Thuốc “ta” phòng chống virus
Việc bào chế các dạng thuốc chiết xuất từ dược liệu đang là hướng đi mới cho ngành công nghiệp bào chế dược phẩm, giúp người dân có thể phòng chống các bệnh do virus gây ra, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục lây lan và diễn biến khó lường trên toàn thế giới như hiện nay.
Bệnh do virus gây ra đang là mối lo ngại của toàn nhân loại. Việc tìm kiếm các loại thuốc kháng virus vẫn còn nhiều thách thức, nhất là khi đại dịch COVID-19 đang hoành hành gây ra thiệt hại to lớn về nhân mạng và kinh tế thế giới. Thuốc “tây” chống virus phần lớn có những ADR (phản ứng có hại) nếu sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, việc các chủng virus biến thể cũng gây rất nhiều khó khăn trong cuộc chiến của con người với các chủng virus nguy hiểm.
Một trong những hướng đi của công nghiệp bào chế thuốc là sử dụng những hoạt chất chiết xuất từ dược liệu để phòng chống virus nói chung và dịch COVID-19 nói riêng. Trong số đó, các hoạt chất có tác dụng hỗ trợ, phòng tránh virus, tăng cường đề kháng lại đến từ những dược liệu rất quen thuộc với người Việt như tỏi, gừng và nghệ.
Đa dạng cách chế biến từ củ gừng
Gingerol là hợp chất hoạt tính sinh học chính trong gừng, chịu trách nhiệm cho các dược tính của nó. Nó có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh. Từ xa xưa trong Đông y, gừng đã được sử dụng để giúp tiêu hóa, giảm buồn nôn, chống lại bệnh cúm, cảm lạnh và một số loại bệnh khác. Theo y học cổ truyền, gừng là loài thảo dược có tính ấm, rất hiệu quả trong việc tiêu đờm, giải độc.
Theo y học hiện đại, gừng có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tật, phòng ngừa xơ vữa mạch máu ở người cao tuổi, tăng cường đề kháng rất hữu hiệu. Có nhiều cách chế biến gừng như: ngâm gừng với mật ong, pha gừng với chanh làm trà, đun gừng với muối trong nước sôi, nấu gừng chung với thịt gà… Mứt gừng cũng rất tốt nếu bạn không phải kiêng đường.
Dầu gừng (Ginger Essential Oil) được chiết xuất bằng công nghệ cao nghiền, trộn với nước và tinh dầu cùng với hơi nước được giải phóng khỏi gừng. Dầu gừng chứa vitamin và vi lượng, được sử dụng trong mỹ phẩm và trong y học thay thế ở nhiều dạng bào chế như bột gừng, viên nang và dầu.
Những hoạt chất quan trọng chiết ra từ tỏi
Một trong những nguyên liệu có sẵn đang được dùng làm thuốc là tỏi. Từ lâu, người dân đã biết dùng tỏi để phòng ngừa và chữa trị cảm cúm. Thường xuyên ăn tỏi sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa rất tốt cảm cúm và những loại bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.
Tác dụng này có được là do trong tỏi có chứa hợp chất sulfur – đây là hợp chất rất tốt trong việc kháng khuẩn và tiêu viêm. Ăn tỏi sống mỗi ngày không chỉ phòng ngừa nguy cơ bị cảm cúm mà còn có thể giúp người bệnh rút ngắn thời gian bị cúm, đồng thời hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Các thuốc bào chế từ nguyên liệu tỏi có nhiều tác dụng tốt, trong đó có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gây ra do virus.
Tỏi có chứa protein, carbohydrates, calo và một số dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, sắt, magie, canxi, kali, mangan, photpho… Bên cạnh đó, hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides được cho là thành phần công hiệu chính của tỏi. Loại thực phẩm này cũng có hàm lượng cao germanium và selen, trong đó lượng germanium trong tỏi được ước tính cao hơn so với nhân sâm hay trà xanh.
Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi. Nhưng bạn cần biết rằng, trong củ tỏi sống allicin chưa tồn tại. Tiền thân của allicin là alliin. Phải đến khi nghiền nát hoặc đập dập củ tỏi, kích thích enzym alinase hoạt động thì allicin có trong tỏi sống mới biến thành allicin và có hoạt tính kháng sinh rất tốt. Một kilogam tỏi có thể cho ra từ 1-2g allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất. Càng để lâu, càng mất hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này. Nếu đun qua lò vi sóng sẽ phá hủy hoàn toàn chất allicin.
Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương như Saphylococcus, Streptococcus, Samonella, V.cholerae, B.dysenteriae, Mycobacterium tuberculosis.
Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin. Tuy nhiên, sulfide không hư hại nhanh như allicin và vẫn giữ được dược tính khi nấu. Giống như allicin, càng giã nhỏ càng sinh ra nhiều sulfide, nếu nấu nguyên củ tỏi sẽ không có hiệu lực.
