Thuốc xịt họng, dễ dùng nhưng những ai nên tránh tuyệt đối?
Sau một vài lần dùng thuốc xịt họng vì tiện lợi, hiệu quả nhanh, không ít người lạm dụng, để hậu quả tăng nặng.
Thời tiết giao mùa khiến nhiều người khó chịu khi mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản… Đa số người bệnh thường chủ quan không đi khám mà tự ý mua các loại thuốc dạng xịt vì tiện lợi, dễ sử dụng, trong số đó có không ít người đã lạm dụng và dùng thuốc sai cách.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, nhiều người khi đến khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng chia sẻ thường xuyên sử dụng thuốc xịt họng vì tiện lợi, có thể dùng mọi lúc mọi nơi và thấy hiệu quả nhanh. Do đó, những lần sau nếu thấy hơi đau họng, lập tức lấy thuốc ra xịt liên tục, nhiều lần, cứ thế dẫn đến lạm dụng thuốc, hiệu quả giảm đi rõ rệt thậm chí còn thấy khó chịu với các triệu chứng tăng nặng.
Ảnh minh hoạ
Một số khác sử dụng thuốc xịt họng… còn dở trong lần được kê đơn trị viêm họng trước đây với mong muốn có hơi thở thơm tho, dùng nhiều lần trong ngày không theo chỉ định, khiến bệnh nhân bị kích thích tại chỗ vùng hầu họng. Tình trạng không những không cải thiện mà còn gây cảm giác ngứa rát họng, miệng khô, ăn uống khó khăn, mất cảm giác.
Dùng thuốc xịt họng trong trường hợp nào?
Có nhiều loại thuốc xịt họng khác nhau, thường là kháng sinh hoặc kháng viêm sử dụng tại chỗ. Ngoài ra, thuốc có tác động trên một số vi khuẩn nên cũng có thể làm giảm hôi miệng.
Bên cạnh đó, thuốc xịt họng còn có tác dụng điều trị hỗ trợ tại chỗ có tính kháng khuẩn trong các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm mũi, viêm xoang, sổ mũi, viêm họng – mũi, viêm họng, viêm amiđan, sau cắt amiđan, viêm thanh quản, viêm khí quản.
“Thuốc không dùng được trong trường hợp dị ứng thuốc, trẻ sơ sinh (dưới 30 tháng tuổi) do nguy cơ gây co thắt thanh quản” – PGS.TS Bích Đào khẳng định.
Dựa vào kết quả chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng loại thuốc xịt họng nào cho người bệnh với liều lượng và thời gian cần thiết. Có nhiều loại thuốc xịt họng khác nhau:
Video đang HOT
Thuốc chứa kháng sinh đa peptid: như benzakonium, fulsagin, hexaspray, neomycin… dùng trong các trường hợp bị viêm nhiễm vùng hầu họng do vi khuẩn như viêm họng, viêm amiđan, viêm VA, viêm thanh quản…
Thuốc chứa corticoid: như betamethasol, fluticasol (seretide, flixotide)… có tính chất dự phòng các cơn co thắt phế quản nhưng do dạng bào chế đặc biệt cũng như hàm lượng thuốc thấp nên việc sử dụng lâu dài cũng không gây ra những tác dụng toàn thân.
Thuốc chứa các hoạt chất giãn phế quản: như salbutamol, terbutalin, bambec, berodual… Các thuốc thuộc nhóm này thường được chỉ định cắt cơn co thắt phế quản cũng như cho việc vận chuyển chất nhầy được dễ dàng cho các bệnh nhân hen phế quản cấp hoặc mạn tính.
Cách dùng đúng thuốc xịt họng
Liều lượng và số lần dùng thuốc ở người lớn và trẻ em khác nhau nên người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Thường điều trị không quá 10 ngày; nếu trên thời hạn này, cần xem xét lại việc điều trị.
Để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, cần thực hiện đúng thao tác:
Trước khi sử dụng lần đầu, nhấn 5 lần lên nút ấn để khởi động bơm định liều.
Bình xịt phải được giữ thẳng đứng giữa ngón cái và ngón trỏ, ống tra ở phía trên.
Khi sử dụng, đặt ống tra miệng (màu trắng) trong miệng và ngậm môi lại, sau đó nhấn mạnh và lâu lên nút ấn đồng thời hít sâu. Thực hiện cũng cùng một thao tác khi dùng để xịt vào mũi sau khi đã gắn ống tra tương ứng.
Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe tổng thể, đặc biệt là phụ nữ có thai và cho con bú để cân nhắc cách dùng hiệu quả nhất. Ngoài ra, nếu dùng dài hạn thuốc có khả năng gây mất cân bằng hệ tạp khuẩn bình thường với nguy cơ khuếch tán vi khuẩn. Đặc biệt, thuốc có thể gây phản ứng tại chỗ tạm thời kiểu kích thích vùng miệng – hầu họng thì cần gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn biện pháp khắc phục.
Biến chứng của viêm xoang mạn tính nguy hiểm như thế nào?
Những biến chứng của viêm xoang mạn tính khá nguy hiểm và có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người mắc bệnh, nghiêm trọng nhất có thể dẫn tới tử vong.
