Thuốc lá điện tử vẫn gây nhiều tranh cãi
Hiện mỗi nước có quan điểm khác nhau về việc sử dụng thuốc lá điện tử. Trong khi Anh, Nhật Bản, Pháp ban hành nhiều quy định điều chỉnh các sản phẩm thuốc lá điện tử, Mỹ có nhiều khuyến cáo thì Thái Lan đã cấm hoàn toàn việc sử dụng.
Vì vậy, người sử dụng thuốc lá điện tử nên tự tìm hiểu những quy định liên quan khi du lịch ở nước ngoài.
Vẫn còn nhiều quan điểm mâu thuẫn về thuốc lá điện tử
Về cơ bản, thuốc lá điện tử trên thị trường thường gặp ở 2 dạng sản phẩm chính: các sản phẩm hóa hơi (vapour products) và thuốc lá làm nóng (THPs).
Sản phẩm hóa hơi (vapour products) sử dụng thiết bị chạy bằng pin, được thiết kế để làm nóng dung dịch, có chứa nicotine hoặc không, để tạo ra làn hơi cho người sử dụng hút vào. Đây là lý do khiến hành động sử dụng sản phẩm hóa hơi (vapour products) được gọi là “vaping” hay “vape”. Trong khi đó, thuốc lá làm nóng (THPs) cũng là sử dụng thiết bị chạy bằng pin để làm nóng điếu thuốc mà không đốt cháy.
Thuốc lá điện tử du nhập vào Mỹ từ năm 2007. Tính tới nay, thuốc lá điện tử chịu rất ít quản chế từ chính quyền Mỹ, điều này khiến thị trường thuốc lá điện tử bất hợp pháp tại Mỹ phát triển rầm rộ.
Video đang HOT
Mới đây, hãng thông tấn AP đưa tin, trước tình trạng hàng trăm vị thành niên hút thuốc lá điện tử tại Mỹ gặp vấn đề về phổi, chính phủ Mỹ đã áp dụng một số biện pháp tình thế nhằm “hãm” tình trạng sử dụng lan tràn sản phẩm này.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ra thông cáo khuyên giới trẻ ngừng sử dụng thuốc lá điện tử. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, Hoa Kỳ vẫn chưa xác định được nhãn hiệu hay sản phẩm thuốc lá điện tử nào gây ra các bệnh về phổi.
Chuyên gia cũng cho rằng, nếu cấm hẳn thuốc lá điện tử, tiêu thụ thuốc lá điếu truyền thống – một sản phẩm có nhiều tác hại cho sức khỏe người dùng – sẽ tăng cao trở lại.
Tại Anh, việc chính phủ Anh ban hành luật cấm hút thuốc lá trong nhà vào cuối những năm 2000 được xem là động thái mở đường cho thuốc lá điện tử tại quốc gia này.
Một báo cáo từ Viện Y tế công cộng Anh chỉ ra thuốc lá điện tử có thể đã và đang giúp hàng chục nghìn người bỏ thuốc lá và đang có “nhiều sự hiểu lầm trong cộng đồng” về thuốc lá điện tử.
Cụ thể, khoảng ít nhất 20.000 người Anh đã bỏ được thuốc lá mỗi năm nhờ thuốc lá điện tử. Con số này còn có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Quý I/2019, Tạp chí khoa học Kiểm Soát Thuốc lá công bố một báo cáo của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cardiff (Anh) khẳng định số người trẻ hút thuốc tại Anh đang giảm đều và thuốc lá điện tử không hề làm tăng nguy cơ hút thuốc trong giới trẻ.
Báo cáo này cũng cho rằng nỗ lực bỏ thuốc lá thành công nhất đến từ những người kết hợp sử dụng thuốc lá điện tử với việc được tư vấn bởi các đơn vị có chuyên môn về cai thuốc lá.
Tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá điện tử cũng đang trở nên phổ biến.
Các chuyên gia đánh giá, để nhận định đúng về thuốc lá điện tử, cần có thêm nhiều nghiên cứu nghiêm túc về ảnh hưởng của chúng tới người dùng.
Theo infonet
Giới chức Malaysia cân nhắc cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử
Malaysia đang hoàn tất một đạo luật cấm sử dụng tất cả các sản phẩm hút thuốc, gồm cả thuốc lá điện tử đối với trẻ vị thành niên và cấm quảng cáo và quảng bá thuốc lá điện tử.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Bộ trưởng Y tế Malaysia Dzulkefly Almad ngày 14/10 cho biết nước này đang xem xét cấm bán thuốc lá điện tử sau khi ngày càng có nhiểu báo cáo về các trường hợp tử vong ở Mỹ liên quan thuốc lá điện tử.
Từ ngày 11/10, giới chức Mỹ đã báo cáo 29 trường hợp tử vong và 1.299 trường hợp mắc các bệnh hô hấp liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử, trong khi đó ngày càng có nhiều tiếng nói kêu gọi phải có những quy định chặt chẽ hơn đối với thuốc lá điện tử.
Malaysia đang hoàn tất một đạo luật cấm sử dụng tất cả các sản phẩm hút thuốc, gồm cả thuốc lá điện tử đối với trẻ vị thành niên và cấm quảng cáo và quảng bá thuốc lá điện tử.
Ông Almad cho biết nước này vẫn đang xem xét một lệnh cấm hoàn toàn các thiết bị hút thuốc mới, đồng thời cho rằng cần tiến hành một nghiên cứu cụ thể để đánh giá lại nhu cầu ban hành một lệnh cấm hoàn toàn việc bán thuốc lá điện tử.
Bộ Y tế Malaysia đã thành lập một ủy ban nghiên cứu vấn đề này.
Các sản phẩm thuốc lá tại Malaysia hiện được quy định theo Luật Thực phẩm trong khi việc bán các chắt lỏng dùng để hút có chứa nicotin đã bị cấm từ năm 2015. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về việc bán và sử dụng thuốc lá điện tử không nicotine.
Ngành công nghiệp thuốc lá điện tử của thế giới tăng trưởng nhanh chóng đang phải đối mặt với sự lên án ngày lớn của công chúng do quan ngại về việc sử dụng loại thuốc này trong giới trẻ.
Ấn Độ, nước có số người trưởng thành hút thuốc nhiều thứ hai trên thế giới, đã ra cảnh báo về một nạn "dịch" hút thuốc lá điện từ trong giới trẻ, đồng thời đã cấm bán thuốc lá điện tử hồi tháng Chín vừa qua./.
Thúc Anh
Theo TTXVN/Vietnamplus
Chính quyền bang Washington ban hành lệnh cấm thuốc lá điện tử Thống đốc bang Washington Jay Inslee đã yêu cầu cơ quan y tế bang cấm hoàn toàn các sản phẩm tinh dầu có chứa nicotine và một số hóa chất khác, được dùng cho thuốc lá điện tử. Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) Tiếp nối nhiều bang tại Mỹ, chính quyền bang Washington đã ban hành lệnh cấp thuốc lá điện tử...