Video đang HOT
Hiện nay, những dạng bào chế hay gặp nhất có hoạt chất chiết ra từ tỏi là dạng dung dịch tinh dầu đóng lọ và viên nang mềm. Hai dạng này đều có các hoạt chất chứa trong tinh dầu tỏi. Tinh dầu tỏi được chiết xuất từ tỏi bằng phương pháp chưng cất hơi nước hoặc ngâm tỏi trong một loại dầu nền thích hợp.
Tinh dầu tỏi có thể dùng trong ẩm thực và cũng được ứng dụng rộng rãi trong thực hành y học tự nhiên. Dạng thuốc tinh dầu này có ưu điểm là giá thành rẻ và tiện lợi khi dùng để bôi. Tuy nhiên, do ở dạng thuốc bôi, xông nên cũng khó kiểm soát được liều lượng khi dùng, không an toàn khi nhà có trẻ con vì ở dạng lỏng có thể rơi vỡ, đổ… Mặt khác nó khá nặng mùi tỏi, khó uống.
Hiện nay trên thị trường có dạng viên nang mềm tinh dầu tỏi được bào chế với công nghệ sản xuất tiên tiến. Đây là dạng thuốc dễ dàng sử dụng cho tất cả mọi người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ và những người không thích mùi đặc trưng của tỏi.
Giá trị của Curcumin từ củ nghệ
Curcumin là chất bổ cho dạ dày, ruột, gan, mật, lọc máu, làm sạch máu, điều trị vết thương, chống viêm khớp, dị ứng, nấm… Cũng như tỏi và gừng, nghệ là loại gia vị rất quen thuộc với người Việt và xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm chức năng nhờ những tác dụng tuyệt vời của mình.
Nghệ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm,… Đối với phụ nữ, nghệ còn được sử dụng để làm đẹp, liền sẹo, trị mụn nhờ tính chất kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa.
Hoạt chất curcumin trong củ nghệ có khả năng tăng cường miễn dịch chống lại vi khuẩn, chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư. Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bào chế từ nguyên liệu là củ nghệ và hoạt chất curcumin ở dạng nano, co kich thươc siêu nho, có thể hấp thu trực tiếp vào máu và tế bào nhanh chóng, hiệu quả gấp 40 lần so với curcumin thông thường.
4 loại thực phẩm tự nhiên giúp làm loãng máu, ngăn ngừa cục máu đông gây đột quỵ
Gừng, tỏi, nghệ là những loại gia vị có chứa những chất giúp làm loãng máu và ngăn ngừa cục máu đông, giúp lưu thông tĩnh mạch và động mạch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
1. Sự hình thành của cục máu đông trong cơ thể
Cục máu đông hay còn gọi là huyết khối, là quá trình tập trung máu đến các mạch máu bị rách và làm ngừng chảy máu. Khi một người bị chảy máu, quá trình tạo máu đông sẽ khởi động, tương tự như hiện tượng bạn bị đứt tay, sau đó máu đông lại.
Quá trình hình thành cục máu đông diễn ra như sau: Các tiểu cầu được triệu tập đến vùng tổn thương để tạo ra nút bao quanh vết thương. Tiếp theo, chúng được kết dính với nhau nhờ các sợi fibrin.
Tiếp đến, các tiểu cầu đến trước sẽ tạo ra một chất hóa học để thu hút các tiểu cầu khác, và cuối cùng tạo thành một cục máu đông nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng chảy máu.
Việc có các cục máu đông hình thành trong cơ thể rất nguy hiểm, tùy vào từng vị trí cục máu đông hình thành mà biểu hiện của người bệnh cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như nếu cục máu đông hình thành ở não, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy đau đầu, hoa mắt, chóng mặt; hay cục máu đông hình thành ở dạ dày sẽ gặp tình trạng nôn ra máu, đau bụng dữ dội, chán ăn, mệt mỏi.
Bạn cũng không nên bỏ qua những thống kê liên quan tới Nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra ở nhóm người này.
Cục máu đông là nguyên nhân gây ra các cơn đột quỵ não và suy tim ở một số bệnh nhân, tỷ lệ này tương đối cao ở nhóm người trung niên đến cao tuổi.
Thông thường, việc ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông sẽ phụ thuộc và lối sống, cách ăn uống. Tuy nhiên đối với những người đã có yếu tố nguy cơ, cần sử dụng thuốc hoặc các phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ.
Thông thường, việc ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông sẽ phụ thuộc và lối sống, cách ăn uống (Ảnh: Internet)
2. Các thực phẩm tự nhiên giúp ngăn ngừa cục máu đông, làm loãng máu
Để giúp làm loãng máu, ngăn ngừa cục máu đông, các chuyên gia đã nghiên cứu và nhận thấy trong tự nhiên có rất nhiều loại thực phẩm có chứa các hoạt chất này. Chúng tập trung ở các loại gia vị trong bữa cơm hàng ngày như gừng, nghệ, tỏi, quế...
