Thuốc tiêm tránh thai Lợi và hại
Có hai nhóm thuốc tiêm tránh thai: nhóm thứ nhất thành phần có progestin, estrogen. N
hóm thứ hai chỉ có progestin. Trong nhóm thứ hai có loại DMPA (Depot Medroxy Progesteron Acetat) và NETEN (Norethidone Enanthat). Loại DMPA hiện được phép và khuyến khích dùng tại nước ta từ 1990 đến nay đã triển khai ở hầu hết tỉnh thành.
Tại Việt Nam, Depo-Provera là loại thuốc tiêm tránh thai duy nhất đang được sử dụng. Mỗi mũi tiêm có tác dụng tránh thai trong 3 tháng vì chứa một hàm lượng cao hormonn progestin. Thuốc có hiệu quả tránh thai cao, rất tiện cho phụ nữ không có điều kiện uống viên tránh thai hàng ngày. Hiệu quả của thuốc trong số người sử dụng có thể đến 97%, có nghĩa rằng 100 phụ nữ dùng thuốc trong một năm thì có 3 người bị mang bầu.
Hiện nay thuốc tiêm tránh thai đang được sử dụng rộng rãi vì một số lợi ích mà nó mang lại
Ưu thế của thuốc tiêm tránh thai DMPA
DMPA ức chế rụng trứng 100%, đồng thời ức chế tiết chất nhầy ở cổ tử cung rất mạnh làm cho tinh trùng không thâm nhập được vào buồng tử cung nên có hiệu quả TT cao (99,6%).
DMPA dùng liều cao (150mg/lần) sẽ hấp thu chậm, có hiệu lực kéo dài nên chỉ dùng 1 lần có thể TT trong 3 tháng, giống như đình sản tạm thời. DMPA không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, muốn có thai lại chỉ cần ngừng thuốc vài tháng. DMPA duy trì, làm tăng sự tiết sữa, có tiết vào sữa với lượng rất nhỏ (0,02 – 0,08 g/kg/ngày). Trẻ bú sữa mẹ có tiêm DMPA sẽ có chiều cao cân nặng, trí tuệ phát triển bình thường. Thích hợp với người cho con bú.
DMPA không gây ra rối loạn về mạch, huyết áp, không ảnh hưởng đến việc sản xuất steroid và miễn dịch, không gây phù, không làm phát triển u xơ tử cung nên có thể dùng cho người u xơ tử cung. DMPA có thể dùng cho người có bệnh van tim chưa có biến chứng song không dùng cho người bị bệnh tim nặng như: nhồi máu cơ tim, viêm tắc tĩnh mạch.
Cách thức sử dụng thuốc tiêm tránh thai
Tiêm thuốc tránh thai vào bắp thịt sâu (cơ Delta hoặc cơ mông); sau khi rút kim không xoa vùng tiêm để tránh thuốc lan tỏa sớm và nhanh.
- Tiêm mũi đầu tiên: Trong chu kỳ kinh nguyệt có thể tiêm bất cứ ngày nào nếu chắc chắn không có thai, trường hợp nghi ngờ cần phải dùng que thử thai và phải dùng bao cao su hoặc kiêng giao hợp trong hai ngày sau tiêm. Tốt nhất là tiêm trong vòng 7 ngày kể từ ngày có kinh đầu tiên.
Sau phá thai: Tiêm mũi đầu tiên ngay trong vòng 7 ngày sau phá thai.
Sau sinh: Nếu cho con bú, tiêm mũi đầu tiên sau sinh 6 tuần; nếu không cho con bú tiêm từ tuần thứ ba sau sinh.
Sau chuyển đổi từ biện pháp tránh thai khác: Tiêm mũi đầu tiên sau khi ngừng biện pháp tránh thai khác.
- Các mũi tiêm lần sau: Khoảng cách 3 tháng với DMPA, Contracep và Petogen hoặc 2 tháng với NET-EN, kể từ ngày tiêm mũi trước đó.
- Theo dõi sau khi tiêm tránh thai: Viêm nhiễm tại chỗ, đau, đỏ vùng tiêm hoặc bị áp xe. Các tác dụng phụ có thể gặp dùng tiêm tránh thai như: Ra máu thấm giọt hoặc kinh nguyệt không đều; vô kinh; ra máu hoặc quá nhiều (từ gấp đôi bình thường trở lên) hoặc kéo dài (từ 8 ngày trở lên); nhức đầu…Đến gặp cán bộ y tế khi có điều gì đó bất thường (ra máu âm đạo nhiều, nhức đầu kèm theo mờ mắt, xuất hiện bệnh lý nội khoa, nghi ngờ có thai).
