Thương chiến Mỹ-Trung : ‘Bình mới, rượu cũ’
Mỹ sử dụng kịch bản từng dùng trong cuộc chiến thương mại với Nhật Bản cách đây 30 năm để áp dụng với Trung Quốc.
Vào những năm 1980, Nhật Bản được coi là mối đe dọa kinh tế lớn nhất với Mỹ. Nền kinh tế xứ phù tang tăng trưởng mạnh, nhăm nhe hất cảng vị thế số 1 của Mỹ. Washington tất nhiên không hài lòng, đưa ra hàng loạt cáo buộc Tokyo trộm cắp tài sản trí tuệ, thao túng tiền tệ, thực hiện chính sách công nghiệp nhà nước bảo trợ.
Khi Tổng thống Ronald Reagan lên nắm quyền vào năm 1981, ông bắt đầu gây sức ép buộc Nhật Bản mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ và làm giảm thâm hụt thương mại. Tokyo cuối cùng cũng nhượng bộ nhưng cái giá phải trả cho quyết định đó là 3 thập kỷ đình trệ kinh tế và giảm phát. Kịch bản đó giờ đây dường như đang lặp lại và “diễn viên” sắm vai Nhật Bản giờ là Trung Quốc.
Cả Bắc Kinh và Tokyo đều theo đuổi chủ nghĩa trọng thương (chính quyền điều phối nền kinh tế quốc gia với mục đích làm tăng quyền lực nhà nước bằng việc làm suy giảm sức mạnh của các nước đối địch) và cả 2 đều đang trở thành nạn nhân của thói quen của người Mỹ là biến các nước khác thành vật tế thân cho các vấn đề kinh tế của họ, Stephen S. Roach, cựu Chủ tịch và là nhà kinh tế trưởng của Tập đoàn Morgan Stanley chi nhánh châu Á – Thái Bình Dương nhận định.
Cú “nhún mình” của Nhật từng khiến Tokyo bị đánh bại trong chiến tranh thương mại với Mỹ thập niên 1980. (Ảnh: AE)
Giống như các đòn đánh vào Nhật Bản năm 1980, chính sách chống Trung Quốc hiện nay của Mỹ xuất phát từ sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô đang ngày càng nghiêm trọng của Washington.
Trong cả 2 cuộc đối đầu, sự thiếu hụt đáng kể trong tiết kiệm của Mỹ tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai và thương mại lớn.
Khi Tổng thống Reagan nhậm chức vào tháng 1/1981, tỷ lệ tiết kiệm ròng trong nước của Mỹ ở mức 7,8% thu nhập quốc dân và tài khoản vãng lai cơ bản là cân bằng. Trong vòng 2,5 năm, do chính sách cắt giảm thuế mà Tổng thống Reagan đưa ra, tỷ lệ tiết kiệm ròng giảm xuống còn 3,7%, tài khoản vãng lai và cán cân thương mại hàng hóa rơi vào tình trạng thâm hụt vĩnh viễn. Ở khía cạnh này, cái gọi là vấn đề thương mại của Mỹ phần lớn là do họ tự tạo nên.
Tuy nhiên, chính quyền Reagan không thừa nhận điều đó mà đổ lỗi cho Nhật Bản, vốn chiếm tới 42% thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ trong nửa đầu thập niên 1980.
Video đang HOT
Các tình tiết này có vẻ khá tương đồng với diễn biến thương chiến Mỹ-Trung hiện nay. Nhưng không giống như người tiền nhiệm, Tổng thống Trump không kế thừa một nền kinh tế với kho tiết kiệm dồi dào.
Khi nhà lãnh đạo Mỹ lên nắm quyền vào tháng 1/2017, tỷ lệ tiết kiệm ròng trong nước của Mỹ chỉ ở mức 3%, thấp hơn gần 1 nửa so với mức khởi đầu kỷ nguyên của Tổng thống Reagan. Nhưng tương tự như người tiền nhiệm, ông Trump cũng chọn giảm thuế. Thất bại lần nữa lại lặp lại, thâm hụt ngân sách liên bang gia tăng, tỷ lệ tiệm kiệm ròng giảm xuống mức 2,8%, thâm hụt tài khoản vãng lai ở mức 2,6% GDP, thâm hụt thương mại hàng hóa ở mức 4,5% vào cuối năm 2018.
Tổng thống Ronald Reagan. (Ảnh: Getty)
Chính quyền Trump cần một con tốt thí để đổ lỗi cho con số đáng buồn này và Washington chọn Trung Quốc, quốc gia chiếm tới 48% thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ trong năm 2018.
Theo ông Stephen, trong cả 2 “tập phim” Mỹ đều né tránh thực tế. Với niềm tin cắt giảm thuế sẽ có cái bù đắp lại thiếu hụt đó, chính quyền Reagan không để tâm tới mối quan hệ giữa thâm hụt thương mại với các yếu tố khác.
Trong khi đó, chính quyền Trump lại bị cuốn vào sự quyến rũ của lãi suất thấp và Lý thuyết tiền tệ hiện đại (chính phủ có thể tự tạo tiền, một đặc quyền mà hiện tại chỉ dành riêng cho các ngân hàng trung ương và không cần thiết phải được tài trợ bởi các khoản thu thuế và phát hành nợ theo quy định của kinh tế học chính thống) mà nhiều khi không để ý tới thực tế rằng hệ thống chăm sóc y tế nuốt chửng 18% GDP, chi tiêu quốc phòng bằng tổng chi tiêu quốc phòng của 7 quốc gia lớn nhất cộng lại, các khoản cắt giảm thuế làm doanh thu thuế của chính phủ liên bang giảm xuống còn 16,5% GDP, thấp hơn mức trung bình 17,4% của 50 năm qua.
