Thuốc xịt mũi có gây nghiện không?
Khụt khịt, ngạt mũi, khó thở – trong những lúc như vậy, chúng ta thường dùng thuốc xịt mũi để làm thông mũi.
Nhưng từ đó một số người trở thành nghiện xịt mũi, việc này gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Không giống như thuốc xịt mũi, cocaine có khả năng gây nghiện rất cao.
Nhiều người khi có triệu chứng ngạt mũi do cảm lạnh thường sử dụng thuốc xịt chống ngạt mũi trong một hoặc hai tuần để dễ thở hơn. Theo các bác sĩ tai mũi họng, biện pháp này là đúng đắn vì làm thông mũi để thở được và các dịch tiết do viêm mũi có thể chảy ra ngoài là điều cần thiết. Dùng thuốc xịt mũi là cách điều trị thông thường và hiệu quả, chứng nào chúng ta không sử dụng quá nhiều.
Xịt mũi làm giảm sưng tấy ở màng nhầy khi bị cảm lạnh và mũi bị kích ứng. Các loại thuốc thông thường có chứa các chất giống như adrenaline nhưng không phải là các chất gây nghiện có tác động đến tâm lý.
Hầu hết các thuốc xịt mũi có thành phần chủ yếu là xylometazoline hoặc oxymetazoline. Hai hoạt chất này thuộc nhóm thuốc cường giao cảm. Các chất này làm co mạch máu, giảm sưng tấy và giúp chúng ta thở dễ dàng hơn. Người ta có thể dễ dàng dùng thuốc xịt mũi vì dựa vào nhận định rằng thuốc xịt mũi không nằm trong danh sách các chất và thuốc gây nghiện.
Tuy nhiên, màng nhầy trong mũi nhanh chóng quen với việc có thuốc hàng ngày, dẫn đến một vòng tròn luẩn quẩn là chúng ta càng xịt nhiều thuốc thì tác dụng càng chóng hết, và chúng ta càng phải xịt thuốc thường xuyên hơn. Và đến một mức nào đó thì thuốc cũng không còn tác dụng nữa và chúng ta sẽ rơi vào tình trạng ngạt mũi kinh niên do màng nhầy bị khô và rất khó để giữ ẩm thường xuyên.
Video đang HOT
Chỉ là thói quen hay thực sự là tình trạng nghiện thuốc?
Khi dùng thuốc chúng ta thường có ngay cảm giác mũi thông thoáng dễ chịu, khiến cho chúng ta lại muốn dùng lại khi thuốc hết tác dụng. Cứ như vậy câu chuyện trở nên không có hồi kết. Nếu bạn sử dụng tăng liều trong một thời gian dài thì sẽ không hề tốt cho mũi cũng như tâm lý của bạn. Mũi quá quen với cảm giác dễ chịu mà thuốc mang lại và ngày càng muốn có thêm thuốc.
Bác sĩ Heino Stver ở Viện Nghiên cứu bệnh nghiện do nguyên nhân xã hội, thuộc Trường đại học Khoa học ứng dụng ở Frankfurt, Đức, cho biết ranh giới giữa thói quen đơn thuần và sự lệ thuộc là rất mong manh. Thuốc xịt mũi mang lại tác dụng dễ chịu và làm đầu óc minh mẫn nên chúng ta rất dễ quen với việc sử dụng nó thường xuyên. Bác sĩ Stver lấy ví dụ từ chính bản thân ông như sau: khi tôi còn trẻ, tôi rất hay dùng thuốc xịt mũi trong nhiều năm, mỗi ngày xịt 2 – 3 lần trong 2 năm liền. Do đó màng nhầy trong mũi tôi bị khô và không thể hồi phục cho đến tận bây giờ, khi tôi đã 64 tuổi. Ông cho biết vào thời gian sử dụng thuốc xịt mũi liên tục đó, hầu như không ai biết đến những vấn đề mà thuốc này có thể gây ra. Ngày nay, chúng ta biết rằng sử dụng thuốc xịt mũi quá 2 tuần liên tục có thể gây ra một loạt các hậu quả xấu cho dù thuốc này vẫn đứng ở cuối danh sách thuốc nguy hiểm và có rất ít nguy cơ gây nghiện nặng.
