Thuốc kháng sinh: hãy cẩn thận khi sử dụng

Theo dõi VGT trên

Khẩu hiệu cho năm 2020 sẽ là “ Thuốc kháng sinh: hãy cẩn thận khi sử dụng”, áp dụng cho tất cả các lĩnh vực. Chủ đề cho lĩnh vực sức khỏe con người của WAAW 2020 là “Đoàn kết để gìn giữ các chất kháng sinh”.

Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng sinh trên thế giới (WAAW) (18-24/11/2020), được tổ chức nhằm mục đích nâng cao nhận thức về tình trạng kháng kháng sinh (AMR) trên toàn cầu và khuyến khích cộng đồng, nhân viên y tế và các nhà hoạch định chính sách xây dựng các thói quen tốt để tránh sự xuất hiện và lây lan thêm của các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc.

Sau cuộc họp tham vấn của các bên liên quan vào tháng 5/2020 do các Tổ chức 3 bên ( Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc – FAO, Tổ chức Thú y Thế giới – OIE và Tổ chức Y tế Thế giới – WHO) tổ chức, phạm vi của WAAW đã được mở rộng, thay đổi trọng tâm từ “thuốc kháng sinh” sang thuật ngữ bao hàm và bao trùm hơn “chất kháng vi sinh vật”.

Việc mở rộng phạm vi chiến dịch tới tất cả các thuốc kháng vi sinh vật sẽ tạo điều kiện cho phản ứng toàn cầu toàn diện hơn đối với tình trạng kháng thuốc và hỗ trợ Phương pháp Tiếp cận Một Sức khỏe đa ngành với sự tham gia của các bên liên quan. Ủy ban điều hành 3 bên đã quyết định sửa ngày WAAW thành 18-24/11 hàng năm bắt đầu từ năm 2020.

Khẩu hiệu cho năm 2020 sẽ là “Thuốc kháng sinh: hãy cẩn thận khi sử dụng”, áp dụng cho tất cả các lĩnh vực. Chủ đề cho lĩnh vực sức khỏe con người của WAAW 2020 là “Đoàn kết để gìn giữ các chất kháng sinh”.

Kháng kháng sinh là gì?

Kháng kháng sinh (AMR) xảy ra khi vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng kháng lại tác dụng của thuốc, khiến các bệnh nhiễm trùng thông thường khó điều trị hơn và làm tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh trở nặng và tử vong.

Thuốc kháng sinh: hãy cẩn thận khi sử dụng - Hình 1

Cần kê đơn thuốc có trách nhiệm để ngừa vi khuẩn kháng thuốc

Video đang HOT

Thuốc kháng sinh là các công cụ quan trọng để chống lại bệnh tật ở người, động vật và thực vật – chúng bao gồm các loại thuốc kháng sinh, kháng virus, kháng nấm và kháng động vật nguyên sinh. Nhiều yếu tố – bao gồm việc lạm dụng thuốc ở người, gia súc và trong nông nghiệp, cũng như việc thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh không đảm bảo – đã làm tăng nguy cơ kháng thuốc trên toàn thế giới.

Tại sao AMR ngày càng tăng?

Dùng sai và lạm dụng thuốc kháng sinh ở người, động vật và thực vật: Đây là những nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển của các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc. Thực hành kê đơn thuốc kém và bệnh nhân không tuân thủ điều trị cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng này. Ví dụ, thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, nhưng chúng không có tác dụng trong bệnh nhiễm trùng do virus như cảm lạnh và cúm. Thường thì chúng được kê đơn một cách không chính xác để chữa những bệnh này, hoặc được sử dụng mà không có sự giám sát y tế thích hợp. Thuốc kháng sinh cũng thường được sử dụng quá mức trong chăn nuôi và nông nghiệp.

Thiếu tiếp cận với nước sạch và điều kiện vệ sinh (WASH) cho cả người và động vật: Thiếu nước sạch và vệ sinh trong các cơ sở y tế, trang trại và môi trường cộng đồng và việc phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng không đầy đủ thúc đẩy sự xuất hiện và lây lan các bệnh nhiễm trùng kháng thuốc.

