Thuốc lá điện tử và nỗi lo hiện hữu
Tuy chưa hẳn đã trở thành trào lưu, cơn sốt nhưng thời gian qua, cụm từ ‘thuốc lá điện tử’ (TLĐT) đã thu hút sự quan tâm của dư luận, thậm chí đem đến cả những băn khoăn, lo lắng từ phía gia đình, nhà trường khi TLĐT với mối nguy hiện hữu đã từng bước xâm nhập học đường, tác động vào giới trẻ, đặt ra những thách thức mới trong phòng, chống tác hại của thuốc lá, đấu tranh ngăn ngừa, loại trừ hiểm họa ma túy ra khỏi đời sống cộng đồng.
Bởi vậy, nhận rõ nguy cơ, chung tay ngăn chặn từ sớm, từ xa những hệ lụy mà TLĐT và những ‘biến thể’ của nó mang lại là việc làm cần thiết, là trách nhiệm không của riêng ai, trong đó các ngành chức năng, ‘trục liên kết’ gia đình – nhà trường – xã hội đóng vai trò quan trọng.
Việc tích hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông và tác hại của TLĐT đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết, kỹ năng cho tuổi trẻ học đường Đất Tổ.
Hệ lụy khó lường, nỗi lo hiện hữu
Thông tin từ báo chí, các phương tiện truyền thông và khuyến cáo của Bộ Y tế cho thấy, những năm gần đây, tại Việt Nam xuất hiện nhiều sản phẩm được gọi là TLĐT (Electronic Nicotine Delivery- ENDs), thuốc lá nung nóng (Heated Tobacco Product – HTPs) và shisha.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 20.000 loại hương liệu được sử dụng trong các sản phẩm TLĐT, trong đó rất nhiều loại hương liệu độc hại và chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại đối với sức khỏe con người. Điều đáng lưu ý là, các sản phẩm này tuy chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh, lưu hành nhưng việc mua bán, quảng cáo lại diễn ra khá rầm rộ, phổ biến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội. Việc sử dụng TLĐT cũng có xu hướng gia tăng nhanh, nhất là trong lứa tuổi thanh, thiếu niên, học sinh.
Video đang HOT
Có một thực tế là, dù theo nhau sử dụng nhưng người dùng không hề biết rằng, ngoài các tác hại giống như thuốc lá điếu thông thường, TLĐT, thuốc lá nung nóng còn có nguy cơ làm phát sinh các tệ nạn xã hội, nhất là sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác.
Bộ Y tế đã cảnh báo, TLĐT, thuốc lá nung nóng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em. Không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, TLĐT còn gây ảnh hưởng đối với tim mạch, có thể dẫn đến rối loạn chức năng mạch máu, việc sử dụng ENDs có liên quan đến tăng nguy cơ xơ cứng mạch máu, khối huyết, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp và tiền sử đột quỵ. Nguy hiểm hơn, ENDs gây tổn thương DNA, làm tăng nguy cơ ung thư, tăng khả năng kháng hóa trị, tăng khả năng sống sót của tế bào ung thư và yêu cầu liều hóa trị cao hơn.
Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế cũng khuyến cáo, TLĐT là sản phẩm có hại cho sức khỏe, đang có thực trạng trà trộn ma túy và đây là sản phẩm gây nghiện nên dễ dẫn đến những hệ lụy khó lường. Theo TS Lê Thị Thu Hà – Trưởng phòng Sử dụng chất và y học hành vi, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, TLĐT chủ yếu chứa nicotine và một số ít chất khác trong buồng đệm chứa dịch (glycerin, propylene, các chất dẫn), chất tạo hương vị, thậm chí là ma túy tổng hợp. Trong đó nicotine có khả năng gây phụ thuộc về mặt tâm thần, glycerin có thể gây viêm phổi, chất dẫn khác nhau tùy theo từng hãng, nhãn hiệu, bao gồm nitrosamine, formaldehyde, acetaldehyde là các chất có khả năng gây ung thư. TS, BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, TLĐT là một sản phẩm gây hại, nó chỉ mang tính chất giải trí nhưng tác hại vô cùng lớn.