Bản thân hoạt chất trong thuốc không gây nghiện và việc sử dụng thường xuyên thuốc xịt mũi không bị coi là biểu hiện của chứng nghiện thuốc, nhưng đây vẫn là tình huống giới hạn. Các thuốc này không gây hiệu ứng hướng thần như cocain, cần sa hay rượu mà là chúng hết tác dụng, khiến cho người sử dụng không thể chỉ dùng 3 lần mỗi ngày mà có thể lên đến 8 lần.
Tác dụng của thuốc xịt mũi sẽ giảm dần cho đến lúc không còn chút tác dụng nào nữa. Và tình trạng sau đó sẽ là màng nhầy trong mũi bị khô đến mức không thể thực hiện chức năng bảo vệ mũi nữa, trong khi chức năng của màng nhầy là bảo vệ mũi khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nó phải ẩm mới thực hiện được chức năng này.
Sử dụng thường xuyên thuốc xịt mũi sẽ bào mỏng màng nhầy đến mức mũi không thể làm ẩm không khí chúng ta hít vào, mà đây lại là nhiệm vụ của mũi, tức là làm ấm, làm sạch và làm ẩm không khí trước khi đi vào phổi. Do đó, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Hậu quá có thể xảy ra là bệnh trĩ mũi, hay còn gọi là mũi thối hoặc viêm mũi teo mãn tính. Vi khuẩn xâm nhập vào mũi gây ra mùi hôi. Người bị bệnh này thường không tự nhận thấy mùi hôi, nhưng người khác ở gần sẽ ngửi thấy. Và trong trường hợp này, thuốc xịt mũi không phải cách điều trị mà chính là nguyên nhân.
Bác sĩ Stver nói rằng một số người có thể quá quen với việc sử dụng thuốc xịt mũi hàng ngày đến mức họ bắt đầu cảm thấy khó chịu khi không có nó, thậm chí nhiều người còn thực sự không cảm thấy ổn để hoạt động bình thường khi không có sẵn thuốc xịt mũi bên người.
Có một cách cai sử dụng thuốc xịt mũi là giảm dần mức độ sử dụng, từ đó tăng ý thức về việc sử dụng và giảm liều thuốc. Nếu cần, người sử dụng có thể làm bảng theo dõi và ghi lại thời điểm sử dụng thuốc trong ngày, ghi lại cả lý do sử dụng là do thực sự bị ngạt mũi hay chỉ là thói quen. Không có trị liệu chính thức nào cho việc lạm dụng thuốc xịt mũi, vì thế mọi người phải tự mình điều chỉnh cách sử dụng thuốc này.
Sử dụng các ống xịt mũi có chứa muối biển tự nhiên cũng là một cách tốt để giảm dần phụ thuộc vào thuốc chứa hóa chất. Trong quá trình cố gắng giảm sử dụng thuốc, nhiều bệnh nhân lại bị ngạt mũi và khô mũi, nhưng trước khi cầm lấy lọ thuốc một lần nữa, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ. Đó là vì hiện tượng niêm mạc mũi khô có thể là biểu hiện của các bệnh khác chứ không đơn giản là do cảm lạnh thông thường, ví dụ như người bệnh bị polyp màng nhầy mũi. Khi đó người bệnh cần được phẫu thuật loại bỏ khối u nhỏ này.
Ngạt mũi thường xuyên thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh vì nó có thể gây ra khô miệng, ngủ ngáy và ngủ không ngon giấc. Tuy nhiên, sử dụng thuốc xịt mũi thường xuyên chắc chắn không phải là giải pháp triệt để. Bác sĩ, nhà vật lý học và nhà khoa học tự nhiên Paracelsus sống cách đây 500 năm đã từng nói rằng “Cái gì mà không độc? Tất cả mọi thứ đều độc và chẳng có gì là không độc. Chỉ có liều lượng mới quyết định một cái gì đó có độc hay không.”
Giải mã bí ẩn về sự hình thành của các mỏ đất hiếm
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế mới đây tuyên bố đã làm sáng tỏ một bí ẩn lâu đời về cách các mỏ đất hiếm hình thành dưới lòng đất và đôi khi chúng biến mất không dấu vết.
Nguyên tố đất hiếm (REEs) là tập hợp 17 nguyên tố hóa học có giá trị cực kỳ quan trọng trong sản xuất thiết bị công nghệ, được sử dụng làm nguyên liệu thô quan trọng trong mọi thứ từ điện thoại thông minh đến ổ đĩa, tuabin gió, vệ tinh, xe điện hay thiết bị y tế.
