Thuốc tễ, lá sen khô từng khiến nhiều bệnh nhân tiểu đường nhập viện nguy kịch
Ths. BS Tạ Xuân Trường, Phó trưởng khoa Nội tổng hợp (BV Đa khoa Nông nghiệp) cho biết, người bệnh tiểu đường thường xuyên nghe “mách” về những phương pháp đồn thổi vô căn cứ. Nhiều bệnh nhân từng bỏ thuốc điều trị, uống thuốc tễ xanh đỏ, uống nước lá sen khô… và phải nhập viện trong tình trạng đường huyết cao vọt, thậm chí hôn mê.
Tại buổi sinh hoạt tròn 1 năm CLB Bệnh nhân Tăng huyết áp, Đái tháo đường BV Đa khoa Nông nghiệp, BS Trường chia sẻ những sai lầm mà bệnh nhân tiểu đường thường mắc phải.
“Trong gần 7000 bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp bệnh viện đang quản lý ngoại trú, thì có tới 2/3 bệnh nhân mắc cùng lúc hai bệnh này. Vì thế, điều trị quan trọng nhất là kiểm soát soát đường máu, mỡ máu, huyết áp cao, kiểm soát biến chứng tiểu đường.
Nhưng nhiều người lại sợ thuốc nên cứ nghe mách bảo dùng loại thuốc nam, thuốc tễ, thực phẩm gì tốt cho bệnh nhân tiểu đường là tin tưởng dùng, bỏ thuốc điều trị rất nguy hiểm”, BS Trường nói.
Sai lầm bệnh nhân hay mắc phải nhất, đó là dùng các loại thuốc tễ xanh đỏ (thực tế nhiều loại do các cơ sở mua thuốc tây tán ra rồi đóng viên bán cho bệnh nhân), rồi ngày ngày uống nước lá sen khô để hạ đường máu nhưng bỏ thuốc rất nguy hiểm.
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân tiểu đường sợ cơm, coi cơm như nguyên nhân gia tăng đường huyết khiến họ không dám ăn, chỉ ăn nhiều đạm và rau xanh với mong muốn giảm đường huyết. Trong khi đó, việc ăn nhiều đạm, cắt bỏ cơm khiến dinh dưỡng không cân đối, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên, từ khi tham gia CLB bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường, việc sinh hoạt định kỳ hàng tháng, các bệnh nhân không chỉ được chia sẻ kiến thức từ bác sĩ, mà còn được chính người bệnh chia sẻ thông tin với nhau nên đã giảm được tình trạng này.
Video đang HOT
Sau lần suýt chết vì huyết áp tăng vọt do bỏ thuốc, ông Quỹ đã “chấn chỉnh”, điều trị đúng chỉ định, dinh dưỡng hợp lý và tập luyện đều đặn. Ảnh: H.Hải
Ông Trần Văn Quỹ đã mắc tiểu đường 10 năm nay chia sẻ câu chuyện ông suýt chết khi mới được chẩn đoán tiểu đường, tăng huyết áp.
“Đi khám, bác sĩ giải thích, kê đơn, tôi cứ lặng lẽ ra điều tuân thủ. Nhưng khi về nhà vừa uống thuốc vừa nghe ngóng. Nghe ai giới thiệu bất cứ bài thuốc gì, phương pháp gì để hạ đường huyết, giảm huyết áp là tôi nghe theo.
Và hậu quả sau khi bỏ thuốc vài ngày, tôi thấy đầu óc quay cuồng, đi không nổi. Con cái đã vội mời bác sĩ đến nhà đo huyết áp lên đến 210, bác sĩ đã nhỏ thuốc hạ huyết áp vào miệng cấp cứu, huyết áp hạ rồi mới đến viện. Đó là một sai lầm không bao giờ tôi quên và luôn chia sẻ lại với các bệnh nhân trong câu lạc bộ để mọi người đảm bảo việc điều trị”, ông Quỹ nói.
Theo ông Quỹ, với bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, phương pháp điều trị như một cái kiềng 3 chân, với uống thuốc đúng chỉ định, dinh dưỡng khoa học và luyện tập thể dục mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ tai biến, biến chứng.
Theo PGS.TS Hà Hữu Tùng, Giám đốc BV Đa khoa Nông nghiệp, trước đây, bệnh nhân huyết áp lên đến 200, đường huyết lên 17 – 20 nhập viện rất phổ biến. Rồi có những bệnh nhân suy thận độ 3 khi vào viện phải chạy thận rồi mới biết mình mắc bệnh.
Thời gian gần đây, nhận thức người dân đã tăng lên, bệnh viện không còn tiếp nhận quá nhiều các ca bệnh tăng huyết áp, tiểu đường với biến chứng nguy hiểm.
