Thuốc giảm đau tự nhiên hiệu quả từ thực phẩm
Thay vì uống thuốc cho những lần giảm đau tiếp theo hãy bổ sung các loại thực phẩm tự nhiên dưới đây vào chế độ ăn hàng ngày có sẵn trong không gian bếp nhà bạn sẽ chấm dứt hiệu quả các cơn đau.
Tỏi: Gia vị cay nồng, hăng hăng của tỏi từ lâu được biết đến có tác dụng tuyệt vời như một thuốc giảm đau. Bôi lên vùng da ban đỏ, sưng tấy hoặc đun nóng tỏi tươi với một thìa cà phê dầu ô-liu sau đó bôi lên các khớp sưng giúp giảm đau hiệu quả.
Quả anh đào: Theo nghiên cứu, những loại hoa quả đỏ, ngọt nhỏ xinh như quả anh đào giúp hồi phục cơ bắp nhanh. Uống nước ép anh đào hoặc ăn một bát hoa quả tươi dầm mỗi ngày giúp cơ thể sảng khoái xua tan hết cơn đau.
Gừng: Bổ sung gừng tươi hoặc gừng khô vào chế độ ăn uống sẽ giúp phòng ngừa và giảm đau cơ bắp cũng như xương khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy gừng có tác dụng giảm đau, sưng và cứng khớp.
Yến mạch: Yến mạch chứa nhiều magiê và đóng một vai trò quan trọng giúp giảm đau bụng kinh từ trong nội mạc tử cung. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều kẽm và được khuyến khích dùng cho phụ nữ trong chu kì “đèn đỏ”.
Nho: Uống một cốc nước ép nho hoặc ăn hàng ngày có thể giảm đau lưng hiệu quả. Hoa quả này chứa nhiều dưỡng chất làm tăng lưu thông máu đến lưng giúp giảm đau hiệu quả.
Video đang HOT
Đinh hương: Gia vị này giúp chống đau răng, thành phần có nhiều trong kem đánh răng. Thoa một chút dầu đinh hương vào miếng bông và đặt lên chiếc răng đau, rồi cắn nhẹ 2 hàm răng lại sẽ có tác dụng giảm đau hiệu quả sau 2-3 phút.
Theo TPO
6 tác dụng chữa bệnh diệu kỳ của quả vải
Quả vải không chỉ là loại trái cây ngon được ưa thích ở nước ta mà các bộ phận của quả còn được dùng làm thuốc.
Trong quả vải hàm lượng các khoáng chất như magie, kali và một số vitamin, đặc biệt là vitamin C trất phong phú. Vì thế ăn vải sẽ tốt cho hệ thống miễn dịch của con người. Hơn thế, ăn vải giúp bổ não, giải độc, tăng cường miễn dịch, chống ung thư,....
Vải là loại quả ngon được ưa chuộng. Ở nước ta, có nhiều vùng trồng vải nổi tiếng như Thanh Hà (Hải Dương), Kim Động (Hưng Yên), Lục Ngạn, Sơn Động (Bắc Giang)... đưa lại lợi ích không nhỏ cho người lao động.
Cùi vải được dùng làm thực phẩm và thuốc với tên long vải, chứa rất nhiều các thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người như các loại đường glucose, sacharose... protein, chất béo, acid citric, ascorbic, nicotic, ribofl avin, caroten và các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe...
Bổ sung năng lượng, ích trí bổ não: trong cơm vải chứa 66% đường glucose, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70%, đứng hàng đầu của cây ăn trái, có tác dụng bổ sung năng lượng, gia tăng dinh dưỡng.
Vải có tác dụng bổ dưỡng đối với các tổ chức đại não, cải thiện các chứng mất ngủ; hay quên; tinh thần ủ rũ... thấy rõ.
Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4-8g dưới dạng bột hay sắc uống.
Tăng cường chức năng miễn dịch: cơm vải chứa nhiều vitamin C và protid, giúp ích tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Từ xưa đến nay được xem là món ăn tẩm bổ.
Giải độc tiêu thũng, chỉ huyết chỉ thống: vải được nhiều người biết đến tác dụng bồi bổ và có thể dùng cho các bệnh ngoại khoa như khối u, lao hạch, đinh nhọt, chấn thương chảy máu...
Giảm trào ngược, cầm tiêu chảy: vải có tính ấm bồi bổ hệ tiêu hóa, còn có thể giảm trào ngược, là món ăn thực dưỡng tốt cho người bệnh bị nôn oẹ mang tính trào ngược ngoan cố và tiêu chảy giấc sáng.
Chữa nấc: Vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.
Chữa đau răng: Vải cả quả thêm ít muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau.
Chữa tinh hoàn sưng đau: Hạt vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6g.
Ngoài flavonoid, trong quả vải còn chứa các loại vitamin C, đây là nguồn dưỡng chất mà cơ thể không thể sản xuất được, có tác dụng giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư, tim mạch. Ngoài ra nó còn tốt cho xương, da và các mô cơ thể giúp ngăn ngừa các chứng bệnh như cảm lạnh, sốt, viêm họng, giảm đau.
Có thể dùng hạt vải đốt (không cháy thành than) sau đó nghiền pha vào rượu uống (6gam/ngày) hoặc dùng vỏ quả vải, ô mai, ổi, mỗi loại 10 gam sắc uống sẽ có tác dụng chữa tiêu chảy.
Cùi quả vải có chứa nhiều hợp chất hữu ích giúp máu tuần hoàn. Theo nghiên cứu thì vải có tác dụng hạn chế tắc nghẽn mạch máu, phá hủy tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ hơn 50%.
Ngoài ra, người ta còn dùng hoa vải, vỏ thân và rễ cây vải sắc lấy nước dùng súc miệng có thể chữa viêm miệng và đau răng.
Tuy vải có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi ăn vải cần chú ý đối với những người dễ nhiễm cảm, có đờm, lên thủy đậu thì vải lại trở thành độc dược không nên ăn. Bởi nó sẽ làm bệnh nặng hơn và có thể gây nên những biến chứng. Không ăn nhiều bởi người khi ăn quá đà những loại quả này đã nảy sinh những triệu chứng như nóng, nổi nhiều mụn, đau đầu, choáng váng...
Theo Lao Động
Tác dụng chữa bệnh diệu kỳ của quả vải Vải còn gọi là lệ chi, được trồng nhiều ở nước ta, quả vải thu hoạch vào tháng 5-6, dùng ăn tươi hay sấy khô. Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4-8g dưới dạng bột hay sắc uống. Phần áo hạt vải thường gọi là...