Thuốc trị đái tháo đường: Cách dùng an toàn và hiệu quả
Có nhiều loại thuốc uống trị đái tháo đường. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Điều quan trọng là người bệnh cần dùng thuốc sao cho an toàn và hiệu quả…
Một số loại thuốc tri đai thao đường thường dùng
Thuốc kích thích tế bào beta tụy tiết insulin (làm tăng tiết insulin của tụy): Glyburid, glipizid, glibenclami… Tuy nhiên, cần lưu ý, tất cả các thuốc làm tăng tiết insulin (SU) là những thuốc có khả năng gây hạ đường huyết (đây là một trong những biến chứng trong điều trị) và tăng cân. Vì vậy, những bệnh nhân lớn tuổi phải hết sức lưu ý, vì đối tượng này có nguy cơ hạ glucose huyết cao hơn do người bệnh dễ bỏ ăn, ăn kém và có chức năng thận suy giảm.
Thuốc làm giảm sản xuất glucose ở gan: Metformin là thuốc thường được lựa chọn khởi đầu điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Tuy nhiên, hai bất lợi nổi bật của metformin là tác dụng phụ ở đường tiêu hóa và gây nhiễm acid lactic.
Thuốc làm tăng nhạy cảm với insulin ở tế bào cơ, mỡ và gan: Thường dùng pioglitazone. Nhươc điểm là thuốc có thể gây phù, tăng cân (nhất là khi dùng cùng với insulin), tăng nguy cơ gãy xương (ở phụ nữ), thiếu máu.
Thuốc ức chế men -glucosidase: Thuốc phô biến là acarbose. Tác dụng của thuốc là làm giảm đương huyết sau ăn. Khi dùng đơn độc cũng không gây hạ đương huyết. Do làm tăng lượng carbohydrat không được hấp thu ở ruột non đến đại tràng nên thuốc gây đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng. Cần uống thuốc ngay trước ăn hoặc ngay sau miếng ăn đầu tiên và bữa ăn phải có carbohydrat.
Thuốc có tác dụng lên Incretin: Incretin là hormon ở ruột, rất quan trọng làm tăng tiết insulin, giảm tiết glucagon và nó chỉ tăng tiết sau khi ăn. Như vậy, incretin đóng vai trò như một hormon điều hòa sự bài tiết insulin để đáp ứng với từng bữa ăn. Trong nhóm này có 2 loại thuốc: Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 như liraglutide và thuốc ức chế men dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4) như liraglutide, lixisenatide, albiglutide, exenatide. Hai nhóm thuốc này ra đời trong vài năm trở lại đây, được ADA (Hiệp hội đái tháo đường Mỹ) đưa vào trong khuyến cáo điều trị đái tháo đường.
Video đang HOT
Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Nguyên tắc dùng thuốc
Dùng thuốc đúng giờ, đúng liều: Việc dùng thuốc đúng giờ, đúng liều theo đơn của bác sĩ kê sẽ giúp tăng cường hiệu quả của thuốc. Nên dùng thuốc vào một giờ cố định trong ngày. Sử dụng thuốc không nhất quán giữa các mốc thời gian có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Thông thường thuốc hạ đường huyết tác dụng nhanh được khuyên dùng trước bữa ăn 30 phút; thuốc tác dụng chậm nên sử dụng trước khi ăn 60 phút. Tuy nhiên có những thuốc uống vào thời điểm khác như ngay sau bữa ăn… Người bệnh cần tuân thủ. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn đối với loại thuốc đó.
Khi thấy đường huyết ổn định, tuyệt đối không ngưng thuốc đột ngột: Việc ngưng thuốc đột ngột là điều tối kỵ với bệnh nhân tiểu đường, vì có thể dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe. Đối với người bệnh đái tháo đường sẽ phải chung sống với thuốc suốt cả cuộc đời, bởi việc kiểm soát đường huyết bắt buộc phải dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của cả ba yếu tố: Dùng thuốc, ăn uống và luyện tập. Nếu mức đường huyết hiện tại của người bệnh đã và đang ổn định, cần nhớ, để có được kết quả đó không chỉ có một chế độ ăn uống, tập luyện khoa học mà còn nhờ có sự đáp ứng tốt với thuốc điều trị của bác sĩ và người bệnh cần phải tiếp tục duy trì.
Nên kiểm tra chỉ số đường huyết trước khi uống thuốc: Việc làm này sẽ giúp người bệnh có biện pháp xử lý kịp thời nếu chỉ số này bắt đầu giảm xuống quá thấp. Biểu hiện của hạ đường huyết bao gồm: Cảm giác đói cồn cào, thèm ăn, run tay chân, vã mồ hôi, lạnh ẩm, nếu nặng sẽ lơ mơ rồi đi vào hôn mê. Đo sẽ thấy chỉ số đường huyết thấp. Nguyên nhân do người bệnh tiểu đường dùng quá liều thuốc hạ đường huyết hoặc ăn uống thất thường, kiêng khem quá mức. Khi có các biểu hiện trên người bệnh, nên ngậm ngay 1 viên kẹo, ăn 1 chiếc bánh quy hoặc uống 1 cốc sữa… để làm tăng đường huyết trở lại.