Việc tiêm thuốc tránh thai cũng phải phù hợp với độ tuổi và cơ địa của từng người
Những trường hợp không nên sử dụng thuốc tiêm tránh thai
Tiêm tránh thai được sử dụng khi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản muốn dùng một biện pháp tránh thai tạm thời và có hồi phục. Phụ nữ đang có thai hoặc đang bị ung thư vú tuyệt đối không nên sử dụng biện pháp tiêm tránh thai. Một số trường hợp sau đây cũng nên cân nhắc kỹ trước khi thực hiện biện pháp tiêm tránh thai:
- Có nhiều nguy cơ bị bệnh mạch vành (như lớn tuổi, hút thuốc lá, tiểu đường và tăng huyết áp).
- Tăng huyết áp (HA tâm thu 160 mmHg hoặc HA tâm trương 100 mmHg) hoặc có bệnh lý mạch máu.
- Đang bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi hoặc đã từng hoặc đang bị tai biến mạch máu não hoặc thiếu máu cơ tim.
- Đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid (hoặc không làm xét nghiệm) hoặc có giảm tiểu cầu trầm trọng.
- Ra máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán nguyên nhân.
- Đã từng bị ung thư vú và không có biểu hiện tái phát trong vòng 5 năm trở lại.
- Tiểu đường có biến chứng (thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu) hoặc trên 20 năm.
- Xơ gan mất bù có suy giảm chức năng gan trầm trọng hoặc u gan (ngoại trừ trường hợp tăng sinh lành tính dạng nốt – benign focal nodular hyperplasia)
Video đang HOT
- Không tiếp tục sử dụng nếu khách hàng đau nửa đầu có kèm mờ mắt.
Đôi khi, có những trường hợp tiêm thuốc vẫn có thể mang thai
Nhược điểm của thuốc tiêm tránh thai
- Khi dùng DMPA chỉ chứa progestin thì lượng progestin sẽ cao hơn estrogen so với tỷ lệ lúc bình thường, nên niêm mạc tử cung không phát triển mạnh dày ra và bị bong, chảy máu như lúc hành kinh thông thường, gọi là hiện tượng mất kinh. Khoảng 60% người dùng bị hiện tượng này (nếu tính cả những người chỉ bị vài lần trong năm). Hiện tượng này không có hại gì cho sức khỏe hay sinh sản về sau, nên vẫn tiếp tục dùng DMPA. DMPA có hiệu quả tới 96,6% nên hiện tượng này thường không phải là dấu hiệu có thai, tuy nhiên để chắc chắn, cần kiểm tra. Nếu có thai (có thể có thai trước khi dùng DMPA mà không biết, hay do dùng DMPA mà không có hiệu quả, tuy rất hiếm) thì có thể giữ lại thai hay phá thai. Trong trường hợp muốn giữ thai thì ngừng dùng DMPA và theo dõi như thai bình thường vì DMPA dùng trước đó không có hại cho thai.
- Khi dùng DMPA cũng có thể bị rong kinh, rong huyết, băng kinh. Rong kinh là kinh kéo dài (7 – 8 ngày) lượng máu ra bằng hay nhiều hơn bình thường (50 – 80ml). Hiện tượng này thường chỉ xảy ra trong những mũi tiêm đầu DMPA sau đó hết dần, đi vào ổn định, nên vẫn cứ tiếp tục dùng DMPA.
Rong huyết là xuất huyết một ít giữa chu kỳ hành kinh. Hiện tượng này không nghiêm trọng và không cần điều trị, sẽ tự hết. Băng kinh là lượng máu nhiều hơn hành kinh bình thường, rất ít khi xảy ra.
- DMPA làm tăng cân nhanh chóng, thường tăng 5% trong vòng 6 tháng, tình trạng tăng cân vẫn tiếp tục kéo dài. Có tới 25% nữ tham gia khảo sát đã tăng tới 10kg sau 3 năm dùng DMPA.
Nếu khi dùng DMPA mà bị tăng cân nhanh chóng thì nên tham khảo ý kiến thầy thuốc và có thể chuyển sang dùng biện pháp TT khác.
- DMPA làm giảm độ kết dính của xương, viêm xương khớp, gây loãng xương nữ ở bất cứ độ tuổi nào, thường xảy ra nhanh và tồi tệ khi dùng kéo dài quá 2 năm, còn dùng trong phạm vi 2 năm thì không hay rất hiếm xảy ra. Vì thế không nên dùng DMPA quá 2 năm.