Hiện hơn 25% số người trưởng thành ở Việt Nam bị tăng huyết áp và tỷ lệ này đối với bệnh đái tháo đường là 5,5%.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Cứ tưởng ăn rau nhiều sẽ tốt nhưng bỏ qua điều này lại phí lượng vitamin cực lớn
Khi luộc rau, các vitamin còn lại sẽ tan trong nước canh. Nếu ăn rau luộc không uống nươc canh la đa bo qua cac vitamin.
Cách sơ chế, bảo quản rau và để rau lưu cữ trong một thời gian quá 24 giờ khiến cho chúng ta ăn rau chỉ còn chất xơ mà không có dinh dưỡng.
Ăn rau ma không uống nước canh la sai lâm
Theo khuyến cáo của chuyên gia, rau sau khi cắt, hái nên chế biến và ăn luôn để giữ lại được các dưỡng chất trong rau. Thời gian để rau càng lâu vì các vitamin sẽ bị hao hụt.
Hiện nay, nguồn cung ứng rau ra thị trường cho người tiêu dùng phụ thuộc hoàn toàn vào người bán vì vậy thời gian rau đến tay người tiêu dùng càng ngắn thì sẽ giữ lại được chất dinh dưỡng tốt nhất. Nếu thời gian rau tới người tiêu dùng càng lâu thì các chất dinh dưỡng sẽ mất đi.
Rau để càng lâu thì giá trị dinh dưỡng sẽ không còn nhiều, ảnh minh họa.
TS. Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam cho biết: "Người nông dân cắt rau từ 3 giờ sáng thậm chí là cắt từ chiều hôm trước, sau đó vận chuyển tới nơi bày bán ở ngoài chợ rôi đên tay ngươi tiêu dung thi hàm lượng vitamin và các vitamin tan trong nước sẽ mất rất nhiều. Khi luộc rau, các vitamin còn lại sẽ tan trong nước canh. Nếu ăn rau luộc không uống nươc canh la đa bo qua cac vitamin, chi tiêp nhân đươc cac chât xơ".
Rau du đươc bao quan tôt tới đâu, sau khi cắt cũng chỉ nên ăn trong ngày, không nên để rau lưu cữu bảo quản trong tủ lạnh tới ngày thứ 3. Một nghiên cứu cho thây, ham lượng vitamin C từ thời điểm cắt rau sau 6 tiếng vitamin C sẽ mất không còn so với lúc ban đầu.
Rửa rau không đúng cách khiên mât vitamin
TS.Từ Ngữ khuyến cáo ngay cả khi rau tươi nếu rửa không đúng cách sẽ làm cho các vitamin bị hoà tan trong nước.
"Lưu ý khi rửa rau không vò nat, nhặt các lá vàng sau đó rửa cẩn thận với nước tránh để rau dập nát. Ví dụ với rau cải nên cắt rễ, rửa từng tàu lá để khô sau đó mới cắt khúc. Việc cắt khúc rau trước khi rửa sẽ làm cho các chất dinh dưỡng hòa tan vào trong nước. Nguyên tắc rửa đúng la rửa rau nguyên cây sau đó mới sơ chế để giữ lại dinh dưỡng", TS. Từ Ngữ nói.
Theo TS. Từ Ngữ, người Việt Nam hiện nay còn mắc phải sai lầm rất nguy hiểm là ăn quá ít rau. Ăn thiếu rau sẽ kéo theo hàng loạt các bệnh chuyển hóa phát sinh (béo phì, mỡ máu...). Ăn ít rau cũng làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa.
Cung theo chuyên gia nay, rau sống sẽ có nhiều vitamin hơn so với ăn rau luộc (không bị mất đi khi nấu chín). Rau sông chưa nhiêu dinh dương nhưng khi ăn phai đê phong vân đê nhiêm khuân, nhiêm trung giun san. Cho nên, tôt nhât la không nên ăn rau sông.
Cách ăn rau khôn ngoan và tốt cho sức khỏe la ăn xen kẽ, đa dạng các loại rau để tận dụng được dinh dưỡng, cần phải tập ăn rau nhiều, hạn chế sản phẩm chế biến công nghiệp.
Theo Trí Thức Trẻ
Bác sĩ già kết hợp thuốc nam với y học hiện đại chữa bệnh Bác sĩ Đặng Cát (Hà Nội) dùng thuốc Tây kết hợp thảo dược sắc thành thuốc nam để điều trị chứng u bướu. Trong căn phòng nhỏ chưa đầy 20 m2 ngõ 416 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, bác sĩ Cát khám cho bệnh nhân. Ông kỹ thuật Tây y kết hợp với các bài thuốc Nam chữa trị. Bác sĩ...