Ông Stephen cho rằng dù “kịch bản” không hoàn toàn tương đồng, nhưng cốt lõi trong bộ phim mà Mỹ diễn cùng Nhật Bản cách đây 30 năm và Trung Quốc hiện nay không có mấy khác biệt. Washington nhận thấy việc công kích các nước khác dễ dàng hơn so với việc tự nhìn nhận các vấn đề nội bộ.
Tuy nhiên, lần này, Bắc Kinh không dễ nhượng bộ như Tokyo cách đây 30 năm và hiện tại chưa thể đoán định cái kết cho tập phim mới nhất này.
(Nguồn: Project Syndicate)
SONG HY
Theo VTC
Áp lực từ Mỹ, tham vọng nhà sản xuất điện thoại thông minh số 1 thế giới của Huawei 'phá sản'
Huawei thừa nhận, nếu không có "tình huống bất ngờ không mong đợi", công ty sẽ trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh số 1 thế giới vào cuối năm nay.
"Nếu không có gì bất ngờ không mong đợi, chúng tôi sẽ trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới trong quý 4/2019. Thế nhưng, hiện nay, chúng tôi cảm thấy cần nhiều thời gian hơn để đạt được mục tiêu này", Giám đốc chiến lược Huawei, Shao Yang, nói tại Triển lãm hàng Điện tử tiêu dùng ở Thượng Hải.
Ông Shao không nói rõ "bất ngờ không mong đợi" là gì, cũng không nhắc trực tiếp đến Tổng thống Mỹ Donald Trump hay chiến tranh thương mại, nhưng những nhận định của ông được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Mỹ tháng trước thêm Huawei vào "danh sách đen", cấm các công ty Mỹ bán phần mềm hay linh kiện cho công ty Trung Quốc này mà không có sự cho phép của chính phủ. .
(Ảnh: Vision Times)
Những chiếc điện thoại thông minh của Huawei đang chạy hệ điều hành Android của Google. Các chuyên viên phân tích và nhà phân phối lên tiếng cảnh báo rằng nếu Huawei không thể tiếp cận tới bản cập nhật và dịch vụ từ Google, người tiêu dùng ở phương Tây sẽ "ngoảnh mặt" với các thiết bị của Huawei. Tháng trước, SoftBank của Nhật Bản đã hủy kế hoạch bán chiếc điện thoại P30 của Huawei, trong khi KDDI đã hoãn bán chiếc P30 - lúc đầu dự kiến bán vào cuối tháng 5/2019.
Tuần trước, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., nhà sản xuất chip điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, cho biết các đơn đặt hàng từ Huawei đã giảm kể từ khi Công ty này rơi vào danh sách đen của Mỹ. Auras Technology có trụ sở ở Đài Loan - một nhà cung ứng hàng đầu về các thiết bị của Huawei - cũng cho biết, số lượng đặt hàng của một khách hàng Trung Quốc đã bị ảnh hưởng, nhưng lại không nói rõ khách hàng đó là ai.
Theo AP, doanh số bán hàng điện thoại thông minh của Huawei cũng giảm rõ rệt từ khi có lệnh cấm của Mỹ.
Lệnh cấm của Mỹ xuất phát từ những cáo buộc cho rằng các công ty công nghệ như Huawei có thể ăn cắp bí mật thương mại và đe dọa đến an ninh mạng, hay chia sẻ dữ liệu người dùng cho chính phủ Bắc Kinh.
Trong khi Huawei phủ nhận các cáo buộc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiếp tục thuyết phục và gây sức ép các nước khác loại bỏ thiết bị công ty này ra khỏi mạng di động thế hệ mới 5G.
Shao cho biết, công ty sẽ tiếp tục mở rộng sự phát triển về công nghệ. "Mọi người thấy 5G, nhưng chúng tôi thấy nhiều hơn thế. Những người không dũng cảm sẽ không tiến bộ, họ sẽ tụt lại phía sau. Nên tất cả mọi thứ chúng tôi làm là để vạch ra hướng đi cho mình trong vòng cạnh tranh mới."
Huawei đã vượt mặt Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới trong quý 2/2018 và duy trì vị thế này kể từ đó, theo công ty nghiên cứu toàn cầu IDC. Huawei hiện bán 500,000-600,000 chiếc điện thoại mỗi ngày, ông Shao cho hay. Trong quý 1/2019, họ ghi nhận đã bán 59.1 triệu chiếc điện thoại, thấp hơn nhiều so với con số 71.9 triệu chiếc của Samsung.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với CNBC, Bộ trưởng Tài chính Mnuchin cho rằng, việc đưa Huawei vào danh sách đen hoàn toàn là vấn đề "an ninh quốc gia" không liên quan các cuộc đàm phán thương mại bị đổ bể. Ông Mnuchin đặc biệt nhấn mạnh lệnh cấm Huawei không phải là một phần của cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tổng thống Trump liên tục đánh tiếng về cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20, nhưng Bắc Kinh hoàn toàn im lặng trước thông tin này. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cảnh báo sẽ "lập tức" áp mức thuế quan mới nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu Chủ tịch Tập không dự Hội nghị thượng đỉnh G20.
(Nguồn: AP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Mỹ cáo buộc Trung Quốc hạ giá nhân dân tệ bù đắp tác động cuộc chiến thuế quan Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 8/6 cáo buộc Trung Quốc để đồng nhân dân tệ giảm giá trong nỗ lực bù đắp tác động cuộc chiến thuế quan với Washington. "Tôi nghĩ không phải ngẫu nhiên mà đồng tiền này giảm giá từ khoảng 6,30 nhân dân tệ/ USD lên 6,90 nhân dân tệ mới đổi được 1 USD", ông...