Ngăn ngừa thuốc lá điện tử xâm nhập học đường
Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử (TLĐT) trong giới trẻ đang gia tăng rất nhanh. Trong năm 2019, kết quả điều tra sức khoẻ học sinh toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện tại 21 tỉnh, thành phố cho thấy tỷ lệ sử dụng TLĐT tăng lên 2,6%, so với tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử năm 2015 là 0,2%.
TLĐT đang xâm nhập vào các trường học, ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh, sinh viên, đồng thời gây ra các hậu quả trước mắt và lâu dài về sức khỏe, kinh tế, xã hội.
Theo khảo sát của WHO, tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử có xu hướng tăng lên.
Nguyên nhân khiến giới trẻ tìm đến TLĐT bởi nó có hương vị hấp dẫn. Thiết kế sản phẩm ấn tượng tạo trào lưu và phong cách hướng đến giới trẻ. Các nhà sản xuất và kinh doanh TLĐT sử dụng mạng xã hội (MXH) để quảng cáo và tài trợ cho người nổi tiếng và có ảnh hưởng trên MXH. Cùng đó là tài trợ cho các chương trình lễ hội, sự kiện thể thao, âm nhạc để ngầm quảng cáo. Ở Việt Nam, TLĐT vẫn chưa được phép lưu hành.
Việc quảng cáo qua MXH và mua bán TLĐT là trái phép. Các nhà sản xuất, kinh doanh TLĐT có nhiều cách “lôi kéo” người sử dụng khá hấp dẫn như giảm giá sản phẩm, quà tặng, bán hàng trên các nền tảng mua bán trực tuyến để tăng khả năng tiếp cận và tiếp thị gián tiếp các sản phẩm thuốc lá trong các tác phẩm điện ảnh, chương trình truyền hình.
Video đang HOT
Việc tiếp cận thông tin hay sử dụng các dịch vụ trên MXH của giới trẻ rất phổ biến, vì vậy TLĐT dần được mọi người biết đến, sử dụng phổ biến hơn và ngày càng trẻ hóa đối tượng sử dụng. Thậm chí TLĐT đang có xu hướng xâm nhập vào các trường học nhắm đến đối tượng học sinh, sinh viên – một vấn đề thật sự đáng lo ngại đối với sức khỏe học đường hiện nay.
WHO khuyến cáo các quốc gia tốt nhất là cấm lưu hành TLĐT, thuốc lá kiểu mới. Còn nếu cho phép, cần quản lý chặt chẽ để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là đối với giới trẻ. Được biết đến với khả năng gây nghiện, gia tăng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, gia tăng các bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành, TLĐT còn được khuyến cáo làm gia tăng các bệnh ung thư về phổi, vòm họng, thanh quản…
Điều đáng lo ngại hiện nay là việc quảng cáo và mua bán TLĐT không được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Những quảng cáo về TLĐT thường là lời tiếp thị “có cánh”, quyến rũ người chưa hút tò mò và tìm đến “thử”. Những câu quảng cáo kiểu “Thuốc lá điện tử sẽ trở thành văn hóa hút thuốc lành mạnh trong tương lai” và với hình ảnh giới thiệu người hút TLĐT có thể hút ở cả nơi cấm do khi hút không phả khói đánh vào tâm lý giới trẻ chưa từng hút thuốc lá, kích thích sự tò mò và tiếp cận TLDĐT.
Bảo vệ giới trẻ trước thuốc lá điện tử - Bài 2: Giữa 'muôn trùng vây' quảng cáo thuốc lá
Giới trẻ, nữ giới và học sinh... là mục tiêu của các công ty thuốc lá để mở rộng thị phần thuốc lá điện tử tại Việt Nam.
Chính vì thế, nếu không tỉnh táo và có những biện pháp quyết liệt, thuốc lá điện tử sẽ làm ảnh hưởng đến những chủ nhân của đất nước sau này.
Số tang vật thuốc lá điện tử, tinh dầu... bị lực lượng chức năng tỉnh Kiên Giang tạm thu giữ. Ảnh tư liệu: TTXVN phát
Không quyết liệt hôm nay, tương lai gánh hậu quả
Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên 13-15 tuổi năm 2022: tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở nhóm tuổi học sinh từ 13-15 tuổi là 3,5% trong đó học sinh nam là 4,3%, học sinh nữ là 2,8%. So với tỷ lệ năm 2019 là 2,6% theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới thì có thể thấy chỉ sau 3 năm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh đã gia tăng một cách đáng kể. Trong đó, mạng Internet là nơi có tỷ lệ học sinh mua thuốc lá điện tử nhiều nhất (22,1%).
