Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN: Nhìn lại phát biểu ấn tượng Tổng thống Obama
Hôm 15-2, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN đã chính thức bắt đầu tại khu nghỉ dưỡng Sunnylands, bang California.
Đây là lần đầu tiên một hội nghị thượng định giữa Mỹ và ASEAN được tổ chức ngay trên đất Mỹ. Sau đây, PLO xin giới thiệu đến bạn đọc bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama khai mạc hội nghị.
Tôi xin gửi lời chào đến tất cả quý vị. Được tiếp đón các vị trong hội nghị lịch sử này – Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN đầu tiên do Mỹ tổ chức là vinh dự lớn đối với tôi.
Sự kiện này phản ánh cam kết của cá nhân tôi và cam kết của nước Mỹ về mối quan hệ đối tác vững mạnh và lâu dài với từng quốc gia trong số 10 nước Đông Nam Á và toàn bộ khu vực Đông Nam Á với tư cách là một cộng đồng chung – ASEAN.
Như mọi người đều biết, lần đầu tiên tôi biết đến con người, vẻ đẹp và sức mạnh của khu vực Đông Nam Á là khi tôi sống cùng mẹ mình ở Indonesia trong vài năm thời điểm tôi còn là một đứa bé. Là tổng thống, tôi đã có cơ hội đến thăm hầu hết các nước ở khu vực này. Các vị và người dân ASEAN luôn chào đón tôi nồng nhiệt và tôi hy vọng chúng tôi có thể đáp lại lòng hiếu khách đó trong hôm nay và ngày mai.
Đó là lý do tại sao tôi đã không tổ chức hội nghị này ở thủ đô Washington D.C. Thời tiết ở đó hiện rất lạnh lẽo và tuyết còn đang rơi. Vì lẽ đó, xin chào mừng quý vị đến với xứ Sunnylands ấm áp và tươi đẹp này!
Tăng cường hợp tác Mỹ-ASEAN
Là tổng thống, tôi nhiều lần khẳng định rằng ngay cả khi nước Mỹ đối mặt với nhiều mối đe dọa khẩn cấp khắp thế giới, chính sách đối ngoại của chúng tôi cũng phải nắm bắt những cơ hội mới. Và ít khu vực nào đem lại nhiều cơ hội trong thế kỷ 21 như khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đó là lý do tại sao ngay từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của mình, tôi đã quyết định rằng Mỹ, một quốc gia Thái Bình Dương, sẽ phải tái cân bằng chính sách ngoại giao và đóng một vai trò lớn hơn cũng như lâu dài hơn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Barack Obama và các lãnh đạo ASEAN tham gia hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands, bang California. (Ảnh: Straitstimes)
Chiến lược này bao gồm việc hợp tác với khu vực Đông Nam Á và ASEAN, tổ chức đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng hòa bình và thịnh vượng của khu vực và việc tiến tới mục tiêu chung là xây dựng một trật tự khu vực nơi mà tất cả quốc gia đều tuân thủ các quy định quốc tế chung.
Giữ một phần vai trò trong cam kết giữa chúng ta, tôi tự hào là tổng thống Mỹ đầu tiên hội kiến với tất cả nhà lãnh đạo của 10 nước ASEAN. Hội nghị thượng đỉnh này đánh dấu cuộc gặp gỡ lần thứ bảy của chúng ta. Theo lời mời của quý vị, Mỹ đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và cùng nhau chúng ta xây dựng nó thành diễn đàn hàng đầu của khu vực để giải quyết các thách thức chính trị và an ninh.
Đến nay tôi đã bảy lần đến thăm ASEAN, nhiều hơn bất kỳ tổng thống Mỹ nào khác. Trong cuộc gặp gần đây nhất của chúng ta ở Kuala Lumpur, chúng ta đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược mới. Sự hợp tác của chúng ta đã mang đến những kết quả cụ thể có lợi cho tất cả các bên. Và chúng ta có thể phát huy đà hợp tác đó tại hội nghị thượng đỉnh này.
Cùng nhau, chúng ta có thể tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác thương mại và kinh tế, mà đã tạo công ăn việc làm và cơ hội cho người dân các nước. Kể từ khi tôi nhậm chức, chúng ta đã thúc đẩy thương mại giữa Mỹ và ASEAN tăng 55%.
