Thường cảm thấy lạnh sau khi tập thể dục, có nguy hiểm không?
Cảm thấy lạnh sau một buổi tập luyện trong mùa đông là điều dễ hiểu. Nhưng trải nghiệm tương tự trong mùa hè là điều khá khó hiểu.
Có nhiều người cảm thấy ớn lạnh sau khi tập luyện cường độ cao – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Có nhiều người cảm thấy ớn lạnh sau khi tập luyện cường độ cao và thường thắc mắc tại sao điều này lại xảy ra.
Trước hết, ớn lạnh không liên quan gì đến nhiệt độ bên ngoài hoặc thời tiết. Tất cả đều xảy ra do những thay đổi diễn ra bên trong cơ thể. Có thể có một vài nguyên nhân đằng sau điều này.
Dưới đây là 5 lý do tại sao hầu hết mọi người cảm thấy lạnh sau khi tập thể dục.
1. Hạ nhiệt không đúng cách
Khởi động và hạ nhiệt là hai bước quan trọng mà mọi người phải làm trong quá trình tập luyện của mình.
Trong khi tập thể dục, nhiệt độ cơ thể của chúng ta tăng đột biến. Hạ nhiệt giúp cơ thể giảm nhiệt độ cơ thể từ từ và điều hòa lưu lượng máu. Nhiệt độ cơ thể giảm mạnh thường khiến một người cảm thấy lạnh sau buổi tập và làm tăng nguy cơ chấn thương, theo Times of India.
Video đang HOT
2. Mất nước
Nước rất cần thiết để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Nếu bạn không uống đủ lượng nước sau khi tập luyện, bạn có thể phải đối mặt với những cơn ớn lạnh đột ngột sau đó. Bạn cũng có thể bị chuột rút, chóng mặt và buồn nôn. Nên uống đủ lượng nước trước khi tập luyện.
Ngoài ra, đừng quên bổ sung lượng nước bị mất do đổ mồ hôi sau khi tập thể dục, theo Times of India.
3. Mặc quần áo phù hợp
Vào mùa đông, chúng ta có thói quen mặc nhiều áo để phòng tránh thời tiết lạnh giá. Điều này giúp chúng ta duy trì nhiệt độ cốt lõi của cơ thể khi chúng ta ngừng tập luyện. Nhưng vào mùa hè, chúng ta hầu như không chú ý đến điều này.
Mặc quần áo phù hợp vào mùa hè cũng không kém phần quan trọng. Quần áo cotton có thể dễ dàng thấm mồ hôi và giữ ấm cho bạn. Nên mặc cotton hơn các loại vải khác.
4. Mức đường huyết thấp
Lượng đường trong máu giảm sau buổi tập có thể khiến bạn cảm thấy lạnh. Để tránh điều này, hãy nạp “nhiên liệu” đúng cách trước khi tập luyện.
Trong khi tập thể dục, lượng đường trong máu của chúng ta giảm xuống và chúng ta bắt đầu cảm thấy lạnh. Ăn carb phức tạp và thực phẩm giàu protein trước khi tập thể dục để duy trì năng lượng trong thời gian dài hơn.
5. Thiếu nghỉ ngơi
Ớn lạnh cũng thường xảy ra khi bạn tập luyện quá sức hoặc không nghỉ ngơi giữa buổi tập luyện của mình. Trong cả hai trường hợp, cơ bắp của bạn sẽ mệt mỏi và căng thẳng sau khi tập luyện và bạn cảm thấy không khỏe, theo Times of India.
Đắp chăn cho bé như thế nào khi nằm điều hòa để không bị ốm?
Khi bật điều hòa, mẹ cần phải chú ý mặc quần áo và đắp chăn cho con cẩn thận đề không bị lạnh.
Với trẻ sơ sinh
Sau khi sinh, nếu trẻ đủ tháng thì thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 - 37,5 độ C. Khi trẻ được mặc quần áo, mang bao tay, tất chân, đội mũ và đắp chăn thì có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 26 - 28 độ C.
Vì vậy, với trẻ sơ sinh mẹ chỉ điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức này và lưu ý mặc quần áo, đeo tất tay, chân đầy đủ và đắp chăn cho bé cẩn thận. Mẹ nên cho bé mặc quần áo, mang bao tay, vớ chân, đội mũ và đắp chăn mỏng khi nằm điều hòa; chú ý thay tã thường xuyên để tránh bé bị cảm lạnh.
Với những trẻ lớn hơn
Với trẻ ngủ qua đêm trong phòng điều hòa mà hay đạp chăn, mẹ có thể tham khảo phương pháp sau để giữ ấm cho con:
Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton. Khi trẻ ngủ, cần đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở, dễ dẫn tới bị cảm lạnh.
- Đắp ngực con bằng một chiếc yếm mềm hay khăn mỏng rồi mới hoặc áo cotton cổ thấp thoải mái. Như vậy sẽ giữ ấm ngực, giúp con tránh bị ho, viêm họng hay viêm phế quản.
- Ngoài ra, khi đắp một chăn mỏng ở ngực và bụng, mẹ nên luồn chăn xuống dưới cánh tay để hạn chế chăn bị con đạp ra.
Lưu ý chung
Đặc biệt, mẹ lưu ý không cho bé nằm điều hòa liên tục 24/24, tránh sự thay đổi đột ngột và phải luôn vệ sinh điều hòa sạch sẽ. Nên tránh hướng điều hòa thổi thẳng vào mặt và đầu trẻ, vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.
Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến không khí tù đọng, không tốt cho sức khỏe và hệ hô hấp của trẻ. Vì vậy, cứ khoảng 4 tiếng, mẹ nên tắt điều hòa, mở cửa, dùng quạt thổi cho thoáng phòng.
Khi sử dụng điều hòa lâu thường sẽ làm khô không khí. Nên tránh hướng điều hòa thổi thẳng vào mặt và đầu trẻ, vì như vậy, trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng.
"Cái răng cái tóc là góc con người": Sức khỏe ra sao nhìn mái tóc sẽ rõ Mái tóc thường là bộ phận đầu tiên chịu ảnh hưởng khi có điều gì đó không tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 12 dấu hiệu của tóc cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn. Mái tóc thường ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh bản thân và cách người khác nhìn nhận về bạn. Đó là lý do tại sao...