Thương các anh lái xe vất vả phải ăn uống tạm bợ nhưng dân mạng lại phát hiện ra một chi tiết vô cùng khó hiểu ở bát mì
Sao các anh tài xế lại pha mì kiểu này nhỉ?
Với những người làm công việc lái xe, đặc biệt là lái xe đường dài thì việc phải ăn uống tạm bợ trên xe diễn ra rất thường xuyên. Bởi khi đi đường xa, không phải nơi nào cũng có quán ăn, lại chẳng thể tự mình nấu nướng nên họ thường phải ăn những thứ như bánh mì, mì ăn liền…
Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh ăn vội bát mì trên xe của một anh tài xế đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Mặc dù bên trong bát mì ăn liền này đã có thêm giò nhưng cảnh ngồi ăn vất vả trên xe khiến ai cũng thương cảm. Thế nhưng bên cạnh đó, dân mạng còn phát hiện ra một chi tiết rất khó hiểu.
Thương các anh lái xe vất vả phải ăn mì tạm bợ nhưng dân mạng lại phát hiện ra một chi tiết vô cùng khó hiểu ở hộp mì
Thì ra, dân mạng soi ra trên bao bì hộp mì ghi là mì trộn, thế nhưng anh tài xế này lại cắt luôn giò thẳng vào bát, thậm chí đổ cả gói gia vị vào, rất giống với pha mì nước. Nhiều người đã thắc mắc sợ các anh nhầm giữa mì nước với mì trộn:
- Ơ nhưng đây là mì trộn mà anh ơi?
- Đây là mì trộn mà?
- Sao lại pha mì trộn kiểu này ta?
Thế nhưng, bên cạnh các ý kiến cho rằng anh tài xế này nhầm loại mì thì có những người khác đoán là có thể anh vẫn biết, nhưng vì tính chất công việc bận rộn, chỉ tranh thủ ăn nhanh mà lại không có nhiều thời gian để tìm mua đúng loại mì hay pha đúng hướng dẫn. Thế mới thấy, bữa ăn của các anh tài xế vất vả cỡ nào.
Nguồn: TikTok @voquangthanhphuoc
Trào lưu đốt mì tôm phát hiện có nhựa: Thiếu cơ sở khoa học
Thời gian gần đây, trên một nền tảng mạng xã hội của giới trẻ xuất hiện trào lưu "đốt mì tôm".
Họ cho rằng đó là cách có thể giúp khách hàng phát hiện sợi mì chứa chất cấm gây nguy hiểm cho cơ thể con người hay không.
Đốt mì ăn liền để chứng minh có nhựa bên trong là trào lưu gây xôn xao cho dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Trong đoạn clip, một người đã quay lại khoảnh khắc bóc gói mì mang thương hiệu quen thuộc với người Việt để làm thí nghiệm, rồi dùng bật lửa đốt vắt mì. Ngay sau đó vắt mì liền bị cháy đen. Trước hiện tượng này, người quay clip tuyên bố rằng sản phẩm có nhựa, chứa chất nguy hiểm gây ra bệnh hiểm nghèo và kêu gọi mọi người không nên ăn. Tuy nhiên, lời tuyên bố đó không dựa trên cơ sở khoa học mà chỉ nhận xét theo ý kiến cá nhân.
Đây chỉ là một trong khá nhiều clip đang thực hiện trào lưu "đốt mì tôm". Thế nhưng, hầu hết những người làm thí nghiệm này đều không đưa ra được minh chứng rõ ràng, chính xác cho hiện tượng đã xảy ra.
Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc một người thực hiện trào lưu đốt mì ăn liền. (Clip: T.K)
Liên quan đến trào lưu trên, báo Zing News từng có một bài viết làm rõ hiện tượng gây xôn xao này. Theo đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết mì tôm vốn được làm từ tinh bột, chiên qua dầu và sấy khô nên có độ ẩm rất thấp, dễ bắt lửa. Đây là hiện tượng bình thường, có thể xảy ra ngay cả khi người thí nghiệm đốt bánh mì hoặc thịt (khi vật thể đã chiên qua dầu và được sấy khô).
Có rất nhiều người hưởng ứng trào lưu này. (Ảnh: Chụp màn hình)
Về vấn đề an toàn khi sử dụng mì tôm, báo Sức khỏe và Đời sống đăng tải, chuyên gia dinh dưỡng cho rằng loại đồ ăn này không hề xấu nếu mọi người biết dùng đúng cách. Cụ thể, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Bạch Mai cho biết trên thế giới chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh mì ăn liền gây bệnh hiểm nghèo. Hơn thế, công nghệ sản xuất mì ăn liền hiện đại đã cho phép chủ động kiểm soát toàn bộ quy trình, chất lượng dầu và nhiệt độ dùng để chiên. Bởi vậy, mọi người có thể an tâm khi sử dụng loại đồ ăn quen thuộc này.
Tuy nhiên, bà Mai cũng nhấn mạnh, không thể đòi hỏi một gói mì mang lại đủ dưỡng chất cho cơ thể. Vì vậy, mọi người nên hạn chế sử dụng, đa dạng bữa ăn bằng cách thêm rau xanh, thịt cá, đồ tươi sống.
Mì tôm là món ăn quen thuộc của nhiều người. (Ảnh: Sức khỏe và Đời sống)
Thời gian qua, thông tin một thương hiệu mì quen thuộc bị vài quốc gia tại Châu Âu thu hồi vì có chứa chất nguy hiểm đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Không riêng Việt Nam, các sản phẩm mì của Hàn Quốc và Trung Quốc cũng chung tình trạng trên. Đến nay, các cơ quan chức năng đã vào cuộc để làm rõ vấn đề.
Tuy nhiên, một số tài khoản mạng xã hội đang lợi dụng bối cảnh, tạo ra những clip có chứa nội dung thiếu khoa học, tung tin đồn thất thiệt. Bởi vậy, mọi người nên tỉnh táo khi chia sẻ, đặc biệt phải xác nhận thông tin chính xác khi bình luận vấn đề. Trong câu chuyện đốt mì tôm theo trào lưu, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Cô Huyền bán "mì chửi" căng nhất Sài Gòn bị đào lại clip mắng nhân viên phản cảm, khách hoảng sợ ngồi yên chịu trận Thời gian gần đây, những đoạn video về cô Huyền bán "mì chửi" bỗng dưng hot trở lại trên MXH. Khi nhắc đến hàng "mì chửi" nổi tiếng nhất nhì Sài Gòn, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến tiệm Bún nước cô Huyền. Quán "mì chửi" này nổi tiếng nhất với 2 món bún nước và mì trộn từng làm mưa...