Viêm xoang mạn tính thường do tình trạng nhiễm trùng niêm mạc lót bởi ứ đọng dịch tại một số xoang. Những dịch mủ chứa vi khuẩn không thoát ra ngoài gây nên tình trạng viêm nhiễm kéo dài và tái phát thường xuyên. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng của viêm xoang mạn tính ở các bộ phận tai, họng, mắt, phế quản, não gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
1. Biến chứng của viêm xoang mạn tính
Viêm xoang mạn tính gây ra những tổn thương tại khu vực xoang. Những tổn thương này kéo dài và không được điều trị sớm sẽ dẫn đến bít tắc lỗ thông xoang, viêm nhiễm tạo mủ. Tổn thương càng rộng thì những biến chứng càng nhiều và nguy hiểm, ảnh hưởng càng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, các bác sĩ đã khẳng định viêm xoang mãn tính là một bệnh lý nguy hiểm.
Biến chứng của viêm xoang mạn tính đầu tiên có thể kể đến là biến chứng về đường hô hấp. Điều này là do xoang gần với mũi họng nên khi xoang bị viêm, vi khuẩn, virus, nấm sẽ theo dịch chảy tới vùng tai, mũi, họng, từ đó gây nên các bệnh lý về đường hô hấp.
Một số bệnh có thể kể đến như viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi,... Trong đó viêm tai giữa khá nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến thủng màng nhĩ và điếc.
Viêm tai giữa là một biến chứng của viêm xoang mạn tính thường gặp (Ảnh: Internet)
Viêm xoang mạn tính cũng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm ở mắt như viêm tấy ổ mắt, áp xe mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác hậu nhãn, viêm túi lệ. Đặc biệt là viêm túi lệ nếu để lâu ngày có thể gây ra viêm tắc lệ đạo, nghiêm trọng nhất sẽ dẫn đến mù lòa.
Nếu để tình trạng viêm mạn tính kéo dài có khả năng dẫn đến các chấn thương cũng như nhiễm khuẩn ở vùng não. Từ đó có thể gây ra áp xe não hay nghiêm trọng hơn là viêm màng não mủ.
Đối với bệnh nhân mắc viêm xoang trán và không được điều trị thích hợp sẽ bị ứ đọng dịch mủ trong não. Đồng thời chúng cũng có thể tạo thành các bọc mủ ở vị trí bên ngoài màng cứng hay bên trong não, có khả năng dẫn tới vỡ ổ áp xe, tụt kẹt não và gia tăng tỷ lệ tử vong.
Ngoài ra, khi mắc viêm xoang, các mạch máu ở niêm mạc sẽ giãn nở bất thường. Do ssod có thể dẫn tới phình động mạch hoặc hình thành những cục máu đông. Từ đó gây ra viêm tắc tĩnh mạch quanh xoang dẫn đến thiếu máu cho não và đột quỵ.
2. Nguyên nhân gây ra các biến chứng
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho viêm xoang trở nặng và dẫn đến biến chứng. Trong đó yếu tố thường gặp nhất là do sự chủ quan trong quá trình điều trị khiến việc điều trị không hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến những biến chứng của viêm xoang mạn tính:
- Rửa mũi sai cách, việc rửa mũi bằng nước muối sinh lý vô cùng cần thiết trong quá trình điều trị bệnh viêm xoang nhưng nếu vệ sinh mũi sai cách như dùng nước muối không đúng nồng độ, quá mặn hoặc quá nhạt hay không xì hết nước muối cũng có thể làm khoang mũi bị tổn thương và bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Rửa mũi sai cách là một trong số các nguyên nhân dẫn đến biến chứng của viêm xoang mạn tính (Ảnh: Internet)
- Chủ quan và không chủ động điều trị. Nhiều người có tâm lý cho rằng viêm xoang không nguy hiểm nên không cần đi khám. Chỉ khi bệnh nặng đi kèm các dấu hiệu khó chịu nặng nề mới điều trị dẫn đến bệnh tái phát nhiều lần và gây ra các biến chứng.
- Sử dụng thuốc sai cách hoặc tự ý tăng giảm liều lượng không theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Nhiều trường hợp khi nhận thấy các triệu chứng có biểu hiện thuyên giảm, việc tự ý bỏ thuốc dù chưa hết liệu trình sẽ gây nhờn thuốc và suy giảm sức đề kháng của cơ thể.
- Lạm dụng kháng sinh, kháng sinh là loại thuốc được chỉ định điển hình trong những đợt chữa trị viêm xoang do nhiễm khuẩn. Nhưng nếu lạm dụng kháng sinh nhiều, lên tới 2 đợt mỗi tháng (5 - 7 ngày/ đợt) sẽ làm tăng nguy cơ nhờn thuốc và các tác dụng phụ.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như không đeo khẩu trang khi ra đường, sử dụng các chất kích thích hoặc đồ uống chứa cồn cũng là nguyên nhân khiến bệnh tình trở nặng.
Gia Lai: Phát hiện một ca nhiễm bệnh bạch hầu Tại bệnh viện Nhi Gia Lai phát hiện trường hợp cháu bé 4 tuổi, ngụ xã Hải Yang, huyện Đắk Đoa, Gia Lai bị nhiễm bệnh bạch hầu. Chiều 4/7, thông tin từ sở Y tế tỉnh Gia Lai, đơn vị đã có báo cáo nhanh về ca bệnh bạch hầu trên địa bàn. Theo báo cáo, ngày 3/7, trung tâm Kiểm soát...