Theo Thạc sỹ, Bác sỹ Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện WHO tại Việt Nam, Nicotine có trong thuốc lá điện tử, trong khi đó, bộ não con người tiếp tục phát triển đến 25 tuổi. Nicotine gây hại cho phát triển não ở thai nhi và trẻ nhỏ vì có thể đi qua nhau thai. Nicotine được cung cấp trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi, bao gồm hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, giảm thính lực và béo phì. Việc sử dụng nicotine ở tuổi thiếu niên gây hại cho các phần của não kiểm soát sự chú ý, học tập, tâm trạng, ảnh hưởng xấu tới quá trình các khớp thần kinh (Synapse) được hình thành, làm tăng nguy cơ nghiện các chất gây nghiện khác trong tương lai.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá khẳng định: Nếu chúng ta không quyết liệt ngăn chặn các sản phẩm thuốc lá mới này tại Việt Nam thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá sẽ gia tăng trở lại. Việt Nam sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn rất nhiều trong tương lai gần và các kết quả đạt được sẽ bị phá bỏ.
"Chúng ta sẽ phải nỗ lực hơn, tốn kém nhân lực và tài chính hơn nữa trong việc giảm tỷ lệ hút thuốc lá, giải quyết những gánh nặng bệnh tật và tử vong do thuốc lá cũng như các hệ lụy về xã hội, kinh tế, môi trường, đặc biệt là các hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của thế hệ trẻ", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Nhiều chiêu trò quảng cáo hướng vào giới trẻ
Thạc sĩ Đào Thế Sơn, Trường Đại học Thương mại, người đã có nhiều năm tham gia điều tra toàn cầu theo dõi các hoạt động quảng cáo của ngành công nghiệp thuốc lá cho biết, các công ty thuốc lá sẽ luôn nhắm vào thế hệ trẻ để thu hút "người dùng mới", đặc biệt là giới trẻ ở những nước đang phát triển như Việt Nam vốn có tỷ lệ sử dụng thuốc lá truyền thống cao.
"Các sản phẩm được coi là sản phẩm mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng...) thực chất vẫn chỉ là những sản phẩm độc hại mới, nếu không ngăn chặn sớm thì sẽ tạo ra một đại dịch mới. Thế hệ trẻ cần được tiếp tục bảo vệ bởi các chiêu thức của ngành công nghiệp", thạc sĩ Đào Thế Sơn cảnh báo.
Thạc sĩ Đào Thế Sơn cũng chỉ ra hàng loạt các chiêu thức của các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia hay sử sụng trong quảng cáo thuốc lá điện tử để nhắm vào giới trẻ như thuê người mẫu/người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng (KOLs) đến giới trẻ để quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội; Tổ chức các sự kiện âm nhạc; Sử dụng #hashtag nhắm vào giới trẻ; Tận dụng độ tuổi trẻ của nhóm sử dụng mạng xã hội để quảng cáo sản phẩm; Tài trợ cho các KOLs tổ chức tiệc và đăng ảnh trên mạng xã hội; Đưa hình ảnh bao thuốc vào các nội dung hấp dẫn giới trẻ; Thay đổi nhận diện thương hiệu để thu hút giới trẻ hơn và vẫn tiếp tục đưa ra sản phẩm thuốc lá điếu mới nhắm vào giới trẻ...
Để thu hút người sử dụng, các hãng thuốc lá còn quảng cáo thuốc lá điện tử có tác dụng cai nghiện thuốc lá truyền thống, không gây hại; kèm theo đó là nhiều chiêu thức bán hàng trên mạng xã hội nhằm vào giới trẻ: giá rẻ, tạo xu hướng thời thượng cho sản phẩm; thiết kế sản phẩm hiện đại, bắt mắt, đa dạng kiểu dáng và kích thước; đóng gói như kẹo; nhiều hương vị... tạo ấn tượng của thanh thiếu niên về sản phẩm...
Theo nhiều chuyên gia y tế, với thuốc lá điện tử, người hút dễ bị gây nghiện và tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá thông thường. Những người trẻ tuổi đã thử sử dụng thuốc lá điện tử thì có nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá thông thường cao hơn 3,5 lần so với nhóm người không dùng thuốc lá điện tử.
Vì vậy, việc bảo vệ thế hệ trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình, nhà trường mà là trách nhiệm của tất cả các cấp, bộ, ngành để bảo vệ sức khoẻ cho thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.
TP HCM: Sự thật thông tin phó hiệu trưởng tát học sinh thủng màng nhĩ Thông tin về sự việc phó hiệu trưởng một trường THPT tại TP Thủ Đức - TP HCM tát học sinh đến thủng màng nhĩ đang lan truyền trên mạng xã hội, gây chú ý nhiều người. Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, sự việc trên diễn ra tại Trường THPT Đào Sơn Tây (TP Thủ Đức). Trao đổi...