- DMPA còn làm cho người dùng thay đổi tâm trạng giống như khi có thai (khi buồn, khi giận, chán nản, mỏi mệt) nhưng chỉ trong thời gian ngắn, nếu kéo dài thì cần điều trị và sau khi điều trị một thời gian ngắn cũng hết.
- Ngoài ra nhức đầu, đau bụng dưới, cương vú, buồn nôn nhưng không nặng, có thể xử lý bằng các cách thông thường.
Nên hay không sử dụng thuốc tiêm tránh thai?
Thuốc tiêm tránh thai có hiệu quả cao nhưng không phải ai cũng thích hợp. Chính vì vậy, trước khi có ý định dùng thuốc tránh thai dạng tiêm, bạn nên hỏi ý kiến thầy thuốc để được tư vấn đầy đủ về lợi ích và tác dụng phụ có thể gặp của thuốc. Nếu thầy thuốc kết luận bạn có thể sử dụng được, bạn sẽ được tiêm vào vùng trên của cánh tay hay vào mông 3 tháng 1 lần. Mũi tiêm đầu tiên sẽ được tiêm trong 5 ngày đầu của thời gian hành kinh để có hiệu quả ngay tức khắc. Nếu không làm như vậy, bạn sẽ được tư vấn dùng phương pháp tránh thai hỗ trợ trong 2 tuần sau khi đã tiêm thuốc.
Theo Duocanbinh.vn
Khi sử dụng thuốc tiêm tránh thai Depo Provera
Bạn đang tìm phương pháp tránh thai an toàn và hiệu quả? Hãy thử áp dụng thuốc tiêm tránh thai Depo - Provera và đừng quên tham khảo một số điều cần lưu ý.
Để ngừa thai, phụ nữ có rất nhiều sự lựa chọn. Trong số đó, thuốc tiêm tránh thai (Depo - Provera) là sự lựa chọn phổ biến nhất bởi nó vừa thuận tiện vừa đơn giản. Thế nhưng, bạn đã thực sự hiểu về thuốc tiêm tránh thai Depo - Provera chưa? Nếu chưa, hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về phương pháp ngừa thai này nhé.
Thuốc tiêm tránh thai Depo - Provera
Depo - Provera là thuốc tổng hợp tương tự progesterone, một nội tiết tố bình thường được sản xuất bởi buồng trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Bác sĩ sẽ tiêm loại thuốc này vào tay hoặc mông bạn. Mỗi mũi tiêm có tác dụng tránh thai trong 12 - 14 tuần. Tuy nhiên, sau 3 tháng, bạn nên đi tiêm lại để đảm bảo hiệu quả ngừa thai.
Đa số phụ nữ đều có thể sử dụng phương pháp tránh thai này. Tuy nhiên, nếu bạn có những vấn đề sau thì không nên tiêm:
Ung thư vúBệnh ganThuyên tắc mạchRa máu âm đạo bất thường chưa chẩn đoán được nguyên nhân.
Những phụ nữ bị loãng xương cũng nên cân nhắc khi sử dụng phương pháp này vì nó làm giảm mật độ xương. Đối với tuổi teen, phương pháp này cũng không phù hợp.
Thuốc tiêm tránh thai Depo - Provera hoạt động như thế nào?
Depo - Provera tác động lên buồng trứng của phụ nữ giống như hormone progesterone. Nó hoạt động như sau:
Ngăn ngừa rụng trứng, tức là ngăn trứng trưởng thành rụng khỏi buồng trứng.Ức chế chất nhầy cổ tử cung, khiến tinh trùng không thể thâm nhập được để lên buồng trứng.Niêm mạc tử cung teo đi khiến trứng khó có khả năng làm tổ.Sử dụng thuốc tiêm tránh thai như thế nào?
Depo - Provera là một loại thuốc tránh thai theo toa, được tiêm sau mỗi 12 - 14 tuần. Bác sĩ sẽ tiêm ở cánh tay hoặc mông trong vòng 5 ngày sau khi hết kinh.
Thuốc tiêm tránh thai có hiệu quả?
Nếu sử dụng thuốc đúng cách và đều đặn thì tỷ lệ tránh thai thất bại là 1%, nghĩa là 100 người thì chỉ có 1 người thất bại. Thực tế, trong 1.000 người chỉ 3 người có thai khi tiêm thuốc tránh thai. Tuy nhiên, loại thuốc này có những nguy cơ tiềm ẩn như sinh non nếu bạn không biết mình có thai và tiếp tục tiêm thuốc.