COVID-19: Việc sử dụng sai thuốc kháng sinh trong đại dịch COVID-19 có thể dẫn đến sự gia tăng và lan rộng của tình trạng kháng thuốc. COVID-19 là do virus gây ra, không phải do vi khuẩn và do đó không nên sử dụng kháng sinh để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm virus, trừ khi bệnh nhân cũng đồng thời nhiễm bệnh do vi khuẩn.

Phản ứng toàn cầu

Các tổ chức 3 bên đang thành lập Nhóm các nhà lãnh đạo toàn cầu Một sức khỏe về AMR để giải quyết thách thức cấp bách do kháng kháng sinh đặt ra. Nhóm Lãnh đạo Toàn cầu mới sẽ thúc đẩy Kế hoạch hành động toàn cầu AMR được đưa ra vào năm 2015 để đảm bảo rằng, trong các thế hệ tiếp theo, chúng ta có thể tiếp tục phòng ngừa và điều trị các bệnh truyền nhiễm bằng các loại thuốc an toàn và hiệu quả.

Cùng với các đối tác 3 bên, WHO kêu gọi tất cả các thành phần trong xã hội hưởng ứng một chương trình nghị sự thống nhất, táo bạo để đánh bại mối đe dọa đối với sự phát triển và sức khỏe toàn cầu này. Các sự kiện trong tuần sẽ nêu bật sự cần thiết phải gìn giữ các loại thuốc quan trọng ngoài kháng sinh, bao gồm thuốc kháng virus, thuốc kháng nấm và thuốc chống ký sinh trùng – rất quan trọng để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng ở người, động vật và thực vật.

Cuộc chiến kháng kháng sinh - còn đó những hy vọng

100 năm trước, nhiễm trùng là một nguyên nhân gây tử vong lớn nhất cho con người. Sau năm 1943, penicillin ra đời mở ra thời đại vàng của kháng sinh.

Nó giảm con số tử vong do vi khuẩn từ 50% xuống còn vài phần trăm. Nhưng đến nay, con người đang phải đối mặt với một số vi khuẩn đã kháng với tất cả mọi kháng sinh hiện có.

Con người đang thua cuộc với vi khuẩn

Việc lạm dụng kháng sinh đã gây ra một cơn ác mộng với hơn 700.000 ca tử vong mỗi năm và dự đoán sẽ lên đến 10 triệu ca vào năm 2050. Nguyên nhân chính của vi khuẩn kháng thuốc chính là do sự lạm dụng kháng sinh của con người. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy vấn đề xuất phát từ phía chúng ta, những người đang coi thuốc kháng sinh là một phép màu.

Trong một nghiên cứu gần đây được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thực hiện, gần 2/3 số người được hỏi đến từ nhiều quốc gia tin rằng thuốc kháng sinh có thể sử dụng để điều trị cảm cúm. Mà cảm cúm thì được gây ra bởi virus, thuốc kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn chứ không diệt virus.

Mặc dù rất nhiều người đã có nhận thức rằng kháng kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được dùng đúng. Nhưng dường như nhận thức này vẫn không thể ngăn cản họ lạm dụng các loại kháng sinh. Mà mỗi lần sử dụng kháng sinh không đúng, chúng ta cũng đang tăng cơ hội cho các chủng vi khuẩn kháng thuốc phát triển.

Vi khuẩn thể hiện rất tốt trong cuộc chơi của sự tiến hóa. Chúng có thể hoàn thành khả năng di truyền gene kháng thuốc cho thế hệ sau, thông qua nhiều cơ chế. Hơn thế, với cơ chế di truyền của vi khuẩn, các gene kháng thuốc không chỉ được truyền trong cùng một chủng loại. Một số vi khuẩn cũng có thể nhận được gene kháng thuốc từ các chủng khác.

Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến cơn ác mộng kháng kháng sinh đến từ ngành chăn nuôi, nơi kháng sinh đang bị lạm dụng rộng rãi. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ước tính số lượng kháng sinh được bán ra để sản xuất thức ăn chăn nuôi còn lớn hơn sản xuất thuốc cho con người.

