Thượng đỉnh Mỹ – Nga kết thúc trong bế tắc
Tương tự hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo Trung Quốc hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn thể hiện rõ quan điểm không lùi bước trong cuộc hội đàm trực tuyến với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Rạng sáng 8.12 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga là ông Vladimir Putin đã có cuộc gặp thượng đỉnh dưới hình thức trực tuyến. Kéo dài trong 2 giờ, cuộc gặp được cho là “trực tiếp và thẳng thắn”, nhưng thực tế thì kết quả cuối cùng vẫn chưa thể hiện sự đồng thuận rõ ràng nào về vấn đề Ukraine – bất đồng lớn nhất hiện nay giữa hai bên.
Mỹ đe dọa trừng phạt
Hãng tin AP dẫn lời Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Tổng thống Biden đã “nói thẳng với Tổng thống Putin rằng nếu Nga xâm chiếm thêm Ukraine, Mỹ và các đồng minh châu Âu sẽ đáp trả bằng các biện pháp kinh tế mạnh mẽ”.
Tổng thống Biden và Tổng thống Putin trong cuộc gặp trực tiếp vào tháng 6. Ảnh ĐIỆN KREMLIN
Bên cạnh đó, chủ nhân Nhà Trắng còn tuyên bố sẽ cung cấp thêm phương tiện phòng thủ cho Kiev, đồng thời phối hợp cùng các đồng minh NATO củng cố sức mạnh quân sự ở khu vực phía Đông châu Âu để sẵn sàng ứng phó trong trường hợp căng thẳng ở Ukraine leo thang.
Washington cũng cáo buộc Moscow đã điều động khoảng 70.000 binh sĩ cùng nhiều khí tài quân sự áp sát biên giới với Ukraine để chuẩn bị tiến hành tấn công quân sự vào đầu năm sau. Ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Putin, Tổng thống Biden đã nói chuyện với các lãnh đạo của Anh, Pháp, Đức và Ý để phối hợp phản ứng cũng như lên kế hoạch cho các biện pháp trừng phạt nếu Nga tăng cường áp chế hay tấn công Ukraine.
Thượng đỉnh trực tuyến Biden-Putin: 5 nội dung chính
Sau hội nghị thượng đỉnh, ông Biden đã thông báo kết quả cuộc gặp đến các đồng minh trên.
Nga đáp trả cứng rắn
Ở phía ngược lại, liên quan diễn biến hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Nga, AP dẫn lời ông Yuri Ushakov, Cố vấn Đối ngoại của Tổng thống Putin, cho biết: “Trong khi Tổng thống Mỹ nói về các lệnh trừng phạt có thể xảy ra, tổng thống của chúng tôi nhấn mạnh những gì Nga cần”. Cố vấn Ushakov tuyên bố “các lệnh trừng phạt chẳng phải là hành động gì mới, vì đã xảy ra từ lâu mà chẳng có bất kỳ tác dụng nào”.
Cũng phản ứng sau cuộc gặp, Điện Kremlin phát đi thông tin rằng: “Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng thật sai lầm khi đổ trách nhiệm cho Nga, vì NATO đã và đang tiến hành các động thái nguy hiểm nhằm mở rộng sự hiện diện trên lãnh thổ Ukraine và đang mở rộng tiềm lực quân sự gần biên giới với Nga”.
Bên cạnh đó, Tổng thống Putin cũng đề xuất dỡ bỏ tất cả các hạn chế mà Washington và Moscow đưa ra đối với cơ quan ngoại giao hai bên, để hướng đến bình thường hóa quan hệ song phương. Liên quan vấn đề này, Cố vấn An ninh quốc gia Sullivan cho biết ông Biden và người đồng cấp Putin đã chỉ đạo cho cấp dưới thực hiện. Tuy nhiên, hai bên lại chưa công bố kế hoạch hành động để thực thi.
Ngoài ra, hai lãnh đạo cũng đã trao đổi về một số vấn đề khác như tin tặc, tấn công mạng, chương trình hạt nhân của Iran… nhưng tất cả đều chỉ dừng lại ở mức “giữ cầu” ngoại giao để tiếp tục đàm phán.
Quân đội Mỹ giúp Ukraine củng cố phòng không
Thế khó cho ông Biden
Như vậy, kết quả hội nghị thượng đỉnh lần này cũng không khác so với cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Putin hồi tháng 6 tại Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, kết quả cuộc gặp trực tuyến lần này cũng không hề gây bất ngờ. Bởi như giới ngoại giao châu Âu đã dự báo trước là một cuộc hội đàm như vậy không đủ để giải quyết bất đồng giữa Washington với Moscow, đồng thời chưa đủ để gây áp lực để Nga phải giảm bớt căng thẳng trong vấn đề Ukraine.
Trong khi đó, về phía Washington thì ông Biden cũng khó lòng “xuống thang”. Thời gian qua, trong một số cuộc bầu cử cấp tiểu bang tại Mỹ, phía đảng Dân chủ đang chịu thất bại nặng nề. Chính vì thế, ông Biden cần cải thiện hình ảnh cho bản thân lẫn phía đảng Dân chủ, nhất là sau khi Nhà Trắng hứng chịu không ít chỉ trích trong việc rút quân khỏi Afghanistan.