Do đó, khi áp dụng phương pháp ngừa thai này, bạn cần lưu ý đến các dấu hiệu mang thai. Nếu nghi ngờ có thai, bạn phải ngưng không tiêm thuốc nữa. Không có cách tránh thai nào có thể ngừa thai 100%, phương pháp tiêm thuốc này cũng vậy.
Tác dụng phụ của thuốc tiêm ngừa thai
Depo - Provera là thuốc tránh thai có hiệu quả cao, nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Mụn trứng cáNhức đầuLo lắngChóng mặt và buồn nônMệt mỏiTrầm cảmTăng cânChu kỳ kinh nguyệt bị thay đổiGiảm mật độ xươngMềm vúRa máu đột ngột hoặc xuất hiện đốm máu giữa chu kỳ kinhCảm giác thèm ăn thay đổiTóc phát triển quá nhanh hoặc rụng tóc.
Trong tất cả điều trên, chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi là phổ biến nhất. Kinh nguyệt có thể ra không đều hoặc hoàn toàn không thấy kinh. Sự cố này không gây hại và kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường sau khi ngừng thuốc. Một tác dụng phụ phổ biến khác là tăng cân. Năm đầu tiên tiêm thuốc tránh thai, bạn sẽ tăng khoảng 2,5kg.
Nếu đang cho con bú thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm. Hơn nữa, sử dụng thuốc tiêm tránh thai Depo - Provera trong thời gian dài (hơn 2 năm) có thể làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương. Nếu bạn uống rượu hoặc hút thuốc thì nguy cơ bị loãng xương sẽ gia tăng hơn nữa.
Khi nào nên đến bác sĩ khám?
Bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu có các triệu chứng sau:
Đau bụng dữ dộiChảy máu âm đạo nặng hoặc kéo dàiVàng mắt hoặc daXuất hiện khối u ở ngựcTrầm cảm nặng.
Khi tiêm thuốc tránh thai, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang mắc các bệnh sau:
Tiểu đườngCó nguy cơ mắc bệnh timHuyết áp caoCó tiền sử bị bệnh ganCó tiền sử bị nghẽn mạch máuTrầm cảm.Nếu quên tiêm thuốc tránh thai sau 3 tháng chuyện gì sẽ xảy ra?
Để đảm bảo hiệu quả, việc tiêm thuốc tránh thai Depo - Provera phải được thực hiện sau mỗi 12 - 14 tuần. Do đó, bạn hãy nhớ lên lịch hẹn với bác sĩ. Nếu bạn trễ 5 ngày, hiệu quả tránh thai sẽ không còn đảm bảo. Vì vậy, bạn sẽ phải sử dụng một phương pháp tránh thai khác. Trước khi tiêm, bạn cũng nên kiểm tra xem mình có các dấu hiệu mang thai không nhé.
Làm thế nào để mang thai sau khi ngừng tiêm thuốc?
Nếu muốn mang thai, bạn nên ngừng sử dụng thuốc tiêm. Tuy nhiên, một điều quan trọng mà bạn cần biết là thuốc tiêm tránh thai Depo - Provera có thể tồn tại trong cơ thể bạn đến 2 năm.
Có rất nhiều phụ nữ có thể thụ thai trong vòng 3 - 4 tháng sau khi ngừng tiêm. Một số khác lại phải mất đến 2 năm mới có thể thụ thai. Số lần bạn tiêm càng nhiều thì cơ thể bạn càng mất nhiều thời gian để trở lại bình thường.
Hormone được tiêm cần thời gian để đào thải ra khỏi cơ thể và chu kỳ kinh nguyệt phải trở lại bình thường thì bạn mới có thể có thai. Thuốc tiêm tránh thai ngăn ngừa rụng trứng, nghĩa là bạn vẫn không thể mang thai cho đến khi thuốc tránh thai ngừng hoạt động. Tuy tỷ lệ mang thai là rất thấp nhưng bạn vẫn có nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
Các dấu hiệu mang thai khi đang sử thuốc tiêm tránh thai
Chỉ có 1% cơ hội thụ thai khi bạn sử dụng thuốc tránh thai Depo - Provera. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng mang thai như:
1. Chậm kinh
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của thai kỳ. Đối với một số phụ nữ, chậm kinh là dấu hiệu đầu tiên cho thấy họ đã mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc tiêm tránh thai Depo - Provera thì việc chậm kinh diễn ra thường xuyên. Do đó, bạn sẽ khó nhận biết thông qua dấu hiệu này.
