Thương chiến LG – Samsung: Ai ‘cà khịa’, ai nóng mặt?
Đằng sau việc Samsung tố cáo LG vi phạm Luật Quảng cáo đã hé lộ cuộc chạy đua giành khách hàng trong mảng tivi cao cấp.
Thương chiến LG – Samsung
Sự việc bắt đầu từ quảng cáo “LG OLED TV – Đẳng cấp khác biệt” của LG phát sóng trên các kênh truyền hình Việt Nam bắt đầu từ ngày 18/11. Nội dung quảng cáo này so sánh giữa công nghệ OLED và LED. Tuy nhiên, quảng cáo không trực tiếp sử dụng khái niệm QLED. Hình ảnh duy nhất mang nội dung “QLED” được LG biến tấu khéo léo thông qua việc thay đổi tên gọi của chiếc TV theo bảng chữ cái, gồm A, B, F, U, Q, K, S, T để gắn kèm khái niệm LED. Đáng chú ý nhất là phần QLED để dừng hình… lâu hơn bình thường.
Một mẫu tivi cao cấp mới của LG.
Ngay sau đó, Samsung đã khiếu nại với các cơ quan quản lý bởi cho rằng, LG đã vi phạm Luật Quảng cáo, vì đã có ý so sánh OLED TV với QLED TV của Samsung.
Ngay lập tức, LG đã “phản pháo”. Đại diện LG khẳng định, LG không vi phạm Luật Quảng cáo và không chủ ý so sánh bất kỳ sản phẩm, thương hiệu cụ thể nào trong quảng cáo của mình. Trong quảng cáo nói trên, đối tượng so sánh mà LG hướng tới là 2 công nghệ tivi nói chung là LED và OLED. LG cho biết, quảng cáo trên vẫn đang được phép trình chiếu, phát sóng ở nhiều nước trên thế giới.
Video đang HOT
“Mục đích của quảng cáo “LG OLED TV – Đẳng cấp khác biệt” nhằm phân biệt, nêu bật các ưu điểm của công nghệ OLED so với dòng tivi LED nói chung, trong đó có cả các dòng tivi LED thông thường của LG”, đại diện của LG khẳng định.
Đây không phải là lần đầu tiên, hai đối thủ cùng đến từ Hàn Quốc có xung đột. Trước đó, hồi tháng 10/2019, LG đã tung ra video “cà khịa” tivi QLED của Samsung. LG đã mang tivi OLED của LG và QLED của Samsung tiến hành mổ xẻ nội thất. Mục đích của LG là muốn chứng minh, đây không phải công nghệ tấm nền mới, mà chỉ là công nghệ LCD truyền thống.
Trước đó, tháng 9/2019, LG cũng đã nộp đơn khiếu nại lên Ủy ban Thương mại bình đẳng Hàn Quốc (FTC Korea), phàn nàn rằng, Samsung đang quảng cáo sản phẩm tivi QLED có thể gây hiểu nhầm cho khách hàng.
Samsung ngay lập tức đã đáp trả LG. Trong quảng cáo mới nhất của mình, Samsung “đá xoáy” LG về nhược điểm burn-in (hiện tượng các điểm ảnh bị bay màu gây ra bởi các hình ảnh tĩnh hiển thị quá lâu) của tivi OLED.
Samsung cũng chuyển hướng sang OLED
Trên thực tế, cả LG và Samsung đều phát triển công nghệ OLED. Bản chất cuộc đối đầu giữa LG và Samsung là việc lựa chọn công nghệ để thương mại hóa sản phẩm.
Theo số liệu của Hãng nghiên cứu thị trường GFK, trong quý II/2019, tivi QLED đang bán chạy gấp gần 5 lần so với tivi OLED ở thị trường Việt Nam.
Cụ thể, số lượng tivi QLED bán ra trong quý này đạt gần 16.000 chiếc, trong khi đó tivi OLED chỉ bán được 3.400 chiếc. Riêng trong tháng 7/2019, tivi QLED bán được hơn 8.000 chiếc, gấp 5 lần tivi OLED (1.590 chiếc).
Chiếc tivi OLED đầu tiên của Samsung được sản xuất vào năm 2013. Khi đó, công nghệ OLED còn non nớt, nhiều khiếm khuyết. Đặc biệt, chi phí sản xuất cao, nên năm 2014, Samsung đã từ bỏ công nghệ này và chuyển sang phát triển công nghệ QLED.