Thêm vào đó, bất chấp việc Mỹ không ngừng phản ứng, chỉ trích thì Trung Quốc vẫn liên tục gia tăng sức ép quân sự ở eo biển Đài Loan. Bắc Kinh không ngừng đẩy mạnh tần suất điều động máy bay quân sự hoạt động nhằm răn đe Đài Bắc. Tương tự, Trung Quốc cũng có thêm nhiều động thái đáng lo ngại ở Biển Đông, biển Hoa Đông và thậm chí còn hợp tác cùng Nga để tiến hành hoạt động quân sự ở vùng Đông Bắc Á.
Chính vì thế, bất cứ sự “xuống thang” nào của Tổng thống Biden trước Nga hay Trung Quốc, thì đều có thể khiến cho ông lẫn đảng Dân chủ gặp nhiều khó khăn trong cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ diễn ra vào năm sau. Giữa thực tế như vậy, chẳng có lý do gì mà Moscow lại chịu nhún nhường.
Nga, Mỹ "nóng - lạnh" trước thềm thảo luận thượng đỉnh
Nhà Trắng và Điện Kremlin ngày 4/12 đều xác nhận, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ điện đàm vào ngày 7/12 tới để trao đổi về tình hình tại Ukraine, cùng những vấn đề về đảm bảo an ninh chiến lược khác.
Tổng thống Biden (trái) và Tổng thống Putin (Ảnh: BBC).
Trước thềm sự kiện nay, cả hai bên đều không ngừng đưa ra những động thái "nóng- lạnh", cho thấy "hòa bình nóng", tức đấu đầu xen lẫn hợp tác vẫn sẽ là xu thế chính trong mối quan hệ Nga - Mỹ thời gian sắp tới.
Theo Thư ký báo chí Nhà trắng Jen Psaki, Tổng thống Biden sẽ bày tỏ lo ngại của Mỹ, cũng như các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về các hoạt động quân sự gần đây của Nga ở biên giới Ukraine, tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Trong khi đó Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Putin sẽ bày tỏ lập trường phản đối của Nga trước bất kỳ động thái nào kết nạp Ukraine vào NATO, cũng như các hoạt động mở rộng sang phía Đông của liên minh quân sự này.
Cuộc nói chuyện gần đây nhất giữa hai nhà lãnh đạo Nga- Mỹ là vào tháng 7 vừa qua khi Washington hối thúc Moscow kiềm chế các băng nhóm tội phạm mạng có trụ sở tại Nga tấn công nhằm vào Mỹ. Và đối với lần thảo luận này, Mỹ cũng không ngừng cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng liên quan đến hành động mà nước này cho là khiêu khích quân sự của Nga nhằm vào Ukraine, trong khi Nga cho rằng tham vọng mở rộng về phía Đông của NATO mới là mối đe dọa thực sự đối với sự ổn định và an ninh khu vực.
Trên thực tế, cuộc gặp ở Stockholm hồi giữa tuần này giữa Ngoại trưởng Nga Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ Blinken, sự kiện được xem là chuẩn bị cho cuộc thảo luận cấp cao sắp tới giữa lãnh đạo hai nước đã diễn ra căng thẳng với những lời cảnh báo, răn đe nhau. Song mặt khác, hai bên cũng tuyên bố mong muốn giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine thông qua ngoại giao nhằm tránh kịch bản "ác mộng" về cuộc đối đầu giữa hai cường quốc.
Điều này cũng được thể hiện rõ trong phát biểu mới đây của Tổng thống Nga Putin: "Chúng ta cần bắt đầu các cuộc đàm phán có ý nghĩa. Nga cần sự đảm bảo về mặt pháp lý vì những người đồng cấp ở phương Tây đã không thực hiện những lời hứa đưa ra. Chắc hẳn ai cũng biết NATO từng cam kết không mở rộng sang phía Đông nhưng họ đã làm ngược lại. Những lo lắng của Nga về mặt pháp lý đã bị bỏ qua."
Các động thái nóng-lạnh trong quan hệ Nga- Mỹ không phải là điều mới. Bởi không chỉ đến thời Tổng thống Biden, các đời tổng thống Mỹ đều mong muốn quan hệ Mỹ - Nga thay đổi theo hướng tích cực. Ở phía ngược lại, người đứng đầu nước Nga - Tổng thống Putin cũng cho thấy mong muốn không để quan hệ hai nước đi tới bờ vực thảm họa.
Trong một động thái được xem là "món quà chính trị" gửi tới Nga trước thềm cuộc thảo luận cấp cao, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tuần trước đã quyết định loại nội dung liên quan các biện pháp trừng phạt dự án Dòng chảy phương Bắc 2 khỏi dự thảo ngân sách quốc phòng tài khóa tới. Dù khẳng định là để tránh mất lòng đồng minh Đức, song động thái rõ ràng đã giúp hạ nhiệt quan hệ Nga- Mỹ. Vì thế, theo các nhà phân tích, cuộc thảo luận sắp tới giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Putin là rất đáng mong chờ. Mặc dù chưa thể sớm có đột phá hay cải thiện nhanh chóng, song quan hệ Nga- Mỹ thời gian tới nhiều khả năng sẽ diễn ra theo chiều hướng cạnh tranh có kiểm soát.
Nga thông báo đã định được thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Nga - Mỹ Ngày 3/12, Điện Kremlin thông báo Nga và Mỹ đã dự định được thời gian tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Joe Biden tới đây bằng hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, Moskva đang đợi phía Washington thông qua lần cuối. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải). Ảnh:...