Thương chiến khốc liệt: Mỹ lạnh lùng, Trung Quốc khoe cơ bắp
Điều quan trọng là Mỹ phải làm giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải chọn giữa “súng đạn hoặc bơ sữa”.
Bắc Kinh tự tin thái quá
Ngày 18/11, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã có cuộc gặp tại thủ đô Bangkok của Thái Lan. Tờ Hoàn cầu của Trung Quốc cho rằng cuộc gặp mang ý nghĩa cần thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh cuộc chiến thương mại, khả năng Mỹ triển khai tên lửa ở châu Á và vấn đề Hong Kong gây tổn hại đến lòng tin chiến lược giữa hai cường quốc. Tờ báo Trung Quốc tin rằng điều này sẽ giúp ngăn chặn hiểu lầm và đánh giá sai do hoài nghi gia tăng.
Phát biểu trong cuộc họp báo sau cuộc họp, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian cho biết ông Ngụy Phượng Hòa và ông Esper đã có cuộc họp “rất tích cực và mang tính xây dựng” và “đã nhất trí về nhiều vấn đề”, điều nêu bật sự cần thiết của việc trao đổi thông tin.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tại Bangkok hôm 18/11
Tờ Hoàn cầu cho rằng, thông thường, quan hệ quân sự Mỹ-Trung vẫn xếp sau quan hệ kinh tế và thương mại song giờ đây nhiều chính trị gia và học giả Mỹ đang kêu gọi Mỹ tách khỏi quan hệ đối tác thương mại với Trung Quốc. Do “hòn đá tảng trong quan hệ song phương” là thương mại đang suy yếu, hai nước cần đặc biệt củng cố sự trao đổi thông tin trong lĩnh vực quân sự, biến quan hệ quốc phòng thành yếu tố giúp bình ổn quan hệ song phương.
Hoàn cầu nhấn mạnh, quan hệ quốc phòng rạn nứt không có lợi cho Trung Quốc và Mỹ. Nhân đây, tờ báo Trung Quốc nhắc lại mong muốn phát triển hòa bình trong Sách trắng quốc phòng mang tên “Trung Quốc và Thế giới trong Thời đại Mới” được công bố hồi tháng 9/2019 và rằng nước này “không có ý định” thách thức hay thay thế Mỹ trên trường quốc tế.
Giới phân tích Trung Quốc cho rằng Mỹ đang đối mặt với một loạt vấn đề. Điển hình được nêu ra là việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây nói rằng NATO đang “chết não”. Bình luận được nhà lãnh đạo Pháp đưa ra sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Bắc Syria trong khi bất đồng cũng đang gia tăng giữa Mỹ và các đồng minh khác, như Hàn Quốc, do những tranh cãi về chi phí quốc phòng.
Hoàn cầu tin rằng Washington sẽ không “đạp đổ” quan hệ quân sự với Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ vẫn đang theo dõi sát sao sự phát triển về năng lực quân sự của Trung Quốc và Washington vừa công bố báo cáo hàng năm về ảnh hưởng quân sự của Bắc Kinh.
Video đang HOT
Trung Quốc tự tin vào màn khoe cơ bắp
Bên cạnh đó, tờ báo Trung Quốc khoe khoang việc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vừa phô trương “nhuệ khí” và các trang thiết bị hiện đại trong lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc, cho rằng Mỹ sẽ thận trọng hơn khi đối mặt với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
“Thách thức” mà Hoàn cầu nêu ra là việc chính quyền của Tổng thống Trump đang thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và xác định Trung Quốc là đối thủ chiến lược. Cũng theo tờ báo này, cùng với cuộc chiến thương mại và hành động ngăn chặn các tiến bộ công nghệ của Trung Quốc, Mỹ thường xuyên đặt câu hỏi về các vấn đề nhạy cảm để gây rắc rối với Trung Quốc.
“Cây gậy” thần thánh của Mỹ?
Về phần mình, người Mỹ dường như quyết tâm “xoáy sâu” vào các vấn đề được coi là nhạy cảm của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper ngày 19/11 cho biết Mỹ sẽ tiến hành nhiều hoạt động tuần tra nữa tại Biển Đông để gửi một tín hiệu đến Trung Quốc.
Phát biểu khi ở thăm Philippines, ông Esper nói: “Mỹ phản đối bất kỳ quốc gia nào nỗ lực dùng cách áp bức hoặc hăm dọa để xúc tiến các lợi ích quốc tế của họ mà gây hại cho các nước khác”. Ông nói thêm: “Tín hiệu rõ ràng mà chúng tôi đang muốn gửi đi không phải là chúng tôi đối đầu với bản thân Trung Quốc mà là tất cả chúng ta sẽ ủng hộ luật pháp và các quy tắc quốc tế, và rằng chúng tôi nghĩ Trung Quốc cũng nên tôn trọng những điều này”.
Mỹ có đủ sức mạnh cứng để can dự với Trung Quốc?
Tờ Washington Post thậm chí còn đưa ra nhận định đầy bất ngờ là Mỹ phải chịu trách nhiệm nhất định về những gì đang xảy ra, ví dụ như vấn đề Hong Kong. Một trong những lý do được đưa ra là các mối quan hệ kinh tế rộng mở của Mỹ đã tài trợ cho quyền lực của Bắc Kinh.
