Thuốc giảm đau và nguy cơ sảy thai
Theo một nghiên cứu của Mỹ thì phụ nữ sử dụng một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như aspirin trong thời gian đầu mang thai có thể không làm tăng nguy cơ sảy thai.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét mối liên quan giữa sảy thai và các thuốc chống viêm phi steroid (NSAIDs), bao gồm các thuốc giảm đau thông dụng như aspirin, ibuprofen và naproxen.
Một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy nguy cơ sảy thai tăng ở những phụ nữ sử dụng NSAIDs quanh thời điểm thụ thai hoặc trong giai đoạn đầu mang thai song các nghiên cứu khác lại không phát hiện thấy mối liên quan nào.
Digna Velez Edwards, người đứng đầu nghiên cứu này thuộc Đại học Vanderbilt ở Nashville, Mỹ cho biết “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng việc sử dụng NSAIDs trong giai đoạn đầu mang thai không làm tăng nguy cơ sảy thai tự phát”.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét việc sử dụng các thuốc giảm đau ở gần 3.000 thai phụ tham gia vào một nghiên cứu lớn hơn.
Video đang HOT
Tổng cộng, 43% số phụ nữ cho biết họ đã sử dụng các thuốc giảm đau vào một thời điểm quanh giai đoạn thụ thai hoặc trong 6 tuần đầu của thai kỳ.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng 13% trong tổng số phụ nữ bị sảy thai trong thời gian nghiên cứu, song nguy cơ không lớn hơn ở những phụ nữ sử dụng NSAIDs bất kể số ngày sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, Edwards nói: “Chúng ta không biết được liệu NSAIDs hoặc các loại thuốc khác có hoàn toàn an toàn đối với phụ nữ mang thai không”. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ nên hạn chế sử dụng thuốc trong thời gian mang thai nếu có thể. Và trong trường hợp cần dùng thuốc thì acetaminophen được xem là một lựa chọn an toàn nhất để giảm đau khi mang thai.
Nghiên cứu này do Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ tài trợ và được đăng trên tạp chí Obstetrics & Gynecology.
Theo VNE
Chuẩn bị tủ thuốc phòng bệnh ngày tết
Trong mấy ngày tết mặc dù lo toan chuẩn bị thực phẩm thì bạn cũng đừng quên chuẩn bị thuốc men cho tủ thuốc gia đình đề phòng những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Bệnh tật là điều không ai muốn, nhưng cũng không có ai cả đời chẳng ốm đau gì. Thay vì cầu mong mình khỏe mạnh, bạn hãy tìm cách phòng bệnh và tăng cường hệ miễn dịch cho bản thân, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng một vài loại thuốc để có thể can thiệp kịp thời, mau chóng đẩy lùi bệnh tật.
Dọn dẹp tủ thuốc:
- Bỏ những thuốc đã quá hạn sử dụng, nếu bạn không thấy hạn dùng thì vẫn hãy bỏ đi sau 6 tháng. Các thuốc đã quá hạn sẽ không chữa được bệnh cho bạn nữa mà còn có thể gây hại thêm, đặc biệt nếu chẳng may rơi vào tay trẻ nhỏ.
- Bỏ đi các thuốc mà bao bì, vỉ, lọ đã bị hư hại, nứt vỡ hoặc không còn bao bì gốc (bạn cần giữ và bảo quản thuốc trong đúng bao bì của chúng để tránh tuyệt đối tình trạng dùng nhầm thuốc).
- Bỏ đi các thuốc thấy đã chuyển màu hay thuốc viên có vẻ đã chuyển thành bột, thuốc nước trông thấy bị đục hay kết tủa.
- Bạn cũng nên thận trọng khi bỏ đi các viên thuốc cũ. Có ý kiến cho rằng nên đổ chúng vào bồn cầu và giật nước cho trôi để tránh con nhỏ hay vật nuôi trong nhà bạn nhặt được. Cách làm này cũng gây nên một số lo ngại cho môi trường nước. Nếu bạn bảo đảm được con bạn hay vật nuôi sẽ không bén mảng đến gần thùng rác thì tốt nhất gói những vỉ thuốc này lại và vứt vào đó.
Một số loại thuốc nên có trong tủ thuốc gia đình dịp này:
- Thuốc trị táo bón: Dự trữ thuốc dạng bơm vào hậu môn hoặc thuốc chứa hợp chất cao phân tử macrogol, thuốc nhuận tràng... nên chú ý thuốc dùng cho người lớn và thuốc dùng cho trẻ em.
- Thuốc trị khó tiêu đầy bụng: Có thể trữ thuốc kháng acid có chứa chất chống đầy hơi thuốc làm tăng nhu động dạ dày. Nên chú ý thuốc dùng cho người lớn và thuốc dùng cho trẻ em.
- Thuốc cảm: Khi bị nhức đầu, sổ mũi mà không có thuốc uống bạn sẽ rất khó chịu.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nên có paracetamol dùng cho người lớn và trẻ em. Nếu dùng aspirin thì chỉ dành cho người lớn và không dùng cho người có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa. Thuốc ho - dị ứng: Nên mua thuốc dạng siro chứa thuốc kháng sinh histamin làm dịu ho (kể cả trị nôn ói) cho trẻ; nếu là thuốc trị ho loại viên có chứa codein thì chỉ dành cho người lớn.
Ngoài những thuốc kể trên, bạn cũng nên dự trữ một vài miếng urgo phòng khi chế biến thức ăn bị đứt tay; bông băng, dung dịch muối loãng, povidine (bôi ngoài da sát trùng), nước oxy giá, cồn 70 độ, bông băng, một số dụng cụ y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi, trà gừng...
Theo VNE
Thuốc giảm đau: Không phải cứ đau là dùng Thuốc giảm đau là loại thuốc không cần kê đơn nhưng không có nghĩa là có thể uống bừa. Đi làm về mệt mỏi, đau đầu, anh Nguyễn Lê (Bắc Ninh) lấy thuốc giảm đau paracetamol ra uống cùng với lon bia. Đây là thói quen của không ít mày râu khi uống thuốc. Tuy nhiên, rượu sẽ làm tăng các dụng của...