2. Mệt mỏi
Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi hoặc mệt mỏi hơn bình thường sau khi thụ thai 1 tuần. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi trong giai đoạn này. Nồng độ progesterone tăng khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Các triệu chứng thông thường khác của thai kỳ như thiếu máu và trầm cảm cũng làm tăng mệt mỏi. Hơn nữa, cơ thể bạn đang làm việc cho 2 người, do đó mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi.
3. Buồn nôn
Buồn nôn thường xuất hiện từ 2 - 8 tuần sau khi thụ thai và thường xảy ra bất cứ khi nào trong ngày. Buồn nôn thường có liên quan đến hormone estrogen. Sau 3 tháng, triệu chứng này sẽ giảm. Tuy nhiên, cũng có một số người sẽ bị buồn nôn suốt thai kỳ. Bạn có thể giảm triệu chứng này bằng cách chia nhỏ các bữa ăn hoặc nhờ bác sĩ kê cho bạn thuốc chống buồn nôn.
4. Vú căng cứng, hơi đau tức hoặc ngứa
Một số phụ nữ cảm thấy vú bị căng cứng, đau tức sau khi thụ thai 1 tuần. Điều này là do tuyến sữa và nồng độ estrogen phát triển nhanh. Để giảm cảm giác khó chịu, bạn hãy chọn một chiếc ác ngực thoải mái nhé.
5. Nhức đầu
Khi mang thai, lượng hormone trong cơ thể tăng đột ngột, gây nhức đầu thường xuyên hơn bình thường. Nếu thấy đau đầu, bạn nên hỏi bác sĩ xem loại thuốc giảm đau nào an toàn với thai kỳ.
6. Đi tiểu thường xuyên
Bạn sẽ thấy mình ghé thăm nhà vệ sinh thường xuyên hơn bình thường sau 6 - 8 tuần thụ thai. Điều này là do cơ thể tăng sản xuất hormone và những thay đổi khác ở bụng do tử cung phát triển.
7. Cảm giác thèm ăn
Một số phụ nữ thường thèm một vài món ăn nhất định khi mang thai. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung đủ vitamin trước khi mang thai sẽ giúp giảm cảm giác thèm ăn. Nếu bạn thèm những món ăn không tốt cho cơ thể, hãy tìm một giải pháp để thay thế. Ví dụ, nếu bạn thích khoai tây chiên, hãy chọn một món ăn khác cũng được làm từ khoai tây. Bằng cách này, bạn sẽ giải tỏa được cảm giác thèm ăn, đồng thời có thể ăn những món bổ dưỡng.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc tiêm tránh thai Depo - Provera và có 7 triệu chứng này, hãy mua que thử thai về thử và đến gặp bác sĩ để kiểm tra và nhờ tư vấn.
Ưu và nhược điểm của việc tiêm thuốc ngừa thai
1. Ưu điểm
Có hiệu quả cao khi sử dụng đúng cách, nghĩa là tiêm đều đặn 3 tháng/lần.Không cần phải nhớ uống thuốc ngừa thai mỗi ngày.Chi phí thấp hơn so với việc dùng thuốc ngừa thai.Không ảnh hưởng nhiều đến việc quan hệ tình dục.Bạn có thể xuất hiện đốm máu giữa thai kỳ hoặc không có kinh trong 1 năm sau khi tiêm.Ngăn ngừa u xơ tử cung, bảo vệ bạn khỏi ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng.Không chứa estrogen, hormone có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
2. Nhược điểm
Không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.Nếu bạn muốn mang thai, phải dừng tiêm thuốc trước đó vài tháng.Trì hoãn khả năng sinh sản sau khi ngừng tiêm.Phải đi đến bác sĩ khám và kê toa.Chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi: ra kinh nhiều hoặc kéo dài.Những điều cần lưu ý
Bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ để hiểu rõ ưu và nhược điểm của việc tiêm thuốc tránh thai Depo - Provera. Khi đã tiêm thuốc, có khả năng bạn sẽ gặp phải tác dụng phụ và kéo dài khoảng 3 tháng.Bạn cũng nên hỏi bác sĩ về vấn đề trì hoãn khả năng thụ thai sau khi ngừng sử dụng thuốc.Phương pháp ngừa thai này thường làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Nó có thể khiến bạn ra kinh nhiều hoặc kéo dài, chảy máu bất thường hoặc mất kinh. Nếu bạn bị chảy máu nặng hoặc kéo dài, bạn nên nói với bác sĩ.Bạn cũng sẽ có khuynh hướng tăng cân khi tiêm thuốc tránh thai. Trung bình, bạn sẽ tăng từ 2,5 - 3,5kg.
