Thuốc trị loét dạ dày ngăn nCoV nhân lên
Thuốc trị loét dạ dày RBC ngăn nCoV tái tạo hoặc nhân lên trong cơ thể, hiệu quả tương đương thuốc kháng virus remdesivir nhưng giá chỉ bằng một phần tư.
Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Hong Kong, thuốc RBC chứa hoạt chất bismuth có khả năng giảm tải lượng virus trong các tế bào nhiễm nCoV ở người và động vật xuống còn 0,001% so với tải lượng ban đầu. So với trước khi dùng RBC, tải lượng nCoV trong đường tiêu hóa trên và dưới của chuột đồng giảm xuống còn 0,01%.
RBC (ranitidine bismuth citrate) là dạng thuốc uống viên, điều trị viêm loét dạ dày, viêm thực quản do trào ngược, xuất huyết tiêu hóa do căng thẳng.
Nhóm nghiên cứu phát hiện RBC có khả năng nhắm vào các protein Nsp13, một loại enzyme quan trọng giúp nCoV tái tạo. Đây là lần đầu tiên giới khoa học hé lộ có thể nhắm tới Nsp13 bằng thuốc.
Theo tiến sĩ Runming Wang, Khoa Hóa học, Đại học Hong Kong, ngay khi Nsp13 không còn hoạt động, nCoV sẽ mất khả năng tái tạo hoặc nhân lên.
Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Microbiology hôm 7/10, hứa hẹn một phương án điều trị mới, sẵn có cho bệnh nhân Covid-19.
Video đang HOT
Các nhà khoa học tại Đại học Hong Kong phát hiện ra loại thuốc chữa nCoV. Ảnh: SCMP
“RBC cho thấy hiệu lực tương đương remdesivir, an toàn, sẵn sàng dùng trong các thử nghiệm lâm sàng”, tiến sĩ Runming Wang phát biểu trong họp báo hôm 12/10.
Giáo sư Hongzhe Sun, Đại học Hong Kong, cho biết mối lo ngại về khả năng kháng thuốc là rất thấp.
“RBC nhắm vào các protein Nsp13 và chúng không thể biến đổi quá nhiều, nếu không các tế bào không thể tồn tại”, Sun giải thích. “RBC có thể được dùng dưới dạng thuốc kết hợp nhắm vào nhiều khu vực, khiến nCoV khó xây dựng đề kháng hơn”.
Sun ước tính giá một liệu trình điều trị Covid-19 bằng RBC khoảng 3.000 USD, chỉ bằng 25% so với điều trị bằng thuốc remdesivir.
Hiện, nhóm nghiên cứu Hong Kong đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tại Mỹ để sử dụng RBC trong điều trị bệnh nhân Covid-19.
Đại dịch Covid-19 là một trong những thách thức lớn nhất mà y học hiện đại từng đối mặt. Tới nay đã có hơn 39.000.000 người nhiễm trên thế giới, hơn 1.100.000 ca tử vong.
Trải qua 9 tháng, giới khoa học vẫn đang tìm phương pháp điều trị tối ưu. Các loại thuốc được nhắc đến nhiều nhất bao gồm thuốc kháng virus Remdesivir do hãng dược Gilead Sciences sản xuất, thuốc Favipiravir từ Nhật Bản, thuốc steroid giá rẻ Dexamethasone…
Chiết xuất rong biển "vượt mặt" thuốc kháng virus Remdesivir để "khóa chặt" SARS-CoV-2
Trong một nghiên cứu mới về mức độ hiệu quả trong việc chống lại SARS-CoV-2, chiết xuất từ món rong biển mà chúng ta thường ăn lại thể hiện sự vượt trội so với Remdesivir - loại thuốc kháng virus đang được dùng trong điều trị COVID-19.
Vừa được đăng trên tạp chí Cell Discovery (Khám phá Tế bào), nghiên cứu này là một nỗ lực của các nhà khoa học ở Trung tâm Công nghệ sinh học và Nghiên cứu liên ngành (CBIS) tại Học viện Bách khoa Rensselaer (New York, Mỹ), để tìm cách chống lại con virus đang gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu.
Theo đó, chiết xuất từ món rong biển đã "vượt mặt" thuốc kháng virus Remdesivir về khả năng "bẫy" và "khóa" virus corona mới.
Remdesivir là loại thuốc kháng virus được nhiều nước cho phép dùng trong điều trị cho những bệnh nhân mắc Covid-19 thể nặng.
Đây là một nghiên cứu rất phức tạp, nhưng nói ngắn gọn thì các nhà nghiên cứu đã thử (trong ống nghiệm) hoạt động chống virus của 5 chất chiết xuất từ rong biển ăn được. Họ dùng kiểu nghiên cứu gọi là EC50 để thử khả năng "khóa chặt" virus của từng loại trong số 5 hợp chất này. Trong kết quả của nghiên cứu EC50, thì giá trị càng thấp cho thấy hợp chất càng mạnh (trong việc chống virus lây nhiễm).
Bất ngờ chưa, RPI-27, một chất chiết xuất từ rong biển, cho kết quả là 83. Trong khi đó, trong thí nghiệm tương tự trước đây với thuốc Remdesivir thì giá trị thu được là 770. Tức là, chất RPI-27 mạnh gấp gần 10 lần thuốc Remdesivir trong việc ngăn chặn virus lây lan trong cơ thể. Những chất còn lại trong chiết xuất rong biển cho thấy có hiệu quả bằng 1/3 hoặc 1/5 so với Remdesivir.
Một chất chiết xuất từ các loại rong biển ăn được đã chứng tỏ khả năng chống virus mạnh mẽ.
Một nghiên cứu riêng rẽ khác không thấy có độc tính nào trong các hợp chất từ rong biển này, ngay cả ở liều cao.
Bởi vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, chiết xuất rong biển có thể được sử dụng làm thuốc xịt đường mũi hoặc dùng đường uống để chặn đứng sự lây nhiễm của SARS-CoV-2 trong cơ thể người. Trong trường hợp dùng đường uống, nó còn có thể xử lý cả những viêm nhiễm đường tiêu hóa.
Deepak Vashishth, Giám đốc của CBIS, nói: "Nghiên cứu đầy phấn khích này là để chống lại đại dịch COVID-19 với những bước tiếp cận mới và tự nhiên, cùng với những loại thuốc hiện tại".
Tiến sĩ Jonathan Dordick, người đứng đầu nhóm nghiên cứu.
Nghiên cứu này cũng được hỗ trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Quốc gia Hàn Quốc, với sự tham gia của các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Khoa học Sinh học và Công nghệ Sinh học Hàn Quốc và Đại học Công nghệ Chiết Giang (Hàng Châu, Trung Quốc).
Người mắc Covid-19 có lượng virus cao nhất trong tuần đầu phát bệnh Nghiên cứu mới đây của Đại học Hong Kong cho thấy, lượng virus có trong nước bọt của người bệnh Covid-19 sẽ ở mức cao nhất vào tuần đầu phát bệnh. Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Hong Kong vừa được đăng trên Tuần san y khoa uy tín "The Lancet" mới đây. Nghiên cứu này được...