Khu vực hiện là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ tư của Mỹ, bao gồm các hàng xuất khẩu của Mỹ mà đã hỗ trợ hơn 500.000 công ăn việc làm tại nước chúng tôi. Các công ty Mỹ là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất ở ASEAN, một trong nhiều nhân tố giúp GDP của khu vực tăng mạnh trong những năm gần đây cũng như giúp giảm tình trạng đói nghèo.
Thúc đẩy tầm nhìn chung
Nhân cơ hội này, một lần nữa tôi muốn gửi lời chúc mừng đến các nhà lãnh đạo ASEAN về việc thành lập Cộng đồng ASEAN, một bước đi quan trọng tiến tới hội nhập các nền kinh tế của các nước khu vực. Tại hội nghị này, chúng ta có thể phát huy những tiến bộ đó và tiếp tục khuyến khích tinh thần doanh nghiệp cũng như sự đổi mới sáng tạo để đà tăng trưởng và phát triển được bền vững, toàn diện và có lợi cho người dân các nước.
Cùng nhau, chúng ta cũng có thể tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh để đối phó trước các thách thức chung. Trong những năm gần đây, Mỹ đã tăng cường hỗ trợ an ninh hàng hải cho các đồng minh và đối tác trong khu vực, cải thiện năng lực chung để bảo vệ thương mại hợp pháp và đối phó với các cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Tại hội nghị thượng đỉnh này, chúng ta có thể thúc đẩy tầm nhìn chung về một trật tự khu vực nơi mà luật pháp và thông lệ quốc tế, bao gồm tự do hàng hải, được tôn trọng và nơi mà các tranh chấp được giải bằng con đường hòa bình và pháp lý.
Cùng nhau, chúng ta có thể tiếp tục bảo vệ khát vọng và phẩm giá của công dân các nước. Cuộc bầu cử lịch sử ở Myanmar và quá trình chuyển đổi đang diễn ra tại đây đã đem lại hy vọng về một đất nước hòa hợp, thống nhất, hòa bình và dân chủ. Với việc tham gia TPP, Singapore, Việt Nam, Malaysia và Brunei đã cam kết thực hiện các tiêu chuẩn cao về lao động và môi trường.
Tôi rất tự hào rằng Sáng kiến Lãnh đạo trẻ ASEAN đang giúp những con người trẻ tuổi, lực lượng đang định hình khu vực hằng ngày. Như bạn đã biết, tôi đã tổ chức nhiều cuộc họp với những người trẻ tuổi nổi bật. Chủ nghĩa lý tưởng, sự can đảm và tinh thần sẵn sàng làm việc cho tương lai của họ mang đến cho chúng ta hy vọng. Là các nhà lãnh đạo, chúng ta phải đáp ứng nguyện vọng của họ.
Và ở đây, tại hội nghị thượng đỉnh này, một lần nữa chúng ta có thể khẳng định rằng các xã hội vững mạnh, thịnh vượng và hòa hợp đòi hỏi sự quản trị hiệu quả, tinh thần thượng tôn pháp luật, trách nhiệm giải trình, hoạt động tích cực và tôn trọng quyền con người.
Cuối cùng, cùng nhau chúng ta có thể tiếp tục làm nhiều hơn thế nữa để đối phó trước những thách thức quốc tế mà không một quốc gia nào có thể tự mình vượt qua. Như vụ tấn công khủng bố tại Jakarta hồi tháng trước, nó nhắc nhở chúng ta rằng mối đe dọa của khủng bố buộc chúng ta phải thận trọng, chia sẻ thông tin và hợp tác để bảo vệ người dân các nước chúng ta.
Các nước chúng ta đã hợp tác để đạt được một thỏa thuận biến đổi khí hậu mạnh mẽ ở Paris và giờ là lúc chúng ta cần thực hiện thỏa thuận đó và đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng sạch, bao gồm đầu tư cho các nước đang phát triển.
Do đó, tăng trưởng kinh tế toàn diện để tạo cơ hội cho tất cả mọi người, an ninh chung, giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, tôn trọng quyền con người và phát triển bền vững là tầm nhìn chung của chúng ta. Đó là những gì đưa chúng ta đến đây hôm nay.
