán trực tuyến của bên thứ ba yêu cầu họ phải có giấy phép cụ thể.
Tuy nhiên, Yahoo, cổ đông lớn nhất của Alibaba tại thời điểm đó, cho biết việc bán Alipay đã xảy ra mà họ không hề biết. Mặt khác, gã khổng lồ thương mại điện tử lại phủ nhận điều này.
Cuối cùng, Yahoo, SoftBank và Alibaba đã đi đến thỏa thuận: Alibaba sẽ được trả ít nhất 2 tỷ USD nhưng không quá 6 tỷ USD nếu Alipay IPO còn Alipay được yêu cầu trả phí cấp phép và tiếp tục được sử dụng để phục vụ Taobao.
Tháng 6/2012: Hủy niêm yết tại Hồng Kông
Chỉ năm năm sau khi ra mắt, Alibaba đã hủy niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông. Công ty trả 2,45 tỷ USD để mua 27% của Alibaba.com do công chúng nắm giữ.
Tháng 9/2012: Mua lại cổ phần do Yahoo nắm giữ
Alibaba đã mua lại gần một nửa số cổ phần mà Yahoo nắm giữ tại tập đoàn thương mại điện tử này. Công ty của Jack Ma đã trả cho Yahoo 6,3 tỷ USD tiền mặt và 800 triệu USD dưới dạng cổ phiếu ưu đãi tại Alibaba.
Đây là một khoản lãi lớn cho Yahoo sau khoản đầu tư 1 tỷ USD ban đầu vào năm 2005.
Tháng 9/2014: IPO tại New York
Alibaba đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York trong đợt IPO lớn nhất lịch sử. Gã khổng lồ này đã huy động được khoảng 25 tỷ USD. Hiện, alibaba là một trong những công ty công nghệ lớn nhất châu Á xét về định giá.
Tháng 10/2014: Thành lập Ant Financial
Sau sự kiện gây tranh cãi của Alipay, Ant Financial được tạo ra để xử lý không chỉ riêng thanh toán mà còn gồm nhiều dịch vụ tài chính khác. Việc này báo hiệu ý định đẩy mạnh vào công nghệ tài chính (fintech) của Alibaba.
Ant Financial hiện là công ty fintech lớn nhất Trung Quốc, trị giá khoảng 150 tỷ USD.
Tháng 8/2015: Thỏa thuận trị giá 4,6 tỷ USD
Alibaba đã đầu tư 4,6 tỷ USD vào nhà bán lẻ điện tử có cửa hàng vật lý Suning. Trước đó, công ty đầu tư vào chuỗi cửa hàng bách hóa Intime.
Mục đích của Alibaba là kết hợp giữa kinh doanh trực tuyến với các cửa hàng vật lý và xây dựng hệ sinh thái lớn gồm thương mại điện tử, thanh toán, giao đồ ăn và một số dịch vụ khác.
Tháng 4/2016: Đẩy mạnh trên thị trường quốc tế
Kể từ khi thành lập, Alibaba chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa: Giúp thương hiệu trong nước và nước ngoài bán hàng cho người tiêu dùng Trung Quốc.
Tuy nhiên, tháng 4/2016, Alibaba đã nắm cổ phần kiểm soát tại Lazada, công ty thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore, phục vụ một số thị trường ở Đông Nam Á. Điều đó đánh dấu sự thúc đẩy quốc tế đầu tiên của Alibaba trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Tháng 2/2018: Alibaba mua cổ phần của Ant
Alibaba đã mua 33% cổ phần của Ant Financial vì một điều khoản trong hợp đồng giữa hai công ty từ năm 2014 khi Ant được tạo ra.
Một số nguồn tin cho biết AntFinancial đang chuẩn bị IPO nhưng công ty vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông báo chính thức nào.
Tháng 9/2019: Jack Ma từ chức chủ tịch
Tháng 9/2018, Alibaba cho biết Jack Ma sẽ từ chức chủ tịch hội đồng quản trị vào một năm sau, ngày 10/9/2019 và CEO hiện tại của công ty là Daniel Zhang sẽ tiếp quản vị trí này của Jack Ma. Dự định của Ma là ở lại hội đồng quản trị Alibaba cho đến cuộc họp cổ đông thường niên năm 2020.
Theo GenK
Gia tăng tình trạng bất bình đẳng về kinh tế kỹ thuật số Theo UNCTAD, sự giàu có trong nền kinh tế kỹ thuật số tập trung chủ yếu ở Mỹ và Trung Quốc, trong khi phần còn lại của thế giới bị tụt lại phía sau. Amazon.com, Inc. có nền tảng công nghệ hàng đầu thế giới. Ảnh: reuters Ngày 4/9, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) lần đầu...