Trong khi đó, LG lại chọn OLED để phát triển và đạt được những tiến bộ về công nghệ cũng như hạ giá thành sản phẩm, biến OLED từ màn hình cao cấp cỡ nhỏ chỉ dành cho smartphone sang tivi cỡ lớn.
Nói một cách tổng quan, QLED mang lại độ sáng cao hơn, tuổi thọ dài hơn, kích thước màn hình lớn hơn và mức giá thấp hơn. Trong khi đó, OLED có công nghệ hiện đại hơn, có góc nhìn tốt hơn, mức độ màu đen sâu hơn và sử dụng ít năng lượng hơn.
Nhưng QLED dưới “nghệ thuật makerting” của Samsung lại bán chạy hơn OLED của LG. Theo Hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit, quý III/2019, TV Samsung chiếm 30,3% thị phần toàn cầu, LG với 16%, Sony đứng thứ 3 với 8,8% và TCL chiếm 6,3%.
Samsung đã xác nhận, họ đang phát triển các tấm đi-ốt phát sáng hữu cơ chấm lượng tử (QD-OLED). Nếu thành công, thế hệ tivi mới của Samsung sẽ lấn sân sang hệ sinh thái OLED vốn đang được LG gây dựng. Rất có thể, cuộc chiến này sẽ còn kịch tính hơn trong thời gian tới.
Theo đầu tư
Samsung gấp rút yêu cầu tích trữ linh kiện Nhật dùng để sản xuất smartphone
Lo ngại Nhật Bản sẽ mở rộng phạm vi hạn chế xuất khẩu, Samsung đã quyết định có hành động trước để tránh rơi vào thế bị động.
Theo truyền thông địa phương lẫn quốc tế, Samsung đã chính thức gửi thư cho các đối tác tại Hàn Quốc yêu cầu tích trữ thêm thật nhiều linh kiện, vật liệu dùng để sản xuất smartphone, TV, đồ gia dụng. Hiện tại, Nhật Bản đã áp lệnh hạn chế xuất khẩu với ba loại vật liệu công nghệ cao, truyền thông lẫn chuyên gia Hàn Quốc đều cảnh báo việc mở rộng phạm vi hạn chế lan sang khu vực khác.
Theo hãng thông tấn Yonhap, Samsung đã yêu cầu các đối tác "tìm kiếm mọi biện pháp khả thi" để đảm bảo đủ lượng tồn kho, trước bối cảnh căng thẳng ngoại giao leo thang. Các mặt hàng tăng cường mua sắm được dùng để sản xuất smartphone, TV, đồ điện tử gia dụng, phải được dự trữ đủ ít nhất ba tháng trước ngày 15/8.
Thương chiến leo thang khiến Samsung cuống cuồng tìm kiếm mọi biện pháp đối phó
Là hãng điện tử lớn nhất Hàn Quốc, lượng sản phẩm sản xuất ra của Samsung là vô cùng lớn. Bất cứ gián đoạn nào xảy ra ở chuỗi cung ứng đều khiến họ lo lắng. Samsung hứa với các đối tác sẵn sàng chi trả thay toàn bộ chi phí phát sinh, thậm chí hoàn trả nếu chúng không được dùng đến. Phó chủ tịch Lee cũng cảnh báo tới các giám đốc cấp cao của bộ phận chip nhớ, LSI và màn hình, phải sẵn sàng cho những kịch bản tồi tệ nhất. Samsung được xem là hãng chịu ảnh hưởng lớn nhất khi Nhật Bản siết chặt hoạt động xuất khẩu.
Theo ET News, đối với ngành đúc chip, chất cản quang thuộc diện hạn chế là rào cản lớn nhất. Đối với sản xuất tấm nền, Samsung lệ thuộc nặng nề vào công nghệ nước ngoài trong đó Nhật, hiện ngành này đang bị hạn chế tấm nhựa dẻo. Đối với điện tử hiện chưa bị hạn chế xuất khẩu, "nếu không có linh kiện Nhật, ngay cả Samsung cũng không thể sản xuất smartphone", theo cảnh báo một chuyên gia.
Theo VN Review
Apple hủy đơn hàng trị giá 100 triệu USD với Samsung Do căng thẳng thương mại Nhật - Hàn, Apple được cho là đã quyết định hủy hợp đồng cung cấp màn hình OLED trị giá 100 triệu USD với đối tác Samsung. Quyết định của Apple được lý giải do những hạn chế của Nhật Bản trong việc xuất khẩu vật liệu bán dẫn sang Hàn Quốc. Tập đoàn công nghệ Mỹ đang...