Thuốc và món ăn cho người tiểu ra máu
Tiểu ra máu là tình trạng trong nước tiểu có một lượng hồng cầu bất thường nhất định, Đông y gọi niệu huyết.
Nguyên nhân chủ yếu do viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, u bàng quang, u thận, lao thận, sang chấn… Dưới đây là một số bài thuốc và món ăn hỗ trợ điều trị bệnh.
Tiểu ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu ( viêm cầu thận cấp, viêm bàng quang cấp)
Người bệnh tiểu ra máu, miệng khát, sốt, mặt đỏ, ngủ ít hay mơ; mạch hồng sác. Phép chữa là thanh tâm hỏa, thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết.
Bài 1: lá tre 16g, sinh địa 12g, cam thảo đất 12g, mộc hương 12g, cỏ nhọ nồi 16g, tam thất 4g, kim ngân 16g.
Bài 2 – Tiểu kế ẩm tử: sinh địa 20g, tiểu kế 12g, hoạt thạch 16g, mộc thông 12g, chích thảo 6g, bồ hoàng ( sao) 12g, đạm trúc diệp 12g, ngẫu tiết 12g, đương quy 6g, sơn chi 12g. Gia thêm: kim ngân, liên kiều, bồ công anh để thanh nhiệt giải độc. Sắc uống trong ngày.
Tiểu ra máu do viêm nhiễm mạn tính đường tiết niệu, viêm bàng quang mạn, lao thận
Người bệnh đi tiểu ít đỏ, khát nước, họng khô; chất lưỡi đỏ, ít rêu; mạch tế sác. Phép chữa là tư âm thanh nhiệt chỉ huyết.
Bài 1 – Đại bổ âm hoàn gia giảm: hoàng bá 12g, tri mẫu 8g, thục địa 16g, quy bản 12g, cỏ nhọ nồi 16g, rễ cỏ tranh 12g, chi tử (sao đen) 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: sinh địa 12g, thạch hộc 12g, sa sâm 12g, mạch môn 12g, a giao 8g, kỷ tử 12g, cỏ nhọ nồi 16g, rễ cỏ tranh 12g, trắc bá diệp 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Đại hoàng nấu trứng gà bổ âm huyết, mát máu nhuận táo, chữa tiểu ra máu do âm hư hỏa vượng.
Tiểu ra máu do sỏi đường tiết niệu, sang chấn
Người bệnh tiểu ra máu và có các triệu chứng cơn đau quặn thận do sỏi. Phép chữa là hoạt huyết chỉ huyết. Dùng bài thuốc: đan sâm 12g, ích mẫu 12g, ngưu tất 12g, uất kim 12g, chỉ thực 6g, cỏ nhọ nồi 16g, huyết dư 12g, bách thảo sương 4g, ngẫu tiết 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Tiểu ra máu kéo dài do tỳ hư không thống huyết
Người bệnh đi tiểu nhiều lần có lẫn máu, ăn không ngon, mệt mỏi, sắc mặt vàng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi bẩn; mạch hư nhược. Phép chữa là kiện tỳ chỉ huyết.
Bài 1 – Bổ trung ích khí thang gia giảm: hoàng kỳ 12g, đảng sâm 12g, bạch truật 12g, đương quy 8g, cam thảo 6g, trần bì 8g, sài hồ 12g, thăng ma 8g, cỏ nhọ nồi (sao) 16g, ngải cứu (sao) 12g, xích thạch chi 12g, ngẫu tiết (sao) 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: hoài sơn 12g, đảng sâm 16g, bạch truật 12g, thạch hộc 12g, ngẫu tiết (sao đen) 12g, cỏ nhọ nồi 16g, trắc bá diệp 12g, ngải cứu 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Video đang HOT
Món ăn thuốc hỗ trợ điều trị
Hồng khô 2 quả, cỏ bấc đèn 6g, rễ cỏ tranh 30g, đường trắng vừa đủ. Các vị thuốc rửa sạch cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu 20 phút, vớt bỏ bã, thêm đường. Ngày 1 thang chia 2 lần sáng và tối, ăn hồng uống nước. Ăn liên tục 4-5 ngày. Công dụng: thanh nhiệt lợi tiểu cầm máu.
