[Thuốc&Dinh dưỡng] Sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách cho trẻ
Bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ em cũng phải có chỉ định từ bác sĩ điều trị mới thật sự an toàn cho trẻ.
Ảnh minh họa
Trong những trường hợp chưa kịp đưa trẻ đến khám bác sĩ, phụ huynh có thể đến nhà thuốc mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống “đỡ” qua lời tư vấn của dược sĩ phụ trách nhà thuốc, hoặc tối thiểu phụ huynh cần đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc cho trẻ. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Thuốc hạ sốt dùng cho trẻ phải còn hạn sử dụng rõ ràng.
Liều lượng thuốc hạ sốt cơ bản cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ để bảo đảm tính an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh cho trẻ. Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10mg – 15 mg/kg/lần khi sốt trên 38,5 độ C.
Phụ huynh cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ để phòng ngừa tình trạng quá liều lâu dần có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 – 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ.
Các dạng thuốc hạ sốt hiện có trên thị trường gồm 3 loại:
Paracetamol (còn gọi là acetaminophen): Đây là loại thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em. Khoảng cách giữa 2 liều dùng thông thường là mỗi 4 giờ, tuy nhiên trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu phải là 8 giờ.
Video đang HOT
Ibuprofen: Tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol, tuy nhiên việc dùng Ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ vì thuốc hạ sốt dạng này có rất nhiều tác dụng phụ. Liều dùng 20 – 30mg/kg/ngày hoặc 7 – 10mg/kg mỗi 6 – 8 giờ đường uống.
Những trường hợp sau này tuyệt đối không được sử dụng Ibuprofen để hạ sốt: Không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi; không được dùng khi trẻ bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết; trẻ bị dị ứng với Ibuprofen, với Aspirin và với các thuốc chống viêm không steroid khác; trẻ bị hen/suyễn hay bị co thắt phế quản, rối loạn xuất huyết, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.
Aspirin: Được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em vì những tác dụng bất lợi cho sức khỏe, nhất là những trường hợp trẻ đang bị nhiễm vi rút như bị nhiễm cúm hoặc đang mắc thủy đậu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye – một biến chứng rất nguy hiểm đối với trẻ, có thể dẫn đến tử vong.
Trên thị trường hiện có 3 dạng thuốc hạ sốt thông dụng được các bậc phụ huynh chọn sử dụng:
Dạng gói bột: Thường có mùi hương thơm của các loại trái cây như cam, chanh, dâu, tắc… nhất là có vị ngọt hợp với sở thích của trẻ, được sử dụng rất tiện lợi chỉ cần pha với nước sôi nguội là có thể cho trẻ uống ngay, hiệu quả hạ sốt nhanh vì dược chất paracetamol dễ dàng được hấp thụ từ dạ dày và ruột vào máu chỉ sau khi uống khoảng 15 – 30 phút.
Dạng gói bột được bào chế dưới những hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 250mg. Tùy theo cân nặng của trẻ chúng ta sẽ tính được khá chính xác liều lượng cần dùng cho trẻ, ví dụ trẻ cân nặng 10kg phụ huynh sẽ cho trẻ uống một gói thuốc bột hạ sốt hàm lượng paracetamol 150mg.
Dạng sirô: Rất dễ sử dụng cho trẻ vì liều lượng thuốc rất dễ lường với hàm lượng thông dụng là paracetamol 80mg/5ml, 150mg/5ml hoặc 250mg/5ml với nhiều mùi vị khác nhau.
Dạng viên đạn (tọa dược nhét hậu môn): Được bào chế với 3 hàm lượng thông thường là 80mg, 150mg và 300mg. Dạng 80mg dùng cho trẻ từ 4 – 6kg, dạng 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7 – 12kg và dạng viên đạn 300mg dùng cho trẻ từ 13 – 24kg. Cần lưu ý dạng tọa dược thường có tác dụng hạ sốt chậm hơn dạng uống (gói bột thơm hoặc sirô) khoảng 15 – 20 phút vì khả năng hấp thụ dược chất paracetamol từ trực tràng vào máu sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Khi trẻ có thể uống được thì phụ huynh sử dụng dạng gói bột hoặc si rô hạ sốt pha với nước cho trẻ uống. Ở dạng này thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn, hiệu quả hạ sốt nhanh hơn và đạt được độ an toàn cao nhất khi sử dụng.
