[Thuốc&Dinh dưỡng] Dị ứng sữa công thức ở trẻ em
Dị ứng protein sữa bò ( sữa công thức) là dị ứng thực phẩm phổ biến nhất trong 3 năm đầu đời của trẻ, do hệ miễn dịch của trẻ nhạy cảm quá mức với protein có trong sữa bò.
Ảnh minh họa
Những triệu chứng của tình trạng dị ứng sữa bò nói chung thường xuất hiện trong vòng 6 tháng đầu đời của trẻ và sẽ thuộc 1 trong 2 kiểu biểu hiện thông thường là “phản ứng dị ứng nhanh” hoặc “phản ứng dị ứng chậm”. Trong đó biểu hiện phản ứng dị ứng chậm là thể lâm sàng thường gặp nhất.
Kiểu biểu hiện phản ứng dị ứng nhanh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như ói mửa, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, hay nặng hơn là phản ứng phản vệ toàn thân. Có những trẻ nhạy cảm với sữa đến mức chỉ dùng khăn có dính sữa lau miệng hay uống chung ly của trẻ khác có dính một ít sữa còn sót lại cũng gây nên phản ứng dị ứng.
Biểu hiện phản ứng dị ứng chậm thường nhẹ, không rõ ràng. Những triệu chứng gợi ý tình trạng dị ứng có thể là trẻ hay bứt rứt khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ói mửa, đau bụng, đi cầu phân lỏng (có thể có ít máu trong phân), chậm tăng cân và tăng trưởng không đạt mức bình thường. Thể lâm sàng này thường khó chẩn đoán vì những biểu hiện triệu chứng trên cũng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác. Hầu hết trẻ em ở thể bệnh này sẽ hết tình trạng bất dung nạp với sữa công thức vào lúc 2 tuổi.
Video đang HOT
Cũng cần phân biệt những triệu chứng của bất dung nạp chất Lactose với dị ứng sữa bò. Bất dung nạp Lactose thường có biểu hiện triệu chứng là chướng bụng, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy do không tiêu hóa được đường Lactose có trong thành phần sữa.
Để việc xử trí tình trạng dị ứng sữa mang lại hiệu quả và đảm bảo sức khỏe của trẻ, cần thực hiện những bước quan trọng sau đây:
Ngưng việc sử dụng sữa bò ở trẻ. Nếu trẻ bị dị ứng thuộc kiểu phản ứng dị ứng nhanh, cần chuyển sang sử dụng sữa đậu nành. Nếu đã chuyển sang sử dụng sữa đậu nành nhưng triệu chứng vẫn không cải thiện thì có thể hiểu rằng trẻ đồng thời cũng bị dị ứng với thành phần protein có trong sữa đậu nành. Lúc này, cần phải chuyển sang sử dụng những loại thực phẩm có thành phần protein ít gây ra phản ứng dị ứng. Những loại protein này đã được xử lý đặc biệt để hạn chế tối đa việc gây dị ứng cho trẻ, tuy nhiên giá thành của những sản phẩm này thường rất đắt.
Thời gian sử dụng sản phẩm ít gây kích ứng dị ứng nêu trên ít nhất phải là 2 tháng, cũng có khi phải kéo dài đến 12 tháng. Sau thời gian này, cần cho trẻ dùng lại sữa bò để xem trẻ có dung nạp được hay chưa, nếu vẫn còn dị ứng thì lại dùng tiếp sản phẩm thay thế và cứ mỗi 3 – 6 tháng lại cho trẻ dùng lại sữa bò để kiểm tra vấn đề dung nạp.
Có thể chuyển sang cho trẻ bú mẹ nếu trẻ còn nhỏ và mẹ còn khả năng tiết sữa. Cần lưu ý các protein có trong sữa bò có thể đi qua sữa mẹ, vì vậy cần phải loại bỏ hết những thực phẩm có chứa sữa trong chế độ ăn của người mẹ.
Cần thông báo rõ cho những người chăm sóc trẻ như người bảo mẫu, thầy cô giáo mầm non, quản gia, ông bà nội/ngoại… về tình trạng dị ứng của trẻ để họ tránh cho trẻ sử dụng sữa hay những sản phẩm có chứa sữa. Tốt nhất, cha mẹ nên có những mẩu giấy nhỏ dán trực tiếp lên những thực phẩm có chứa sữa.
Phải ghi rõ tiền sử dị ứng của trẻ trong những hồ sơ sức khỏe liên quan. Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết. Ở một số nước đã có loại Epinephrine được định liều sẵn trong một ống tiêm nhỏ nhằm có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Nếu trẻ có biểu hiện bị phản ứng phản vệ cấp tính cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Cô bé 9 tuổi tử vong chỉ vì... liếm một cây kem
Kem là món khoái khẩu của nhiều trẻ em. Tuy nhiên, một cô bé 9 tuổi người Anh đã tử vong chỉ vì liếm một cây kem.
Bé Habiba Chishti, 9 tuổi, đã tử vong vì dị ứng sau khi liếm một cây kem - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bé Habiba Chishti (9 tuổi) sống với gia đình ở hạt West Yorkshire (Anh). Em cùng với bố mẹ và anh chị đi nghỉ mát ở vùng Costa del Sol (Tây Ban Nha), theo Daily Mail.
Khi đến nơi, ông Wajid Azam Chishti, cha của bé Habiba, đã mua cho con gái một cây kem có sô cô la lỏng bên trên. Ông cũng là một bác sĩ.
Bé Habiba có bệnh hen suyễn, dị ứng nghiêm trọng với trứng và các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều. Do đó, ông Chishti đã hỏi người bán kem 3 lần là kem có chứa thành phần là các loại hạt hay không. Cả 3 lần, người bán hàng rong khẳng định là không có.
Sau khi mua kem, cả gia đình đến một nhà hàng. Tại đây, bé Habiba bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bất ổn. Ông Chishti nghĩ đó là do hen suyễn.
Cả gia đình trở lại khách sạn để lấy ống thuốc hít cho Habiba. Lúc ấy, cô bé vẫn không có dấu hiệu sốc phản vệ. Nhưng ngay sau đó, bé ngã quỵ.
Ông Chishti đã thực hiện hô hấp nhân tạo cho con trong khi chờ xe cấp cứu đến để đưa đến bệnh viện. Sau 2 ngày điều trị, bé Habiba tử vong vì bị sốc phản vệ, dẫn đến phù não.
Khám nghiệm tử thi cho thấy cô bé bị sốc phản vệ do thành phần đậu phộng, hạnh nhân, quả phỉ, hạt điều và hồ trăn có trong sô cô la được cho vào kem.
Sau cái chết của con, ông Chishti đã rất đau khổ vì bản thân dù là bác sĩ nhưng vẫn không thể làm gì để cứu con. Ông cho biết trước khi ngã quỵ tại khách sạn, bé Habiba không có các triệu chứng thường thấy của sốc phản vệ.
Các chuyên gia cho biết với những trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng như bé Habiba thì chỉ cần liếm một lần lên món gây dị ứng cũng đủ để gây tử vong, theo Daily Mail.
Vì sao trẻ em thường bị ốm? Nguyên nhân trẻ em thường ốm có thể do thường bị cảm lạnh, dị ứng, sâu răng và thậm chí mặc quần áo sai cách. Theo thống kê, trẻ mẫu giáo bị bệnh khoảng 6 lần/năm, HS phổ thông là 3 lần/năm. Trẻ nhỏ thường bị ốm. Tuy nhiên, một số trẻ em bị ốm thường xuyên hơn những trẻ khác. Dưới đây...