Mặc dù tên gọi của chúng cho thấy chúng rất hiếm, nhưng trên thực tế, chúng có thể là nguồn tài nguyên tương đối dồi dào trong vỏ Trái đất. Sự phân tán tán xạ của chúng làm cho chúng khó bị cô lập và chiết xuất từ dưới bề mặt, chưa nói đến những cách thân thiện với môi trường.
Vì lý do này, các mỏ REE cô đặc là một nguồn tài nguyên thiên nhiên rất được thèm muốn và các nhà khoa học đang liên tục tìm kiếm những cách thức mới tốt hơn để tìm kiếm và bảo đảm các khoáng sản có giá trị.
Trong một nghiên cứu mới do nhà địa chất học Michael Anenburg từ Đại học Quốc gia Úc dẫn đầu, các nhà nghiên cứu kỳ vọng khám phá các cơ chế hóa học mà REE hình thành dưới bề mặt, cụ thể là trong và xung quanh đá cacbonatite liên kết chặt chẽ với các nguyên tố.
"Những loại đá quý hiếm này và các dẫn xuất bị thay đổi, phong hóa của chúng cung cấp hầu hết REE trên thế giới. Không có mô hình thống nhất nào giải thích tất cả các đặc điểm của REE liên quan đến cacbonatite làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc thăm dò cần thiết để đảm bảo nguồn cung trong tương lai", các nhà nghiên cứu giải thích.
Để điều tra các quá trình khoáng hóa đằng sau trầm tích REE liên quan đến cacbonatite, Anenburg và nhóm nghiên cứu của ông đã mô phỏng điều gì xảy ra khi đá cacbonatite nóng lên dưới áp suất cao, trước khi làm mát và giảm áp giống như trong các quá trình magma tự nhiên.
Đưa một lượng nhỏ cacbonatite tổng hợp vào các viên nang bạc hoặc niken trong một thiết bị xi-lanh piston, các nhà nghiên cứu đã đặt các mẫu này ở nhiệt độ lên đến 1.200 độ C với áp suất lên đến 2,5 gigapascals (GPa), trước khi dần dần giải nén và làm lạnh chúng xuống 200 độ C và 0,2 GPa.
Trước đây, người ta nghĩ rằng một số phối tử nhất định - các phân tử có khả năng liên kết với REE, bao gồm clo và flo - là cần thiết để làm cho REE hòa tan, có khả năng huy động các hóa chất thành các nồng độ tinh thể có khả năng chiết xuất.
Nhưng đó không phải là những gì thí nghiệm cho thấy. Thay vào đó, kết quả cho thấy rằng các hóa chất kiềm cần thiết để vận chuyển REE trong và xung quanh cacbonatite như một tiền chất cho quá trình khoáng hóa cấp kinh tế. Thí nghiệm cho thấy rằng natri và kali đã giúp REEs hòa tan.
Theo các nhà nghiên cứu, cacbonatite mang kiềm có khả năng hình thành chất lỏng giàu REE có thể di chuyển xa trong điều kiện giống magma, trong khi vẫn giữ được khả năng hòa tan REE cao.
Chúng ta đã thấy điều này trong điều kiện phòng thí nghiệm nhưng không nhất thiết có nghĩa là chúng ta sẽ quan sát các phản ứng chính xác giống nhau trong các hệ thống mở của tự nhiên, trong đó sự hiện diện của nước và tất cả các loại hóa chất khác trong môi trường có thể thay đổi mọi thứ. Tuy nhiên, đó là một bước cải tiến kiến thức của chúng ta về các quy trình nền liên quan đến sự hình thành và tập trung REE.
"Đây là một giải pháp giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nơi mà đất hiếm "nặng" như dysprosi và đất hiếm "nhẹ" như neodymium có thể tập trung trong và xung quanh sự xâm nhập của cacbonatite. Chúng tôi luôn tìm kiếm bằng chứng về các dung dịch chứa clorua nhưng không tìm thấy. Những kết quả này cho ra những ý tưởng mới", tác giả và nhà địa chất cao cấp Frances Wall từ Đại học Exeter giải thích.
Vì sao đồ ăn vặt dễ gây nghiện? Những loại đồ ăn vặt chứa nhiều đường, tinh bột như khoai tây chiên, bánh kẹo có thể tác động lên não, phát sinh cảm giác gây nghiện cho cơ thể.