Rau muống 500g, mật ong 50g. Rau muống rửa sạch thái nhỏ, đổ 500ml nước nấu chín nhừ, chắt lấy nước, bỏ bã; tiếp tục nấu cô lại còn 400ml, cho mật ong vào. Ngày uống 2 lần. Công dụng: lương huyết chỉ huyết. Chữa đi tiểu ra máu, đi ngoài ra máu, ra máu cam.
Mướp đắng 200-300g rửa sạch bỏ ruột thái mỏng; lươn vàng 200g làm sạch, bỏ nội tạng. Tất cả nấu với lượng nước vừa phải, chia làm 2 lần ăn trong ngày.
Ô mai 15g, rau mã đề 15g. Hai thứ cho vào nồi, đổ nước vừa đủ sắc 10 phút, cho ít đường, uống thay nước trà. Công dụng: bổ âm, bổ huyết, thanh nhiệt giải độc. Tác dụng: thanh nhiệt lợi tiểu giữ ấm cầm máu. Dùng tốt cho người đi tiểu ra máu do âm hư hỏa vượng.
Đại hoàng 2g, trứng gà 2 quả. Trứng gà luộc bóc bỏ vỏ; đại hoàng nghiền nát. Hai thứ cho vào bát, nấu cách thủy; ăn khi đói; mỗi ngày ăn 1 lần, ăn liền 3-4 ngày. Công dụng: bổ âm huyết, mát máu nhuận táo, chữa tiểu ra máu do âm hư hỏa vượng.
Ô mai 10 quả đập nát cho vào nồi, đổ 2 bát nước, đun sôi 20 phút, thêm ít đường trắng quấy tan. Uống mỗi ngày 1 lần. Công dụng: dưỡng âm sinh tân dịch, bổ nội tạng.
Liên nhục (hạt sen) 30g cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát. Ăn cái, uống nước.
Mứt hồng 2-3 quả, đốt tồn tính thành than, nghiền bột trộn với nước cơm, uống lúc đói, mỗi lần 6g.
Gừng tươi 8 lát, mật ong 60g, rễ cỏ tranh 20g. Gừng, cỏ tranh cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, sắc, bỏ bã rồi cho mật ong vào pha uống.
Rau cần tươi lượng vừa đủ, rửa sạch giã nát, vắt lấy nước. Mỗi lần uống 100-150ml.
[ẢNH] Những loại cây mọc dại nhưng được ví như 'thần dược' cực tốt cho sức khỏe
Cây tầm bóp, rau sam, rau càng cua hay cỏ sữa lá nhỏ... là những loại cây mọc dại, vô cùng phổ biến tại Việt Nam.
Tuy nhiên, những loại cây này lại chứa rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, thậm chí, chúng còn được mệnh danh là 'thần dược' chữa được nhiều căn bệnh.
Cây tầm bóp hay còn gọi là cây lồng đèn hay cây thù lù canh. Loại cây này thường mọc hoang quanh năm ở ven ruộng, ven đường làng quê... Cây có quả giống hình lồng đèn, bên ngoài được bao bọc một lớp bọc mỏng
Theo Đông y, tầm bóp là loại thân thảo có vị đắng, tính mát không độc. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm. Tầm bóp có thể sử dụng đắp ngoài để trị nhọt, đinh độc, lấy cây tầm bóp tươi tắm cho trẻ trị rôm sẩy hiệu quả
Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng, đồng thời giúp phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu và viêm thận như sỏi thận, sỏi bàng quang và chữa bệnh gút rất tốt. Đặc biệt, rễ cây tươi chữa bệnh tiểu đường
Là một loại cây dại, rau càng cua có thể sống ở nhiều địa hình, thường mọc thành bụi ở ven ao, hồ, bờ ruộng, các dốc đá... Không chỉ được sử dụng để chế biến thành những món ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc
Theo Đông y, cây càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, tiêu hóa kém... Ngoài ra, nó còn được dùng ngoài chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau hay trị phỏng
Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp, đồng thời góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp... Người ta có thể nghiền lá ra dùng đắp trị sốt rét, đau đầu, dịch nhầy từ lá dùng uống trị đau bụng
Là một loại cây mọc dại phổ biến tại Việt Nam nhưng rau sam lại được mệnh danh là "thần dược" bởi những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Rau sam được biết như loài thực vật giàu chất dinh dưỡng, lượng Omega 3 cao... chính điều này nuôi dưỡng da, tóc, móng và khớp. Bên cạnh đó, lượng Omega 3 có trong rau sam còn góp phần trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch, điều hòa lưu thông máu và dự phòng rối loạn nhịp tim...