Tự mua thuốc khi ho, sốt: Thói quen xấu cần sửa giữa mùa dịch Covid-19
Thói quen này hình thành từ tâm lý chủ quan của mọi người khi cho rằng cúm, ho, sốt chỉ là các bệnh nhẹ thông thường.
Hầu hết chúng ta đều có thói quen cứ khi bị ho, sốt là đến các hiệu thuốc để mua thuốc uống mà không cần đơn chỉ định của bác sĩ hay đến khám tại các cơ sở y tế.
Thói quen này hình thành từ tâm lý chủ quan của mọi người khi cho rằng cúm, ho, sốt chỉ là các bệnh nhẹ thông thường. Hơn nữa, tại mọi hiệu thuốc, dược sĩ, người bán đều có thể tư vấn rất nhiệt tình, cụ thể những loại thuốc trị bệnh cơ bản này. Do vậy, mua ở một hiệu thuốc quen, một hiệu thuốc ở gần nhà hay ngay trên đường về sẽ tiện hơn rất nhiều so với việc phải xếp hàng dài chờ khám ở bệnh viện.
Một hiệu thuốc dán thông báo khuyến cáo khách hàng khai báo y tế khi có triệu chứng ho, sốt, khó thở.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, các chuyên gia y tế cảnh báo rằng, thói quen này rất nguy hiểm. Thực tế, tại Việt Nam đã xuất hiện những ca mắc Covid-19 không rõ nguồn gốc lây bệnh (mất dấu F0). Do vậy, ngay khi có các triệu chứng ho, sốt thông thường... người dân cũng cần đề phòng, bởi các triệu chứng của Covid-19 cũng tương tự triệu chứng cảm cúm.
Theo bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị (Hà Nội), tự mua thuốc khi ho, sốt là thói quen xấu cần thay đổi trong mùa dịch Covid-19.
Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm cho biết: "Thực ra tình trạng này đã kéo dài rất nhiều năm nay và là thói quen của bộ phận không nhỏ dân chúng. Thế nhưng trong mùa dịch Covid-19 thì đây là việc có hại. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại, dấu vết của những người mắc bệnh đầu tiên (hay còn gọi là F0) thì rất mờ nhạt. Chúng ta rất khó để có tiền sử dịch tễ để biết bệnh nhân này có nguy cơ hay không".
Chính vì lý do như vậy, những người có triệu chứng về đường hô hấp như ho, sốt, chảy mũi, đau rát họng, đau mỏi người cần được tư vấn bởi những người có chuyên môn. Và nếu chúng ta có nhiễm thì trong thời gian sinh hoạt tại nhà, tại cộng đồng, tại cơ quan, có thể đã lây nhiễm cho người khác. Điều này làm cho công cuộc chống dịch, khoanh vùng các bệnh nhân nhiễm càng trở nên khó khăn.
"Chúng ta chỉ cần gọi điện cho y tế phường để sàng lọc xem chúng ta liệu có nguy cơ nhiễm Covid-19 hay không, đồng thời những lời khuyên chuyên môn đó sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Nếu chúng ta tự ý mua thuốc, vô hình chung đã làm mất đi triệu chứng và không thể khẳng định nhiễm bệnh hay không", bác sĩ Khiêm khuyến cáo.
Nhấn mạnh khuyến cáo trong vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế) cũng cho rằng, đúng thời điểm dịch lây lan ra cộng đồng, Việt Nam đã làm tốt cách ly xã hội và trong 14 ngày qua chúng ta không có ca dịch mới trong cộng đồng.
Đây là dấu hiệu khả quan, nhưng đặc biệt người dân không nên chủ quan. Nhất là với Covid-19, khi có nhiều người mang mầm bệnh, không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ như sốt, ho... Do vậy, có thể có nguy cơ lây lan dù rất nhỏ.
PGS.TS Trần Đắc Phu.
"Chúng ta kiểm soát lây lan thông qua phát hiện những người có triệu chứng sốt, ho, khó thở... Tại Hà Nội, vừa qua đã yêu cầu những người có triệu chứng cúm tự đi mua thuốc tại hiệu thuốc phải khai báo và báo với y tế cơ sở. Đây là biện pháp tích cực trong phòng, chống dịch", ông Phu nói.
Việt Nam đã thực hiện tốt 5 bước: Ngăn chặn-Phát hiện-Cách ly-Khoanh vùng-Dập dịch. Đây là chiến lược đúng đắn từ khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, đến quá trình ứng phó dịch bệnh và để phòng, chống sau này./.
Sốc mất máu vì uống nhầm thuốc diệt chuột Cụ ông 75 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu do xuất huyết tiêu hóa. Trước đó, bệnh nhân uống nhầm gói thuốc diệt chuột dạng kháng vitamin K- Super Warfarin. Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - vừa tiếp nhận trường hợp một cụ ông 75 tuổi nhập viện trong tình...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thời gian ủ bệnh của người mắc sởi