Trong số đó, phải kể đến việc sử dụng rộng rãi colistin, loại kháng sinh hiếm hoi còn tác dụng điều trị E.coli ở động vật. Colistin là một loại thuốc cũ và giá thành rất rẻ, được thêm vào thức ăn gia súc ở một số nước để sản xuất thịt lợn giá rẻ hơn. Tuy nhiên, càng lạm dụng nó, vi khuẩn càng trở nên kháng thuốc. Các nhà khoa học báo cáo cũng phát hiện ra gene kháng colistin trong trực khuẩn Klebsiella gây viêm phổi.

Cuộc chiến kháng kháng sinh - còn đó những hy vọng - Hình 1
Vi khuẩn có khả năng di truyền gene kháng thuốc cho thế hệ sau.

Sự khôn ngoan của vi khuẩn khiến các hãng dược nản lòng

Năm 1943, penicillin được phát hành chính thức, nhưng từ 1940 các nhà khoa học đã quan sát thấy vi khuẩn kháng penicillin đầu tiên đã được ghi nhận trong phòng thí nghiệm. Tetracyline được giới thiệu vào năm 1950, vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện trong cùng thập kỷ đó.

Erthromycin ra mắt năm 1953 và vi khuẩn kháng nó năm 1968. Các khoảng thời gian tương tự với gentamicin là năm 1967 và 1979. Với vancomycin là năm 1972 và 1988. Imipenem phát hành năm 1985 thì kháng imipenem xuất hiện năm 1998. Và một trong những loại kháng sinh mới nhất của nhân loại, daptomycin ra đời năm 2003 thì chỉ 1 năm sau xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc.

Rõ ràng chúng ta đang chơi một trò đuổi bắt với vi khuẩn và thất bại ban đầu khiến không ít người nản chí. 15 trong số 18 công ty dược phẩm lớn nhất thế giới đang muốn bỏ rơi hẳn thị trường thuốc kháng sinh. Nguồn tài trợ đổ vào lĩnh vực này bị cắt giảm đáng kể.

Nhưng vẫn còn đó những hy vọng

Mặc dù vậy vẫn còn đó những tia sáng ở cuối đường hầm, bởi có nhiều giải pháp đã được đưa ra. Trong đó, đáng khích lệ nhất là sự chung tay phối hợp của nhiều nhóm quốc gia và tổ chức thuộc các nước châu Âu và WHO. Ngành dược phẩm ở một số quốc gia cũng thể hiện quyết tâm của mình. 85 công ty công nghệ sinh học, dược phẩm và y tế đã lên tiếng trong cuộc chiến với kháng kháng sinh.

Những tia sáng khác được lóe lên ở Hoa Kỳ. Thỏa thuận ngân sách liên bang thông qua quyết định tăng chi tiêu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển thuốc kháng sinh thêm hàng trăm triệu USD. Gần một nửa trong số này hiện đã được đầu tư cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh để chuẩn bị cho cuộc chiến.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cũng nhận thêm 100 triệu USD để nghiên cứu thuốc kháng sinh. 96 triệu USD cũng được đầu tư cho Cơ quan nghiên cứu và phát triển sinh học tiên tiến để khám phá các loại thuốc mới. Kế hoạch sau đó sẽ là chi tiêu 30 triệu USD mỗi năm cho lĩnh vực này.

Dù vậy, chúng ta cũng phải hiểu rằng các loại kháng sinh mới ra đời cũng giống như chúng ta tiếp tục chơi trò rượt bắt với vi khuẩn. Vì lý do này, nhiều nguồn tài trợ đang đi về hướng phòng ngừa, kiểm soát lây nhiễm và quản lý việc sử dụng kháng sinh. Đây cũng là một dấu hiệu tích cực bởi ngăn ngừa nhiễm trùng thông qua các biện pháp y tế công cộng vừa giúp cải thiện sức khỏe con người mà không tiếp tay cho vi khuẩn tiến hóa đến sự đề kháng với kháng sinh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