Hãy hỏi bác sĩ để biết thêm thông tin về vấn đề tăng cân, đặc biệt bạn là người rất chú ý đến vóc dáng của mình.Tiêm thuốc tránh thai làm giảm nồng độ estrogen. Theo thời gian, điều này sẽ làm giảm mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương. Do đó, đặc biệt quan trọng đối với thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ vì xương của họ có thể chưa phát triển đầy đủ.Điều quan trọng là bạn phải biết rằng thuốc này có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích mà việc tiêm thuốc tránh thai mang lại.Do tiêm thuốc tránh thai không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên bạn vẫn cần sử dụng bao cao su.Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau:
1. Đau đầu nghiêm trọng hoặc chứng đau nửa đầu
2. Đau bụng nghiêm trọng
3. Đau chân
4. Các vấn đề về thị giác
5. Đau khi hít thở hoặc ho
6. Ngứa toàn thân, huyết áp tăng, vàng mắt hoặc da (vàng da).
7. Triệu chứng của thai kỳ.Tiêm thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm như xét nghiệm chức năng tuyến giáp hoặc gan. Nếu bạn thực hiện xét nghiệm máu, hãy nói với bác sĩ bạn đang sử dụng thuốc tiêm tránh thai.Khi nào không nên tiêm Depo - Provera?
Biết hoặc nghi ngờ mình đang mang thaiMuốn mang thai trong năm tiếp theoBị ung thư vúChảy máu âm đạo bất thường mà không xác định được nguyên nhânMắc các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, đột quỵ...Bị rối loạn máu di truyềnBị ung thư gan, xơ gan hoặc bất kỳ bệnh gan nào khác.Mang thai và cho con bú
Một số loại thuốc có thể an toàn, mang lại lợi ích cho người mẹ và không gây nguy hiểm cho thai nhi nhưng cũng một số loại thuốc cần tránh khi bạn mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai hoặc dự định có thai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.
Thuốc tiêm ngừa thai không được dùng cho phụ nữ mang thai. Bác sĩ sẽ cho bạn thử thai trước khi tiêm mũi đầu tiên. Bạn cũng cần phải làm một bài kiểm tra nếu tiêm trễ 5 ngày.Hầu hết phụ nữ đều bắt đầu rụng trứng từ 5 - 6 tháng sau khi ngừng tiêm nhưng bạn vẫn có thể không mang thai đến 12 - 15 tháng, thậm chí lâu hơn.Thuốc tiêm ngừa thai Depo - Provera đi vào sữa mẹ rất ít.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng thuốc này sẽ có tác dụng phụ đối với trẻ sơ sinh hoặc có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của bé ở tuổi dậy thì. Tiêm ngừa thai được xem là an toàn đối với những phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu đang cho con bú, bạn hãy chờ con được 6 tháng tuổi rồi mới nên bắt đầu tiêm.Trước khi tiến hành tiêm thuốc ngừa thai, hãy nhớ nói cho bác sĩ biết về những loại thuốc, kể cả thuốc kê đơn hay các loại thảo mộc mà bạn đã sử dụng gần đây. Bên cạnh đó, trước khi uống bất cứ loại thuốc nào trong quá trình sử dụng thuốc tiêm ngừa thai, bạn nên thông báo với bác sĩ để xem 2 loại thuốc kết hợp với nhau thì có an toàn không.
Thuốc tiêm ngừa thai là một biện pháp tránh thai rất hiệu quả. Thế nhưng, điều quan trọng là bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định sử dụng phương pháp này. Nếu bạn có ý định mang thai trong tương lai gần, hãy lựa chọn phương pháp ngừa thai khác. Đừng quá lo, bởi ngoài cách ngừa thai này thì bạn vẫn còn rất nhiều sự lựa chọn khác.
Theo Hellobacsi.
Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai dạng tiêm mà các chị em đều phải biết Thuốc tránh thai dạng tiêm là một loại thuốc tránh thai được nhiều chị em lựa chọn để sử dụng. Tuy nhiên, có một vài tin đồn loại thuốc tránh thai này có một vài tác dụng phụ như gây rối loạn kinh nguyệt, hoặc gây mất kinh. Vậy loại thuốc tránh thai này có thực sự nguy hiểm như vậy? Chào bác...