Tôi muốn cám ơn tất cả nhà lãnh đạo ASEAN đã có mặt hôm nay và cám ơn vì cam kết của quý vị về một mối quan hệ đối tác Mỹ-ASEAN vững mạnh. Và với những tiến bộ vượt bậc mà chúng ta đã cùng nhau gặt hái được trong bảy năm qua, tôi tự tin rằng chúng ta có thể tiếp tục đà phát triển đó tại hội nghị thượng đỉnh này.
Bảo Anh (lược dịch)
Theo_PLO
Tổng thống Obama đọc kinh Koran giữa nhà thờ Hồi giáo
Nhân chuyến thăm ngắn đến nhà thờ Hiệp hội Hồi giáo Baltimore và gặp các thủ lĩnh Hồi giáo, Tổng thống Barack Obama hôm 3-2 phát biểu đầy nhiệt huyết rằng họ là một phần của gia đình Mỹ.
Lần đầu tiên đến thăm một nhà thờ Hồi giáo trên đất Mỹ với tư cách là tổng thống, ông Obama đọc một vài đoạn kinh Koran và ca ngợi người Hồi giáo ở Mỹ là một phần quan trọng của lịch sử nước này, giữ một vị trí quan trọng đối với tương lai quốc gia.
"Tôi muốn gửi lời đến tín hữu Cơ Đốc vốn chiếm đa số trong đất nước này rằng nếu chúng ta nghiêm túc về vấn đề tự do tôn giáo, chúng ta phải hiểu rằng tấn công vào một đức tin là tấn công vào tất cả các tôn giáo" - ông Obama nói.
Tổng thống Barack Obama chào đón các gia đình người Hồi giáo sau buổi phát biểu tại nhà thờ Hiệp hội Hồi giáo Baltimore. Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Mặc dù ông Obama không trực tiếp nhắc đến các ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa như ông Donald J. Trump hay Ben Carson nhưng các mục tiêu của phát biểu rất rõ ràng.
Theo ông, người dân Mỹ "cần phải từ chối một lối chính trị cố chấp". Ông Obama gợi nhớ rằng người Hồi giáo đã là một phần của Mỹ kể từ khi nước này thành lập. "Vì vậy, đây không phải là điều mới mẻ. Các thế hệ người Mỹ theo Hồi giáo đã góp phần giúp xây dựng đất nước" - tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Thế nhưng, giờ thì người Mỹ chỉ nghe nhắc đến Hồi giáo sau các vụ tấn công khủng bố và rằng điều này phải thay đổi. Ông Obama đề nghị các chương trình truyền hình nên có một số nhân vật Hồi giáo không liên quan đến an ninh quốc gia. Tổng thống Mỹ nghĩ "điều đó không quá khó. Từng có khoảng thời gian không có người da đen xuất hiện trên truyền hình".
Ông Obama nói bất cứ ai cho rằng Mỹ đang có chiến tranh với Hồi giáo thực tế không chỉ hợp thức hóa các nhóm khủng bố như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS)tự xưng mà còn vô tình tiếp tay cho chúng.
Mối quan tâm về người Hồi giáo và người tị nạn Syria tại Mỹ gia tăng sau các cuộc tấn công khủng bố tại Paris - Pháp vào tháng 11-2015, cướp đi sinh mạng của 130 người, cũng như sau vụ xả súng hàng loạt tại San Bernardino, bang California, trong tháng 12-2015 làm 14 người chết và 22 người bị thương.
Doris Kearns Goodwin, một học giả của tổng thống, ví chuyến viếng thăm nhà thờ Hồi giáo của ông Obama như lời cảnh báo ngày càng cấp bách trước tâm lý chống Hồi giáo.
H.Bình (Theo The New York Times)
Theo_Người lao động
Tổng thống Putin: Nga sẽ từng bước trị được nạn tham nhũng Phát biểu với các quan chức Nga hôm 26-1-2016 tại phiên họp của Hội đồng chống tham nhũng quốc gia, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, chống tham nhũng là một nhiệm vụ vô cùng phức tạp, đòi hỏi thời gian, nhưng chúng ta phải từng bước thực hiện nó hoặc thậm chí còn phải đối mặt với vấn đề lớn hơn....