Do vậy, ngay cả khi bạn không thuộc diện nguy cơ cao cũng cần chú ý đến việc ngăn ngừa cục máu đông hình thành trong cơ thể.
- Gừng
Trong tự nhiên, gừng là một loại thảo dược có nhiều công dụng quý, đặc biệt nổi trội trong việc ngăn ngừa cục máu đông và giảm nguy cơ đột quỵ. Gừng còn thúc đẩy tuần hoàn máu khỏe mạnh, được sử dụng như một chất làm giảm cholesterol, thuốc chống huyết khối và chống viêm (nghiên cứu vào năm 2002).
Theo Đông Y, gừng có tính ấm nhưng việc ăn gừng đúng cách cũng cần phải lưu ý. Chẳng hạn như việc "Ăn gừng vào buổi tối độc ngang thạch tín"!
- Củ nghệ
Ngoài gừng thì củ nghệ cũng là một loại thảo dược chống viêm tự nhiên, giúp ngăn ngừa cục máu đông và làm loãng máu. Công dụng này chủ yếu do hàm lượng curcumin có trong nghệ, chúng giúp ngăn ngừa tiểu cầu kết lại với nhau, từ đó làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và suy tim, đột quỵ.
Củ nghệ cũng là một loại thảo dược chống viêm tự nhiên, giúp ngăn ngừa cục máu đông và làm loãng máu (Ảnh: Internet)
- Tỏi
Tỏi không chỉ được biết đến với công dụng chống cảm cúm mà nó còn là một loại thực phẩm giúp hạn chế sự hình thành của huyết khối, tốt cho sức khỏe tim mạch. Trong tỏi có chứa các hợp chất lưu huỳnh như adenosine, allicin và parafinic polysulfides có công dụng trong việc làm loãng máu.
Tỏi cũng có thể giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu và chất béo trung tính, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và suy tim.
Tỏi cũng có thể làm giảm lượng cholesterol trong máu và chất béo trung tính, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và suy tim (Ảnh: Internet)
- Quế
Quế có tính cay, nóng, chứa coumarin được biết đến như một chất chống đông mạnh, quế trong đông y còn được sử dụng như một loại thuốc làm giảm huyết áp, chống viêm và giảm nguy cơ đột quỵ.
Ngoài các gia vị kể trên thì Vitamin E cũng có nhiều lợi ích đối với tuần hoàn não, giúp ngăn ngừa cục máu đông, giảm sự kết tập tiểu cầu bằng cách cải thiện độ nhạy với prostaglandin E1, một acid béo ức chế tiểu cầu.
3. Kiểm soát nguy cơ hình thành cục máu đông
Không phải ai cũng có thể kiểm soát được nguy cơ hình thành cục máu đông, cụ thể:
Những nguy cơ có thể kiểm soát được bao gồm
- Người bị tăng huyết áp có thể kiểm soát nguy cơ hình thành cục máu đông bằng cách dùng thuốc để hạ huyết áp. Hạ huyết áp có thể làm giảm nguy cơ huyết khối lên đến 6 lần.
- Hút thuốc lá: Người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ, tắc mạch máu lên gấp 2 lần. HÚt thuốc làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim làm việc nhiều hơn và huyết áp đẩy lên cao hơn. Nếu dừng thuốc từ 2-5 năm, nguy cơ đột quỵ sẽ giảm xuống ngang với người chưa bao giờ hút thuốc.
- Cholesterol cao và thừa cân: Mức cholesterol Những nguy cơ không thể kiểm soát
Tuy nhiên, đến một độ tuổi nào đó bạn sẽ phải đối diện với sự hình thành của huyết khối. Khoa học đã chỉ ra rằng, bước sang tuổi 55, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng gấp đôi.
Về mặt giới tính, nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn một chút so với nữ; bạn cũng sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nếu trong gia đình có người từng bị đột quỵ. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, nếu không kiểm soát tốt đường huyết, các cục máu đông sẽ hình thành và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.
Ngoài ra, người bệnh tim mạch hay rung nhĩ cũng rất khó để lùi xa nguy cơ đột quỵ do tỷ lệ hình thành cục máu đông của những nhóm này cao hơn người bình thường gấp nhiều lần.
10 biện pháp đơn giản để giảm những cơn ho Mùa đông thường kéo theo nhiều mối lo về sức khỏe, trong đó ho là một trong những chứng bệnh khó chịu nhất. Những cơn ho không dứt không chỉ gây khó chịu, mà còn kích thích đường họng, khiến bạn khó nuốt thức ăn. Ngoài sự thay đổi theo mùa, có những lý do khác khiến bạn ho không ngớt, bao gồm...