Hiện nay, một số quốc gia đã cấm hoàn toàn việc mua bán TLĐT như Argentina, Úc, Brazil, Brunei, Campuchia, Colombia, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan… Cùng với đó, Mỹ cũng đã liệt kê TLĐT là một sản phẩm thuốc lá, vì vậy phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của các cơ quan chức năng, trong đó có Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm, việc quảng cáo, tiếp thị TLĐT cũng bị giới hạn ở nhiều tiểu bang tại Mỹ. Ở nhiều nước châu Âu, TLĐT buộc phải hạn chế sử dụng nơi công cộng, các hãng buộc phải dán nhãn cảnh báo sức khỏe cho người tiêu dùng trên từng loại TLĐT.
Xin được dẫn chứng minh họa về tác hại của TLĐT đối với sức khỏe con người mà báo chí đã từng đề cập. Chỉ vì mâu thuẫn trong tình cảm, chia tay với người yêu, cô gái N.T.X. (27 tuổi, ở Hà Nội) đã giam mình trong phòng, nằm hút TLĐT để giải tỏa cảm xúc. Ít lâu sau, cô gái rơi vào trạng thái đờ đẫn, mơ màng, được bác sĩ chẩn đoán rối loạn tâm thần và hành vi do dùng TLĐT. Gần đây, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hai bệnh nhân đều là học sinh bị ngộ độc do sử dụng TLĐT. Các bệnh nhân này nhập viện trong trạng thái hoảng hốt, có biểu hiện rối loạn ý thức, không thể giao tiếp, kích động co giật, vật vã mồ hôi. Các bác sĩ phải đưa ra phác đồ điều trị và khuyến cáo gia đình không để con em mình tiếp cận, sử dụng TLĐT.
TLĐT gây ra nhiều hậu quả khôn lường đối với giới trẻ, nhất là trẻ vị thành niên. (Ảnh minh họa)
Ngăn ngừa tác hại
Thực ra, câu chuyện về TLĐT và mối nguy hại của nó đã được cơ quan y tế, các ngành chức năng sớm nhận diện, chỉ ra, bởi vậy nhiều động thái tích cực đã và đang được triển khai nhằm truyền tải tới cộng đồng, nhất là giới trẻ, thanh, thiếu niên, học sinh những thông điệp, khuyến cáo nên tránh xa TLĐT, không thử, không dùng, không để TLĐT xâm nhập học đường. Trên bình diện quản lý vĩ mô, Bộ Y tế có quan điểm đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá kiểu mới, trong đó có TLĐT vì nhìn chung, các sản phẩm này đều có hại cho sức khỏe. Trong xã hội, nhiều diễn đàn, trao đổi, truyền thông, tư vấn sức khỏe đã được tổ chức, góp phần cung cấp thông tin, hình ảnh, kiến thức, kỹ năng, trang bị cho giới trẻ nhận thức về tác hại của thuốc lá nói chung, TLĐT nói riêng đối với sức khỏe con người, từ đó không tiếp xúc, không cổ súy cho “trào lưu” theo nhau, thể hiện “đẳng cấp” bản thân bằng cách… hút TLĐT (!).
Việc phối hợp ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội đóng vị trí hết sức quan trọng, cần được “vận hành” đồng bộ, chặt chẽ. Thông qua tuyên truyền, giáo dục, mỗi gia đình, nhà trường phải trực tiếp là “người chỉ đường”, dẫn lối, không để con em, học sinh mình sa vào những hành vi lệch chuẩn. Các nhà trường, Đoàn thanh niên có thể phát động phong trào nói “không” với thuốc lá, tổ chức các cuộc thi sân khấu hóa, thi thiết kế video clip, ấn phẩm tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, TLĐT, tập huấn về công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, ký giao ước thi đua vận động đoàn viên, thanh niên, học sinh không hút thuốc lá. Các ngành chức năng như Y tế, Công an, Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Quản lý thị trường (QLTT)…đi đôi với đẩy mạnh truyền thông, khuyến cáo về tác hại của thuốc lá, TLĐT cần tăng cường phối hợp, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm (Cách đây không lâu, Công an quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh đã bắt khẩn cấp một quản lý công ty liên quan đến vụ phát hiện số thực phẩm chức năng, thiết bị TLĐT, tinh dầu dùng cho TLĐT… trị giá trên 70 tỉ đồng. Lực lượng QLTT tỉnh Cao Bằng cũng vừa tạm giữ 2.500 sản phẩm TLĐT nhãn hiệu YOOZ ZERO POD không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc).