Những lưu ý giúp dùng thuốc điều trị ung thư vú hiệu quả

Cập nhật kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh lý tai mũi họng

Những lợi ích sức khỏe nếu uống trà matcha đúng cách

Các yếu tố nguy cơ khiến bạn mắc chứng ù tai

Mất cân bằng vi khuẩn ruột và những hệ lụy nguy hiểm

Người đàn ông sợ nước, sợ gió sau 3 tháng bị chó cắn

Nguy kịch vì nhiễm giun lươn lan tỏa

Công dụng của táo hấp với sức khỏe mà bạn chưa biết

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và những điều cần biết

Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư

Trà nghệ rất tốt cho sức khỏe nhưng ai không nên dùng?
Có thể bạn quan tâm

Nga, Mỹ khởi động đàm phán về đất hiếm
Thế giới
12:04:40 01/04/2025
'Giải nhiệt' mùa hè với những mẫu áo phông cá tính
Thời trang
12:03:01 01/04/2025
5 cung hoàng đạo này được dự đoán sẽ kiếm nhiều tiền vào tháng 4 năm 2025
Trắc nghiệm
11:58:41 01/04/2025
Ăn quá nhiều đường gây lão hóa da thế nào?
Làm đẹp
11:37:45 01/04/2025
Phụ nữ nên học cách yêu bản thân mình: 4 món ăn mùa xuân giúp nuôi dưỡng làn da đẹp, gương mặt rạng rỡ
Ẩm thực
11:09:19 01/04/2025
Clip: Trêu chọc ong bắp cày, cún con nhận bài học nhớ đời
Lạ vui
10:59:49 01/04/2025
Trồng hai loại cây này trong nhà có nhiều tác dụng thần kỳ, vừa đuổi được muỗi lại còn tỏa hương thơm ngát
Sáng tạo
10:56:20 01/04/2025
Vợ chồng thầy giáo già "biến" ngôi trường bỏ hoang thành lớp học miễn phí cho học sinh nghèo
Netizen
10:50:51 01/04/2025
Tiểu thư Harper chỉ cần thay đổi kiểu tóc đã chiếm trọn spotlight trong bữa tiệc toàn siêu sao của David Beckham
Sao thể thao
10:41:44 01/04/2025
Đây là 2 nữ ca sĩ làm nên điều chưa từng có của nhạc Việt trên Top Trending toàn cầu!
Nhạc việt
10:16:54 01/04/2025