Thuốc lá ảnh hưởng đến chức năng của phổi
Thuốc lá là nguyên nhân không những gây ung thư phổi mà nó còn gây ra nhiều bệnh phổi khác nữa như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen…
Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ấm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi.
Trong mỗi phổi đều có một hệ thống phế quản, phế quản gốc như là nhánh chính của cây với các cành cây nhỏ là những phế quản, sau 17 – 20 lần phân chia thành các tiểu phế quản tận, từ các tiểu phế quản đó sẽ dẫn đến các túi nhỏ chứa khí gọi là phế nang, nó giống như chùm nho. Ở phế nang quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu sẽ đổi CO2 lấy O2 đến các tổ chức của cơ thể.
Thuốc lá gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người
Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virút và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài.
Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, trong một số vùng tốc độ của lông chuyển rất cao tới 1.000 lần trong một phút.
Khi khói thuốc đi vào qua miệng, người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn.
Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá hủy. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mao mạch, điều này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cần thiết cho cả nhu môi phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khỏe mạnh và chức năng bình thường của chúng.
Video đang HOT
Hút thuốc cũng gây ra hiện tượng gọi là tăng tính đáp ứng đường thở, do ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc và do đó hình thành các tiếng ran rót, ran ngáy và có thể bị khó thở. Ở những người hút thuốc có nhiều thông số chức năng thông khí thay đổi, trong đó thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) giảm rất nhiều.
Khói thuốc làm giảm sự phát triển của phổi và gây viêm tổ chức phổi ở trẻ nhỏ và thiếu niên biểu hiện bằng tốc độ tăng FEV1 chậm lại. Ở lứa tuổi từ 20 – 30 khi hút thuốc thì tổn thương phổi lại khác. Khi ở giai đoạn này của cuộc sống thì phổi tăng trưởng chiều cao nguyên.
Ở người hút thuốc giai đoạn phát triển này ngắn lại và làm các bệnh lý gây ra do hút thuốc sớm xuất hiện. Ở lứa tuổi trên 30 nếu hút thuốc tốc độ giảm FEV1 sẽ tăng gấp đôi (khoảng 40ml/năm) so với người không hút thuốc (khoảng 20ml/năm). Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có lây không?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có lây không? Đứng gần người mắc bệnh có làm bạn bị lây nhiễm không? Có rất nhiều quan niệm sai lầm liên quan tới khả năng lây lan của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là tình trạng bệnh lý gây nên luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, ho, nhiều đờm và thở khò khè. Nguyên nhân gây bệnh được chẩn đoán là do khói thuốc lá và sự ô nhiễm, khói bụi từ môi trường. Người bị bệnh COPD thường có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim, bệnh ung thư phổi và nhiều tình trạng nguy hiểm khác.
Trên thực tế có rất nhiều người vì thấy bệnh nguy hiểm nên sợ hãi rằng nếu tiếp xúc gần có thể bị lây. Vậy giả thuyết này có đúng hay không? Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có lây không?
1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có lây không? Đứng cạnh người bệnh có làm bạn bị lây nhiễm không?
Rất nhiều người cho rẳng chỉ cần người bình thường tiếp xúc với người bệnh thông qua giao tiếp, trao đổi hàng ngày là có thể bị lây bệnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia và cơ sở thực tiễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không lây lan như nhiều lời đồn.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có lây không? Câu trả lời là KHÔNG (Ảnh: Internet)
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chủ yếu do người bệnh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc nhiều, môi trường khói bụi, ô nhiễm,... chứ không phải do các loại virus, vi khuẩn gây nên như nhiều bệnh về đường hô hấp khác.
Người nhà hoàn toàn có thể yên tâm chăm sóc người bệnh mà không cần lo lắng về việc bệnh COPD có lây không. Nếu như để chắc chắn, người nhà có thể đeo khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch nước muối sinh lý trước và sau khi chăm sóc.
2. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD?
Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có lây không, bạn cũng nên biết những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao để từ đó có những chú ý trong bảo vệ sức khỏe. Theo các chuyên gia, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao:
- Người già trong độ tuổi từ 65-74
- Người hút thuốc lá từ khi còn trẻ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sau này và gây bệnh COPD.
- Những người có tiền sử bệnh hen suyễn.
- Người sống trong môi trường bị ô nhiễm cũng dễ tăng khả năng mắc bệnh.
3. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD
Các chuyên gia chỉ ra những yếu tố được xem là góp phần làm tăng khả năng bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm:
- Người tiếp xúc với khói thuốc: Thuốc lá vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh, bạn nên tránh xa những nơi có khói thuốc.
- Hen suyễn: Hen suyễn hay hen phế quản là một yếu tố làm tăng khả năng tiến triển bệnh COPD. Nếu bạn vừa bị hen vừa hút thuốc thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Người bị hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh COPD cao (Ảnh: Internet)
- Tiếp xúc với khói bụi và hóa chất công nghiệp: Việc tiếp xúc với khói bụi, hóa chất trong thời gian dài sẽ tăng khả năn viêm nhiễm bên trong phổi.
- Khói đốt nhiên liệu dùng trong nấu nướng hay sưởi ấm cũng sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh nếu không sử dụng đúng cách.
- Yếu tố di truyền. Một rối loạn di truyền không phổ biến là thiếu men alpha-1-antitrypsin là nguyên nhân gây ra một số trường hợp COPD.
Trong trường hợp nếu như người bệnh có nhiều dấu hiệu nguy hiểm thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị phù hợp, tránh để lại những biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống.
Hút thuốc lá sẽ làm biến đổi ADN Thuốc lá là nguyên nhân của 25 căn bệnh khác nhau, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa Hỏi: Thưa bác sĩ, thông tin hút thuốc lá gây biến đổi ADN có đúng không, lý do vì sao? Nguyễn Bình (Hà Đông, Hà Nội) Trả lời: Chào bạn, trong khói thuốc lá có khoảng hơn 4.000 hóa chất, trong đó...