5 loại thực phẩm 'ngăn cản' cơ thể hấp thụ canxi
20:25:20 06/11/2024
Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước bị thiếu i-ốt trên thế giới
09:00:30 07/11/2024
Những cái kết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
20:46:30 07/11/2024
Uống trà xanh mỗi ngày, loại nào tốt cho sức khỏe?
10:06:34 08/11/2024
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông
05:24:28 07/11/2024
Người đàn ông mắc uốn ván từ nguyên nhân hiếm gặp
05:27:10 07/11/2024
5 loại đồ uống giúp kéo dài tuổi thọ
20:56:37 06/11/2024
Người dân cẩn trọng, không để bị rơi vào bẫy tẩy chay i-ốt
05:45:37 07/11/2024

Tin đang nóng

TIN VUI: 1 nàng hậu gen Z vừa tái xuất hoá ra đã âm thầm sinh quý tử 2 tháng tuổi!
13:06:50 08/11/2024
Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk
16:22:22 08/11/2024
Treo thưởng 10 triệu đồng cho người tìm thấy máy bay Yak -130 nghi rơi ở Đắk Lắk
13:15:22 08/11/2024
Bão số 7 di chuyển hướng Tây Tây Nam, giật cấp 17
13:58:33 08/11/2024
CĂNG: Sao nam Vbiz bị tố "ngựa quen đường cũ" nhắn tin gạ gẫm fan, FC náo loạn lũ lượt "quay xe"
13:02:38 08/11/2024
Bạn thân của mẹ trở thành mẹ kế, cô gái nhận được tình yêu thương vô bờ
12:43:14 08/11/2024
Xác minh clip người phụ nữ đạp, đánh tới tấp bé gái giữa đường
15:03:44 08/11/2024
1 Anh trai nghi đã có bạn gái nhưng vẫn nhiệt tình "xào couple" với 1 sao nam, phản ứng sau đó mới sốc?
13:25:45 08/11/2024

Tin mới nhất

7 thực phẩm gây mất ngủ, lão hóa nhanh

13:56:43 08/11/2024
Ngủ không đủ giấc có liên quan đến nhiều vấn đề về tâm thần, bao gồm mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và giảm khả năng tập trung. Hơn nữa, thiếu ngủ mạn tính có liên quan đến việc tăng nguy cơ béo phì và kiểm soát lượng đường trong máu kém.

Cây dại mọc đầy ở Việt Nam, ra nước ngoài bán hơn nửa triệu/kg

13:54:37 08/11/2024
Trước kia ở Trung Quốc, nếu chẳng may bị trầy xước hay chảy máu khi đi rừng, người dân thường lấy một nắm kiến huyết thanh gần đó, vò nát và bôi lên vết thương. Máu sẽ ngừng chảy nhanh chóng, trong khoảng 1 ngày là có thể giảm sưng.

Máy tạo nhịp tim dạng tiêm

13:46:32 08/11/2024
Vị trí tiêm đóng vai trò là điểm tiếp xúc với thiết bị bên ngoài để đo kiểm, cho phép đo điện tâm đồ và cung cấp kích thích điện công suất thấp để điều chỉnh nhịp tim.

Không chủ quan với bệnh dại

09:44:05 08/11/2024
Bệnh dại hoàn toàn có thể phòng được nhưng số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta vẫn có khoảng 70 người tử vong vì bệnh dại.

TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng

05:01:41 08/11/2024
Trước tình hình dịch bệnh đang gia tăng, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh kêu gọi mỗi người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ thời điểm này để ngăn chặn dịch bùng phát.

Tăng cường giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết

04:56:03 08/11/2024
Khi có triệu chứng sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và không tự ý điều trị tại nhà , bà Nguyễn Quế Phương cho biết thêm.

Đái dầm ở trẻ có cần điều trị?

04:55:13 08/11/2024
Khi dừng thuốc có thể tái phát, cần giảm liều từ từ để hạn chế tái phát. Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc phối hợp khác.

Lá bàng có tác dụng gì?

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.

Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai

21:30:14 07/11/2024
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.

Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

21:24:10 07/11/2024
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.

Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?

20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.

Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuốc quý được

19:58:05 07/11/2024
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.