Theo Washington Post, không có các thị trường của Mỹ, Trung Quốc sẽ vẫn là một nước nghèo nàn và lạc hậu về công nghệ. Tuy nhiên, nhờ Mỹ mà Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một cường quốc toàn cầu, mà theo Washington Post, có thể chèn ép cả các dân tộc khác.
Mỹ từng hy vọng Trung Quốc có thể trở nên giàu có và tây hóa hơn nhưng “củ cà rốt” lại không phát huy hiệu quả. Tờ báo này cho rằng nếu muốn giảm thiểu mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc đối với Mỹ, Washington nên bắt đầu nghĩ đến việc sử dụng những “cây gậy”.
Cùng với đề xuất tiếp tục can thiệp vào vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc, tờ Washington Post cho rằng điều quan trọng là Mỹ phải làm giảm tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải chọn giữa “súng đạn hoặc bơ sữa”. Lý do là Trung Quốc cần tăng trưởng kinh tế nhanh chóng để tiếp tục củng cố sức mạnh và tham vọng của mình. Trong khi đó, người dân Trung Quốc đã trở nên quen với những tiện nghi tư bản. Tăng trưởng chậm lại sẽ làm tăng nguy cơ bất mãn và bất ổn ở Trung Quốc.
Trung Quốc chịu được sức ép của Mỹ trong bao lâu?
Theo đó, Washington cho rằng đàm phán cứng rắn về thương mại là điều cần thiết. Mỹ không nên ký bất kỳ thỏa thuận nào cho phép Trung Quốc tiếp tục các hoạt động “hám lợi” của mình, ngay cả khi việc từ chối ký thỏa thuận khiến các doanh nghiệp Mỹ đau đớn.
Giới phân tích Mỹ tin rằng nước này cần phải cam kết dần thoát khỏi ảnh hưởng kinh tế từ Trung Quốc. Chính phủ Mỹ nên khuyến khích các công ty Mỹ tìm các quốc gia khác để đầu tư và khuyến khích các đồng minh để họ cũng làm như vậy. Điều này sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong một thời gian, vì việc di dời các doanh nghiệp sẽ rất tốn kém.
Qua đây, thông điệp mà Washington Post muốn đưa ra là Trung Quốc cần hiểu rằng sự tham gia toàn cầu với phương Tây có nghĩa là thích nghi với các “giá trị của phương Tây”. Do đó, tờ báo này tin rằng nếu Mỹ có thể kiên nhẫn sử dụng sức mạnh của mình, họ sẽ làm thay đổi hành vi nguy hiểm và bất công của Trung Quốc, cho dù mất nhiều thời gian.
Bảo Minh
Theo baodatviet.vn
Trung Quốc hối thúc Mỹ ngưng thị uy sức mạnh trên Biển Đông
Sau cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra phát ngôn kêu gọi quân đội Mỹ dừng "thị uy sức mạnh" trên Biển Đông.
Ngô Khiêm, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ngày 18/11 xác nhận Biển Đông là một trong những nội dung được đề cập trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa và người đồng cấp Mark Esper của Mỹ trong cuộc họp tại Bangkok, Thái Lan.
Cuộc gặp giữa ông Ngụy và ông Esper kéo dài hơn nửa tiếng, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng, theo AP.
"Các bên thống nhất duy trì đối thoại và trao đổi thường xuyên. Chúng tôi tiếp tục đạt được tiến triển trong nhiều vấn đề", Bộ trưởng Esper tiết lộ sau cuộc gặp.
Trong khi đó, tại cuộc họp báo ở Bangkok, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm khẳng định cuộc gặp mang tính xây dựng và tích cực. Các bên đạt được nhất trí trong nhiều nội dung.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (phải) bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ở Bangkok. Ảnh: AP.
Ông Ngô đồng thời nhấn mạnh phía Trung Quốc không hài lòng về hiện diện của hải quân Mỹ trên Biển Đông. Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa đã tái khẳng định cam kết của Trung Quốc trong việc bảo vệ "chủ quyền lãnh thổ cùng quyền và lợi ích hàng hải" trên Biển Đông.
"Phía Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ ngưng thị uy sức mạnh trên Biển Đông, không khiêu khích và leo thang căng thẳng trên Biển Đông", ông Ngô cho biết.
Trả lời câu hỏi họp báo về những phản đối cụ thể từ Bắc Kinh, ông Ngô nói Mỹ nên "chấm dứt can thiệp vào Biển Đông và ngưng khiêu khích quân sự".
Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN ngày 17/11 cũng có cuộc họp không chính thức tại thủ đô Bangkok để thảo luận về hợp tác an ninh nội khối và các vấn đề quốc tế trong đó có Biển Đông, theo Bangkok Post.
Một số bộ trưởng bày tỏ lo ngại về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, tuy nhiên lạc quan về tiến triển của đàm phán COC, văn kiện được kỳ vọng sẽ mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực.
Theo news.zing.vn
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: 'Washington ủng hộ lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông' Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng Việt Nam, Bộ trưởng Mark Esper nhấn mạnh ủng hộ quan điểm của Việt Nam và ASEAN về vấn đề Biển Đông. Chiều 20/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp...