Thuốc tránh thai có làm bạn tăng cân?
Mọi người nghĩ rằng thuốc tránh thai có liên quan đến tăng cân, giữ nước hoặc tăng cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, hãy cùng xem xét kỹ lại những bằng chứng cụ thể.
Viên uống tránh thai hàng ngày là một phương tiện tránh thai đáng tin cậy, kín đáo, bảo vệ sự tự do của người sử dụng và khá phù hợp với những người có quan hệ tình dục thường xuyên.
Một số phụ nữ được hỏi trong nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Sức khỏe Sofres (Pháp) cho rằng, thuốc tránh thai có tác dụng phụ khó chịu như tăng cân hoặc giữ nước.
1. Tăng cân có phải là một tác dụng phụ của thuốc tránh thai?
Hầu hết tất cả các nhà sản xuất đều liệt kê sự tăng cân vào danh sách tác dụng phụ trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên, theo Cơ quan Y tế cấp cao Pháp, không có bằng chứng về việc tăng cân đối với viên uống kết hợp estrogen -progestogen.
Tiến sĩ Odile Bagot, bác sĩ phụ khoa tại Paris cho rằng, mối quan hệ giữa tăng cân và progestogen đơn thuần được ghi nhận rất ít. Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tăng cân ở phụ nữ sử dụng viên thuốc tránh thai là không đáng kể.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc tăng cân luôn phải tương quan với bối cảnh. Hầu hết phụ nữ bị thay đổi trọng lượng khi uống thuốc tránh thai đã bị ảnh hưởng trước đó bởi một số yếu tố khác.
Quá liều estrogen, căng thẳng, người mới uống hoặc thời gian sử dụng thuốc dài ngày là nhiều yếu tố thúc đẩy tăng cân. Tương tự, thay đổi viên thuốc thường xuyên (mỗi năm hoặc hai năm) có thể gây tăng cân. Theo thời gian, cơ thể quen với sự thay đổi nội tiết tố này và cân nặng sẽ ổn định.
Video đang HOT
Không có nhiều bằng chứng khẳng định uống thuốc tránh thai gây tăng cân. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Odile Bagot giải thích: Nói chung, tăng cân đồng thời với sự thay đổi lối sống thúc đẩy việc tăng cân như ăn ở ngoài thường xuyên hơn, uống nhiều rượu hơn, ít tập thể dục thể thao…
Một số loại thuốc chứa progestogen có tác dụng lợi tiểu, thậm chí còn làm giảm cân một chút. “Nghiên cứu cho thấy, trong số 10 phụ nữ uống thuốc thì có 1 người tăng cân, 1 người giảm cân và 8 người vẫn ổn định”, chuyên gia cho biết thêm.
2. Truy tìm nguyên nhân tăng cân khi uống thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai gây tăng cân chủ yếu là do chứa estrogen. Những hormone này tham gia vào quá trình sản xuất và lưu trữ chất béo, thúc đẩy quá trình giữ nước và có thể gây phù ở chi dưới, đùi trên, bụng dưới và ngực do đó gây ra các tác dụng không mong muốn như tăng cân, căng hoặc đau ngực, hoặc cảm giác nặng vùng chậu.
Việc tăng cân cũng có thể do progesterone, một loại hormone thứ hai có trong một số viên thuốc, chống lại tác dụng của estrogen. Tiến sĩ Safia Taieb giải thích: Hormone estrogen có thể gây tăng cân khi buồng trứng tiết ra với số lượng quá mức hoặc khi chúng không bị progesterone chống lại.
3. Viên uống nào không làm bạn tăng cân?
Chúng ta thường nghĩ rằng một viên thuốc với liều lượng rất thấp sẽ hạn chế tăng cân, nhưng một số phụ nữ sẽ bị cường estrogen phản ứng, tức là buồng trứng của họ vẫn sản xuất estrogen để bù đắp. Do đó, họ sẽ bị giữ nước nhiều hơn và đau ở vú.
Ngược lại, một viên thuốc mạnh hơn sẽ giúp buồng trứng được nghỉ ngơi và cải thiện các triệu chứng. Ngày nay, thuốc tránh thai đã được giảm lượng estrogen và việc sử dụng progestin thế hệ mới làm giảm đáng kể nguy cơ tăng cân.
Nếu dù đã thay đổi biện pháp tránh thai nhưng vẫn tiếp tục tăng cân thì có thể là do thói quen ăn uống hoặc do căng thẳng. Cuối cùng, thuốc tránh thai sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn và thúc đẩy việc ăn vặt.
Đa số phụ nữ nói rằng thuốc viên sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn, thuốc làm tăng tỷ lệ insulin trong máu và insulin làm cho bạn đói. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải kiềm chế cảm giác thèm ăn vặt và tạo ra sự khác biệt giữa cảm giác đói thực sự và cảm giác thèm ăn đơn thuần.
'Chữa cháy' bằng viên tránh thai khẩn cấp: 4 điều đặc biệt chị em cần nhớ
Viên uống tránh thai khẩn cấp không phải phù hợp với tất cả mọi người, hay nói cách khác, không phải ai cũng dùng được viên tránh thai khẩn cấp.
Chị Nguyễn Hoài Phương (34 tuổi, Hà Nội) tâm sự hai vợ chồng chị tránh thai bằng biện pháp tự nhiên như xuất tinh ngoài, tính ngày rụng trứng. 5 năm qua sử dụng biện pháp tránh thai này chị Phương không bị 'dính' lần nào. Tuy nhiên, trong một lần chồng 'quên', chị Phương lo lắng có thai nên đã mua thuốc tránh thai khẩn cấp uống trong vòng 24h đầu.
Chị Phương uống thuốc tránh thai được hai ngày thấy người mệt, chóng mặt, đau đầu. Một tháng sau không thấy kinh nguyệt, chị Phương hồi hộp lo lắng không biết mình có mang thai hay không. Người mệt, ngực căng tức đủ triệu chứng của bà bầu nhưng thử que vẫn lên 1 vạch. Suốt thời gian đó chị đứng ngồi không yên.
Chu kỳ kinh nguyệt bị chậm cả chục ngày cuối cùng cũng đến nhưng chị Phương bị rong kinh suốt 3 tuần. Gặp bác sĩ khám chị mới biết đó là tác dụng phụ của viên tránh thai khẩn cấp.
Còn trường hợp của chị Đỗ Thu Hằng (Nam Trung Yên, Hà Nội) uống thuốc tránh thai khẩn cấp được vài hôm thì chị bị xuất huyết âm đạo. Chu kỳ kinh nguyệt vừa qua được 2 tuần thì lại đến tiếp. Chị Hằng lo lắng vì sợ ung thư tìm tới bác sĩ khám. Bác sĩ tư vấn hỏi chị Hằng có sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp không? Chị Hằng mới nhớ cách đó không lâu chồng đi công tác về đã quan hệ trong ngày rụng trứng, sợ có thai nên chị uống viên thuốc cho chắc.
Theo ThS. BSCKII. Nguyễn Thị Minh Thanh - Phó trưởng khoa Khám - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, thuốc tránh thai khẩn cấp được dùng trong trường hợp quan hệ tình dục không an toàn. Đây cũng là loại thuốc được bán khá nhiều trong các nhà thuốc.
"Chữa cháy" bằng viên tránh thai khẩn cấp gây nhiều tác dụng phụ.
Hiện nay nhiều chị em "chữa cháy" bằng việc uống viên tránh thai khẩn cấp.
Mục đích của thuốc tránh thai khẩn cấp là dùng thuốc nội tiết cao để tránh nguy cơ có thai ngoài ý muốn. Mặc dù việc ngừa thai bằng thuốc nội tiết có thể không thực sự gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe người phụ nữ, thế nhưng việc đưa những loại nội tiết vào cơ thể làm thay đổi quá trình hoạt động bình thường của cơ quan sinh dục thì chắc chắn sẽ xuất hiện những triệu chứng bất thường.
BS Thanh cho rằng thuốc tránh thai khẩn cấp không phải ai dùng cũng được. Ví dụ với người vòng kinh nguyệt không đều dùng tránh thai khẩn cấp không có hiệu quả cao. Uống đúng trước 72h, càng sớm càng tốt. Thực tế tránh thai được 90 % nhưng rất nhiều người vẫn có thai trong buồng tử cung hoặc có thai ngoài tử cung.
Dùng tranh thai khẩn cấp còn làm người dùng nhức đầu, chị em bị tình trang rối loạn kinh nguyệt, rong kinh nguyệt, khí hư tiết ra bất thường, tâm lý bị thay đổi, ham muốn tình dục bị suy giảm,...
'Thuốc tránh thai khẩn cấp cũng không thể tránh thai 100%. Hiện nay tất cả các biện pháp tránh thai chỉ đảm bảo 99 %', BS Thanh nhấn mạnh.
Thậm chí, bác sĩ Thanh cho rằng có trường hợp cắt tử cung bán phần, còn cổ tử cung và buồng trứng nhưng vẫn có thai trên mỏm cắt cổ tử cung. Trên thế giới hiện nay khuyến cáo sử dụng các biện pháp tránh thai đạt hiệu quả tránh thai cao như: Que cấy, đặt vòng chứa nội tiết, đặt vòng chứa đồng, viên uống tránh thai hàng ngày, bao cao su...
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp để "chữa cháy":
Thứ nhất, chỉ được sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong trường hợp quan hệ tình dục không an toàn như không uống thuốc tránh thai hàng ngày, không dùng bao cao su hay bao cao su bị rách, thủng.
Thứ hai, hầu hết các loại thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ có tác dụng khi sử dụng sau khi quan hệ tình dục không quá 72 giờ.
Thứ ba, liều lượng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể cao gấp 4 lần thuốc tránh thai hàng ngày vì vậy không nên quá lạm dụng, sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng sức khỏe.
Thứ tư, trường hợp xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường sau khi uống thuốc cần phải tìm đến sự trợ giúp từ các y bác sĩ chuyên môn.
Đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau 'chuyện ấy' nhưng vẫn dính bầu, vì sao? Không ít cô gái trẻ không tin vào kết luận có thai 8 tuần bởi cho rằng đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp sau quan hệ. Vì sao, việc có thai ngoài ý muốn xảy ra? Uống thuốc tránh thai khẩn cấp sai cách BS. Vũ Thị Hằng - chuyên ngành Sản phụ khoa cho biết, có nhiều người mang thai ngoài...