Với Phú Thọ, song hành cùng phát động, hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá, ngày Thế giới không thuốc lá, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục (CSGD) tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các quy định về thực hiện môi trường không khói thuốc tại các CSGD, nơi làm việc, những khuyến cáo về tác hại của thuốc lá điếu, TLĐT, thuốc lá nung nóng, shisha. “Chúng tôi chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi quy định cấm hút thuốc tại các CSGD, xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, sử dụng thuốc lá, TLĐT, thuốc lá nung nóng, shisha trong các CSGD; phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện nghiêm quy định cấm bán thuốc lá, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới ngoài cổng cơ quan, đơn vị, trường học…” – Nhà giáo Ưu tú, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phùng Quốc Lập khẳng định.
Cần sớm ban hành Nghị quyết cấm lưu hành thuốc lá điện tử.
Sáng 23/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hồ Hồng Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hút thuốc lá là nguyên nhân dẫn tới 8 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới, trong đó có khoảng 1 triệu ca tử vong do hút thuốc thụ động. Đồng thời, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, tổn thất kinh tế toàn cầu do thuốc lá gây ra mỗi năm là 1.400 tỷ USD. Thuốc lá cũng là nguyên nhân làm cho rừng bị tàn phá và ô nhiễm môi trường.
Mặt khác, hiện trên thị trường xuất hiện các sản phẩm mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh 13 đến 15 tuổi theo giới tại Việt Nam (năm 2022) là 3,5% trong độ tuổi nêu trên sử dụng thuốc lá điện tử, trong đó nam giới là 4,3%, nữ giới là 2,8%. Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử chung ở người trên 15 tuổi (năm 2020) tăng 18 lần so với (năm 2015) từ 0,2% lên 3,6%.
Chia sẻ về tác hại của thuốc lá điện tử, TS. BS. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nếu như với thuốc lá thông thường, hàm lượng nicotine là 1,5% - 2%; cao nhất là 3% (dành cho người nghiện nặng, hút 2 bao/ngày) thì trong thuốc lá điện tử ngoài hàm lượng nicotine, còn có nhiều chất độc với khả năng gây nghiện cao. Đáng nói là thành phần hóa chất, ma túy của thuốc lá điện tử phức tạp hơn rất nhiều so với thuốc lá truyền thống.
Phân tích tổng hợp từ 6.619 nghiên cứu ở người tuổi từ 13 - 19 giai đoạn từ năm 2005 - 2019 tại châu Âu và Bắc Mỹ cho thấy, hút thuốc lá điện tử làm tăng sự bắt đầu hút thuốc lá thông thường ở thiếu niên; hút thuốc lá điện tử ở tuổi 14 dẫn tới tăng nguy cơ hút thuốc lá thông thường ở tuổi 17.
"Hóa chất trong thuốc lá điện tử thường xuyên thay đổi, dễ làm phát sinh loạt bệnh/ngộ độc mới nổi, thậm chí y học chưa biết, không thể đoán trước, thay đổi liên tục, không thể giải quyết hiệu quả, dẫn tới tăng gánh nặng toàn xã hội. Đó cũng là lý do mà nhiều nước đã cấm thuốc lá điện tử.
Điển hình như Trung Quốc - nước phát minh, sản xuất thuốc lá điện tử đã cấm các loại thuốc lá điện tử có hương thơm từ tháng 10.2022" - TS. BS. Nguyễn Trung Nguyên nhấn mạnh.
Tại hội nghị, các đại biểu đều đề xuất cần sớm ban hành Nghị quyết cấm lưu hành thuốc lá điện tử.
'Người nghiện ma túy cởi trần, mài dao trước cửa khiến cả xóm hoang mang' Đại biểu Quốc hội cho biết, nhiều cử tri đề nghị Nhà nước cần nghiên cứu và có cách nhìn nhận đúng hơn về người nghiện ma túy, nhất là hiện nay họ đang được xem là con bệnh. Chiều 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Một trong những...