Có thể bạn quan tâm

Rộ tin ông Trump muốn "đóng băng" xung đột, Nga và Ukraine lên tiếng

Thế giới

17:46:52 08/11/2024
Đội ngũ của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump được cho là đang lên kế hoạch đóng băng xung đột Nga - Ukraine, một kịch bản mà Moscow và Kiev từng lên tiếng phản đối.

Sở GD-ĐT TP HCM nói gì về bữa ăn bán trú của học sinh không đủ no?

Netizen

17:44:31 08/11/2024
Thời gian qua, trên các diễn đàn học sinh, phụ huynh TP HCM, nhiều học sinh chụp ảnh các bữa ăn bán trú tại trường, đồng thời cho biết bữa ăn bán trú không đủ no, không đảm bảo an toàn thực phẩm

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 15: Hai nữ sinh cùng phòng ký túc xá bị cả trường đồn yêu nhau

Phim việt

17:25:52 08/11/2024
Nga khẳng định luôn mình và Linh đúng là một cặp. Có phải cô nàng Nga lắm chiêu đang cố tình thử thách sự tinh tế và tình cảm của hai anh chàng dành cho Linh?

Trương Ngọc Ánh nhớ cảnh quay ám ảnh trong 'Áo lụa Hà Đông'

Sao việt

17:15:38 08/11/2024
Sau 18 năm, cảm xúc của Trương Ngọc Ánh về Áo lụa Hà Đông vẫn nguyên vẹn. Đây là tác phẩm tạo tiếng vang trong sự nghiệp diễn xuất của cô.

Demi Moore chia sẻ về cảnh 'nóng' với Margaret Qualley trong 'The Substance'

Hậu trường phim

17:01:35 08/11/2024
Bộ phim kinh dị The Substance theo chủ nghĩa nữ quyền, để lộ toàn bộ cơ thể của Demi Moore và Margaret Qualley.

Biến phòng tắm có diện tích nhỏ trở nên sang xịn, đầy đủ tiện nghi được nhiều gia chủ ưa chuộng

Sáng tạo

16:56:04 08/11/2024
Phòng tắm là một không gian không thể thiếu trong mỗi căn nhà. Dù nhà ở có diện tích rộng hay hẹp thì không gian này vẫn luôn được chú trọng và bố trí đầy đủ các thiết bị cần thiết.

100 triệu người xem bài bóc phốt đáng sợ về bạn gái Huỳnh Hiểu Minh, tài tử hạng A là nạn nhân thê thảm nhất

Sao châu á

16:49:21 08/11/2024
Ngày 8/11, dư luận Trung Quốc chấn động trước việc Diệp Kha - bạn gái Huỳnh Hiểu Minh - bị bóc phốt rát mặt trên MXH Trung Quốc.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối toàn món truyền thống mà cực ngon

Ẩm thực

16:45:32 08/11/2024
Bữa tối toàn món truyền thống mà cực ngon. Đều là các món ăn quen thuộc nhưng hương vị thơm ngon khiến bữa cơm hấp dẫn hơn rất nhiều.

Hiện trường máy bay Yak -130 rơi tại Đắk Lắk

Tin nổi bật

16:38:12 08/11/2024
Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay Yak -130 rơi gần một trạm kiểm lâm của Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk). Hiện các đơn vị chuyên môn đang khẩn trương vào hiện trường và lên phương án xử lý.

Quang Vinh, Xuân Son khả năng không dự AFF Cup

Sao thể thao

16:25:44 08/11/2024
Hậu vệ Jason Quang Vinh Pendant vẫn chưa có quốc tịch mới, trong khi tiền đạo Nguyễn Xuân Son không đủ điều kiện thi đấu cho tuyển Việt Nam trong năm 2024 theo quy định của FIFA.

Ngọc Lan nghẹn ngào trước chàng trai cụt tay quyết lấy bằng đại học

Tv show

15:37:51 08/11/2024
Hành trình vượt qua biến cố để lấy bằng đại học của chàng trai Nguyễn Ngọc Nhứt được chia sẻ trong chương trình Đời rất đẹp khiến diễn viên Ngọc Lan cảm kích.