Chất nhầy có trong rau sam giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp ngăn ngừa viêm hoặc loét dạ dày. Mùa hè là thời điểm rau sam phát triển nhất nhất, chúng ta có thể dùng rau sam tươi nấu thành nước uống hoặc lấy nước ép rau sam uống, vừa giúp giảm cân, đồng thời có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt
Dù chỉ là một loại rau dại "sau hè nhà", nhưng rau má lại chứa khá nhiều dưỡng chất thực vật quý. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, rau má có công dụng trong việc hỗ trợ làm lành vết thương. Tinh chất chiết xuất từ rau má giúp kích thích việc tuần hoàn máu, tái tạo tế bào, giảm viêm nhiễm và làm liền sẹo
Rau má giúp bạn giải quyết cơn nóng và sự bứt rứt trong người. Bên cạnh đó, rau má còn có tác dụng chữa rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt... Bạn có thể dùng rau má tươi 30-100g giã hoặc xay lấy nước uống hằng ngày
Không chỉ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, rau má còn được dùng để chế biến thành nhiều món ngon như: rau má trộn thịt bò, rau má xào ngan, chân gà hấp rau má, gỏi rau má chả cá... Tuy nhiên, rau má có tính hàn, rất dễ gây lạnh bụng, nên cần thận trọng khi sử dụng
Cây nhọ nồi còn có tên gọi khác là cây cỏ mực, là loại cây mọc dại, rất phổ biến ở Việt Nam. Mặc dù là cây mọc hoang nhưng nhọ nồi lại có nhiều công dụng đối với sức khỏe
Theo Đông Y, cây nhọ nồi là cây thuốc chữa bệnh có tính hàn, vị chua ngọt, không độc. Một số công dụng chữa bệnh của cây nhọ nồi có thể kể đến gồm mát máu, cầm máu tốt, chữa chứng huyết nhiệt, chữa đau dạ dày, chữa nhiệt miệng, chữa tiêu chảy, làm đen râu tóc...
Giã nát cây nhọ nồi sẽ thu được nước có màu đen. Thường xuyên uống nước ép nhọ nồi giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, đẹp da...
Cây cỏ sữa lá nhỏ còn được gọi với cái tên dân dã vú sữa đất hay cẩm địa. Loại cây này mọc hoang khắp nơi ở bãi cỏ, sân vườn, ở những nơi đất có sỏi đá. Toàn cây cỏ sữa lá nhỏ có thể được dùng làm thuốc
Theo y học cổ truyền, cỏ sữa lá nhỏ có vị nhạt, hơi chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa. Dung dịch cỏ sữa có tác dụng ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ và chủng vi khuẩn tụ cầu vàng. Do đó, cỏ sữa lá nhỏ thường được dùng để trị bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, thông sữa, tăng tiết sữa...
Người dân có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa hè khi cây có hoa. Sau khi thu hái, bạn hãy rửa sạch, có thể sử dụng cỏ sữa tươi hoặc phơi khô dùng dần
Tuy chỉ là loại cây thân thấp, mọc hoang nhưng Mã đề, hay còn gọi là Xa Tiền, được xem là thảo dược tự nhiên "quyền lực nhất" trong điều trị bệnh
Theo Đông y, Mã đề vị ngọt, tính lạnh. Mã đề được dùng chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, viêm thận và bàng quang, bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu hoặc ra sỏi, phù thũng, đau mắt sưng đỏ, tiêu chảy, chảy máu cam...
Công dụng nổi bật nhất của mã đề là thông tiểu tiện nên dân gian thường dùng loại cỏ này nấu nước uống để có tác dụng lợi tiểu, giải độc cơ thể. Tuy nhiên, chính lợi ích này mà một số đối tượng như: phụ nữ mang thai, người thận yếu... không nên sử dụng tùy tiện cây mã đề để tránh những hệ quả gây hại cho sức khỏe
Vì sao bệnh nhân ung thư cổ tử cung dễ bị tái phát? Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, 1/3 bệnh nhân đối mặt nguy cơ tái phát. Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm với phụ nữ nhưng có thể chữa khỏi. Năm 2018, Việt Nam có khoảng 4.200 ca mắc mới ung thư cổ tử cung. Hơn...