Các loại thuốc Tây có ưu điểm lớn là hạ đường huyết nhanh nhưng lại rất dễ gây tụt đường huyết bất chợt, không duy trì được đường huyết ổn định hoặc tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ không đáng có, nên người bệnh cần thật sự cẩn trọng…
Bên cạnh việc phải sử dụng thuốc dài ngày, người bệnh đôi khi phải kết hợp với nhiều loại thuốc khác như thuốc trị tăng huyết áp, trị tăng mỡ máu… (nhất là đặc điểm đa bệnh lý ở người có tuổi), có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc có hại đến sức khỏe. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường không được tự ý dùng bất cứ thuốc gì, thậm chí là các thuốc điều trị các chứng bệnh thông thường như cảm cúm, nhức đầu… cũng nên có sự tư vấn của bác sĩ.
3 sai lầm nghiêm trọng của người bệnh đái tháo đường
Người bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) đang gặp các sai lầm nghiêm trọng trong thực hành chế độ dinh dưỡng, khiến tình trạng bệnh khó kiểm soát hơn.
Đó là thông tin mà các bác sĩ đã khuyến cáo tại buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM, sáng 5/11.
BS Nguyễn Thị Anh Trang - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM cho biết, đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mãn tính không lây nhưng để lại nhiều biến chứng nặng nề như các bệnh lý tim mạch, bệnh thận, hạ đường huyết, bệnh võng mạc tăng sinh...
Theo một số liệu thống kê, có đến 80% bệnh nhân ĐTĐ tử vong do biến chứng tim mạch, 20-30% bệnh nhân ĐTĐ phải ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo. Những biến chứng này gây nguy hiểm đến tính mạng và chi phí điều trị lớn.
Người bệnh bị ĐTĐ điều trị ngoại trú đã quan tâm hơn đến những nguyên tắc điều trị bệnh. Ảnh: H.T
Hiện nay bệnh ĐTĐ đang có sự gia tăng và trẻ hoá, tuy nhiên triệu chứng bệnh thường diễn tiến âm thầm nên người bệnh có sự chủ quan, chỉ có khoảng 31,1 % trường hợp bị ĐTĐ được chẩn đoán, trong đó khoảng 21% được điều trị đúng.
ĐTĐ có thể do các nguyên nhân: di truyền, béo phì, thói quen sống, bệnh lý cao huyết áp... Người bệnh có các triệu chứng: khát nhiều, đói nhiều, tiêu nhiều, dù ăn uống đầy đủ nhưng vẫn mệt mỏi, uể oải, sụt cân. Ngoài ra là các triệu chứng như: mắt mờ, vết thương loét chậm lành, ngứa ran đau hoặc tê ở tay hoặc chân, giảm nhu cầu tình dục, một số người ĐTĐ type 2 có triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được.
"Người bệnh ĐTĐ phải được chẩn đoán và điều trị sớm bằng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, song song đó cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để đạt được mục đích tối đa của điều trị. Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi lối sống: rèn luyện thể thao phù hợp, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia. Mục tiêu điều trị là tránh biến chứng sớm và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người bệnh"- BS Trang khuyến cáo.
Theo BS Nguyễn Hoàng Dung - Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, dựa trên thể trạng của từng bệnh nhân các bác sĩ sẽ có những hướng dẫn phù hợp về chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, người bệnh phải đảm bảo các nguyên tắc chung, gồm: ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, kèm những bữa ăn nhẹ sẽ giúp ổn định glucose máu; lượng muối ăn tiêu chuẩn của một người là 1.500-2.300mg/ngày, thay vào đó người dân có thể hấp thụ một lượng vừa phải chất béo không bão hoà có trong các loại hạt, cá, quả, bơ... và hạn chế lượng đường tiêu thụ; uống đủ nước mỗi ngày.
BS Nguyễn Hoàng Dung hướng dẫn người bệnh lựa chọn nhóm thực phẩm cần thiết trong ngày. Ảnh: H.T
"Hiện nay, nhiều người bệnh ĐTĐ đang có những quan niệm sai lầm trong chế độ ăn hàng ngày. Trên thực tế sau khi điều trị một số ca bệnh nhưng đường huyết không thể ổn định trở lại, bệnh nhân cho biết vì nghe các thông tin chung chung nên đã hạn chế tối đa lượng tinh bột: cơm, gạo, bánh mì.
Đó là quan niệm sai lầm, bởi chế độ ăn phải đúng theo khẩu phần, được bác sĩ hướng dẫn. Sai lầm thứ 2 là người bệnh quá lạm dụng đường ăn kiêng, đây là chất tạo ngọt, hoá chất do đó có nhiều nguy cơ không tốt cho cơ thể, gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, trong quá trình chế biến đường ăn kiêng có thể bị biến tính ảnh hưởng sức khoẻ.
Sai lầm thứ 3 là người bệnh tự ý thay thế các thực phẩm khác nhóm, theo đó thay vì không ăn tinh bột thì ăn nhiều chất đạm, chất béo không tốt. Những sai lầm trên dẫn đến tình trạng bệnh khó kiểm soát hơn"- BS Dung khuyến cáo.
Dùng đường và muối đúng cách trong bữa ăn Trong các gia vị, muối và đường được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Ảnh minh họa Muối, ngoài chức năng làm tăng vị mặn cho món ăn còn được coi là một chất bảo quản tự nhiên, được sử dụng để bảo quản thịt, cá, các sản phẩm từ sữa... vì muối làm ức chế sự...