Thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ ung thư vú?
Cho dù thuốc tránh thai vẫn được coi là lựa chọn hàng đầu của các cặp đôi, nhưng không ít chị em băn khoăn về khả năng dùng thuốc tránh thai có thể gây tăng cân và ung thư vú.
1. Thuốc tránh thai có phòng tránh được HIV hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác không?
Câu trả lời là không. Thuốc tránh thai không có tác dụng phòng tránh được bất kỳ bệnh lây lan qua đường tình dục nào. Theo Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, thì cách tốt nhất để ngăn ngừa HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục là sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.
2. Thuốc tránh thai có tác dụng chữa mụn không?
Không phải thuốc tránh thai nào cũng có tác dụng chữa mụn đâu nhé. Chỉ duy nhất một loại thuốc tránh thai có tác dụng chữa mụn và giúp da trở nên mịn màng hơn là thuốc Ortho Tri-cyclen.
3. Thuốc tránh thai có tác dụng phụ không?
Dù thuốc tránh thai có tác dụng phụ nhưng không nghiêm trọng và không phải bao giờ cũng xảy ra. Tác dụng phụ nguy hiểm nhất mà thuốc tránh thai có thể gây ra là nghẽn mạch máu, đột quỵ và đau tim. Những nguy cơ này sẽ tăng lên nếu bạn hút thuốc lá. Thuốc lá sẽ tăng nguy cơ của các tác dụng phụ ở thuốc tránh thai, nhất là với phụ nữ trên 35 tuổi. Vì vậy, tốt nhất là phụ nữ sử dụng thuốc uống tránh thai thì không nên hút thuốc.
Video đang HOT
4. Thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ ung thư vú?
Dù thuốc tránh thai có tác dụng phụ, nhưng nó ít có khả năng liên quan đến ung thư. Theo nghiên cứu của Planned Parenthood, thì chỉ 1/3 số người sử dụng thuốc tránh thai là ung thư buồng trứng hay dạ con, nhưng cũng không chắc chắn là ung thư đó có liên quan đến việc sử dụng thuốc tránh thai hay không.
5. Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ thì thuốc tránh thai có ảnh hưởng tới sữa mẹ không?
Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin sẽ không ảnh hưởng gì đến sữa mẹ nếu bạn đang trong thời kỳ cho con bú.
Nếu bạn sử dụng thuốc tránh thai tổng hợp thì bạn nên chờ vì thuốc này sẽ làm giảm số lượng và chất lượng sữa trong vòng 6 tuần đầu. Nếu uống thuốc, sữa mẹ cũng sẽ chứa hoocmon của thuốc, tuy nhiên không chắc chắn là hoocmon này có ảnh hưởng đến em bé của bạn hay không. Bạn có thể nói chuyện với bác sĩ sản khoa để tìm ra phương pháp tránh thai phù hợp sau khi bạn sinh.
6. Thuốc tránh thai làm bạn tăng cân?
Trước kia, thuốc tránh thai có chứa hàm lượng estrogen và progesterone cao và đây là thủ phạm gây tăng cân. Nhưng hầu hết các loại thuốc ngừa thai hiện nay có hàm lượng 2 hooc-môn này thấp hơn rất nhiều. Vì thế, theo điều tra của Trung tâm Sức khỏe Hoa kỳ chỉ 20-25% phụ nữ tăng 2kg trong năm đầu tiên uống thuốc; 60% không thay đổi trọng lượng cơ thể; 20% còn lại thì giảm khoảng 2kg.
Theo PLXH
"Đèn dầu" có cục cứng rất khó chịu vì đâu?
"Đèn dầu" của cháu nếu trong 4-5 ngày mà không giải phóng tinh binh thì khi giải phóng sẽ bị tạo thành các cục cứng, rất khó chịu.
Xin chào bác sĩ!
Hiện cháu đang gặp một số vấn đề với chiếc đèn dầu của cháu:
- Đèn dầu của cháu nếu trong 4-5 ngày mà không giải phóng tinh binh thì khi giải phóng sẽ bị tạo thành các cục rất cứng, rất khó chịu. Và nếu thời gian từ 2-3 ngày cháu giải phóng tinh binh ra ngoài, lượng tinh binh của cháu không còn được "keo" như trước nữa, chúng rất loãng.
- Một ngày cháu đi tiểu rất nhiều lần. Mỗi khi uống nước cháu đều đi tiểu ngay sau đó khoảng 30 phút. Lượng nước cháu uống vào cơ thể rất ít.
Mong bác sĩ cho cháu biết tinh binh của cháu bị bệnh gì và chữa trị ra sao. Cháu có bị mắc bệnh thận hay yếu thận không? Mong sớm nhận đc câu trả lời của bác sĩ. Cháu xin cảm ơn! (kendymoon@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Chào bạn, ở bạn đang tồn tại 2 vấn đề sau:
Thứ nhất về vấn đề tinh binh: Hình như bạn hơi quá để ý vấn đề này thì phải. Tinh binh của bạn bao gồm tinh dịch là môi trường cho tinh trùng hoạt động, và tinh trùng do tinh hoàn sản xuất ra.
Thường thì tinh dịch loãng hay đặc không phụ thuộc vào chuyện bao nhiêu ngày bạn xuất tinh một lần mà chúng do tuyến sinh dục sản xuất ra để thụ tinh. Tuy nhiên nếu tinh dịch quá loãng hoặc khi xuất ra bị vón cục, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Tinh dịch bình thường không vón cục, nếu có hiện tượng này cần phải làm một số xét nghiệm để biết thành phần nào của tinh dịch đã bất thường (mỡ, amino cacid, đường...) và đánh giá lại hệ thống niệu - sinh dục bạn ạ.
Thứ hai, bạn đi tiểu rất nhiều lần trên ngày trong khi bạn không uống nhiều nước có thể do bạn đang bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc do nhiều nguyên nhân khác nhau sau:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Mắc phải những bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục.
- Mắc bệnh tiểu đường.
- Gặp stress
- Do thu nạp cafein và đồ uống có cồn.
- Do sử dụng thuốc, nhất là thuốc lợi tiểu.
- Bạn có thể đang mắc bệnh tim mạch hay gặp rắc rối ở thận.
Bạn cần phải đến gặp bác sỹ sớm để có được chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời.
Bác sĩ Hoa Súng
Phòng khám Thịnh An
88-94 Dốc Phụ Sản, đường La Thành, Ngọc Khánh, Hà Nội
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về sức khỏe sinh sản của lứa tuổi mình, hãy gửi mail về gioitinh@kenh14.vn để được bác sĩ Hoa Súng tư vấn và giải đáp nhé!
Theo PLXH
Nuốt phải tinh dịch có hại cho sức khỏe không? Đây là thắc mắc khó nói của rất nhiều quý bà quý cô, thậm chí còn là nỗi tò mò của rất nhiều quý ông nữa! Tinh dịch là gì? Tinh dịch là một chất lỏng có chứa tinh trùng. Các dịch tuyến tiền liệt được trộn lẫn trong tinh dịch và đây chính là nguyên nhân khiến tinh dịch có chứa mùi...